Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023
Dự thảo Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 sau khi tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội gồm 4 Điều, 8 Phụ lục.
Theo đó, tổng số thu ngân sách trung ương là 863.567 tỷ đồng. Tổng số thu ngân sách địa phương là 757.177 tỷ đồng. Tổng số chi ngân sách trung ương là 1.294.067 tỷ đồng, trong đó dự toán 436.204 tỷ đồng để bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
Quốc hội giao Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước và mức phân bổ ngân sách trung ương cho từng Bộ, cơ quan trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết của Quốc hội và thông báo bằng văn bản đến từng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phân bổ vốn đầu tư ngân sách nhà nước bảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, tuân thủ điều kiện, thứ tự ưu tiên quy định trong Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo quy định tại tiết đ điểm 1.2 khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết số 43/2022/QH15; ưu tiên thanh toán đủ số nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định của pháp luật; thu hồi toàn bộ số vốn ứng trước còn lại phải thu hồi trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; bố trí đủ vốn cho các dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2023, vốn đối ứng các dự án ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài, vốn ngân sách nhà nước tham gia vào các dự án PPP, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch, các dự án chuyển tiếp phải hoàn thành trong năm 2023; bố trí vốn theo tiến độ cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án kết nối, có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; sau khi bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ nêu trên, số vốn còn lại bố trí cho các dự án khởi công mới đủ thủ tục đầu tư. Đặc biệt, đề cao kỷ luật, kỷ cương tài chính, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, giải ngân vốn; cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm gắn với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến dự thảo Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023. Về ý kiến đề nghị cần ban hành giải pháp cụ thể, gắn liền với chế tài và trách nhiệm cá nhân trong việc phân bổ, giải ngân nguồn vốn đầu tư ngân sách trung ương đặc biệt là Chương trình phục hồi kinh tế, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm, gắn với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao; phân bổ vốn đầu tư ngân sách nhà nước bảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, tuân thủ điều kiện, thứ tự ưu tiên.Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ khẩn trương hoàn thiện thủ tục, điều kiện phân bổ theo đúng quy định các khoản chi của ngân sách trung ương chưa phân bổ cho các bộ, ngành, địa phương, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phương án phân bổ cụ thể, bổ sung dự toán trong năm đối với số kinh phí của ngân sách trung ương chưa phân bổ cho các bộ, ngành, địa phương.
Đối với các Chương trình, đề án chưa đề xuất cụ thể nguyên tắc, tiêu chí thì chưa có căn cứ để phân bổ cụ thể. Để bảo đảm tính thống nhất, đề nghị giao Chính phủ xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức chi thường xuyên, chi đầu tư áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định. Về ý kiến đề nghị cân nhắc lại tỷ lệ điều tiết của địa phương một cách hợp lý, nâng mức được giữ lại để bảo đảm nguồn lực phát triển cho địa phương, nhất là các địa phương bị ảnh hưởng nặng do dịch bệnh, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, việc xác định lại tỷ lệ điều tiết, số bổ sung cân đối cho từng địa phương trên cơ sở dự toán thu ngân sách Nhà nước và dự toán chi ngân sách địa phương năm 2023 và áp dụng trong thời kỳ ổn định ngân sách đến năm 2025.Tuy nhiên, do nhiều địa phương sau khi xác định lại tỷ lệ điều tiết để lại cho địa phương có sự sụt giảm lớn, dẫn đến khó khăn cho các địa phương trong việc cân đối nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Vì vậy, Chính phủ đã dự kiến bố trí 32.000 tỷ đồng trên cơ sở mức đóng góp nguồn thu về ngân sách trung ương và mức tăng chi hàng năm trong thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017-2021 và dự toán năm 2022 để cân đối cho các địa phương này có thêm nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp tăng thu cho ngân sách trung ương.
Về ý kiến đề nghị tăng mức hỗ trợ để bố trí cho công tác an sinh xã hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, các nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách địa phương cho công tác an sinh xã hội, bảo đảm an ninh trật tự đã cơ bản được bảo đảm.Ngoài ra, trong điều hành ngân sách, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương nhất là các địa phương có khả năng cân đối ngân sách cần ưu tiên bổ sung nguồn lực bố trí cho công tác an sinh xã hội theo thẩm quyền…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023
15:04' - 10/11/2022
Chiều 10/11, với 465/466 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành (chiếm 93,37% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Hợp tác xã, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)
07:30' - 10/11/2022
Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ 4, ngày 10/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Kịp thời xử lý các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
17:30' - 08/11/2022
Có những hành vi, thủ đoạn đã xảy ra nhiều lần nhưng không bị phát hiện hoặc đã bị phát hiện nhưng chỉ bị xử lý vi phạm hành chính, gây tâm lý "nhờn luật" đối với các đối tượng phạm tội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Ngăn chặn từ sớm, từ xa các hành vi vi phạm pháp luật
16:50' - 08/11/2022
Bên lề hành lang Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã có những ý kiến chia sẻ về công tác phòng, chống tội phạm thời gian qua và sắp tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tác động từ các biện pháp cắt giảm chi tiêu tới năng lực chống thông tin sai lệch
14:31'
Trong 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống D.Trump, nhiều biện pháp bảo vệ chống lại thông tin sai lệch tại Mỹ đã bị dỡ bỏ, từ cắt giảm ngân sách nghiên cứu đến đóng cửa các cơ quan trọng yếu.
-
Kinh tế Việt Nam
Cao tốc Vũng Áng - Bùng thi công không nghỉ lễ
14:09'
Trong dịp nghỉ lễ 30/4, các nhà thầu vẫn triển khai thi công 3 ca, 4 kíp, xuyên lễ trên công trường với 1.260 nhân lực, 620 đầu máy, thiết bị, 40 mũi thi công.
-
Kinh tế Việt Nam
Tác động từ các biện pháp cắt giảm chi tiêu tới năng lực chống thông tin sai lệch
12:25'
Trong 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống D.Trump, nhiều biện pháp bảo vệ chống lại thông tin sai lệch tại Mỹ đã bị dỡ bỏ, từ cắt giảm ngân sách nghiên cứu đến đóng cửa các cơ quan trọng yếu.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Peru thúc đẩy thương mại song phương
11:25'
Peru cam kết tiếp tục phối hợp với phía Việt Nam thúc đẩy thương mại song phương, hỗ trợ doanh nghiệp hai nước tiếp cận thị trường, cũng như đẩy mạnh hợp tác đa lĩnh vực trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam
11:13'
Sáng 28/4, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27 đến 29/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Tunisia đẩy mạnh hợp tác kinh tế - thương mại
11:09'
Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Tunisia đã phối hợp với UTICA tổ chức hội nghị giao thương trực tuyến nhằm kết nối doanh nghiệp hai nước, thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng giả và bài học lấy đạo đức kinh doanh làm đầu
10:49'
Kinh doanh có trách nhiệm với người lao động, cộng đồng, môi trường và pháp luật – đã, đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Đó là nghĩa vụ đạo đức, là yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp phát triển bền vững
-
Kinh tế Việt Nam
Cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” – Lan tỏa tầm vóc và ý nghĩa Đại thắng mùa xuân 1975
22:53' - 27/04/2025
Chương trình cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” có quy mô hoành tráng với sự xuất hiện của hơn 1.200 nghệ sĩ tại 3 điểm cầu Bắc-Trung-Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày hội kết nối giao thương Hải Dương thu hút 500 doanh nghiệp
20:58' - 27/04/2025
Ngày hội kết nối giao thương năm 2025 đã tạo môi trường giúp các doanh nghiệp kết nối trực tiếp, chia sẻ ngành hàng kinh doanh, kết nối khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.