Quốc tế đánh giá cao các cam kết của Việt Nam về ứng phó với biến đổi khí hậu
Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) dự Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) từ ngày 30/11 đến ngày 3/12, Đại sứ Việt Nam tại UAE Nguyễn Mạnh Tuấn đã có cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Trung Đông-Bắc Phi về những đóng góp của Việt Nam, cũng như ý kiến đánh giá của cộng đồng quốc tế đối với các cam kết của Việt Nam trong vấn đề chống biến đổi khí hậu.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
Phóng viên: Thưa Đại sứ, đến với COP28, Việt Nam dự định có những đóng góp gì?
Đại sứ Nguyễn Mạnh Tuấn: Ngay sau Hội nghị COP26, Việt Nam đã đẩy mạnh triển khai các cam kết về chống biến đổi khí hậu. Đến với COP28, Việt Nam muốn tái khẳng định quyết tâm trong hợp tác quốc tế về chống biến đổi khí hậu.
Là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ tích cực tham gia các kế hoạch chương trình hợp tác quốc tế chung như Bản đánh giá Toàn cầu lần đầu tiên (Global Stocktake), thảo luận về Quỹ Tổn thất và thiệt hại và lộ trình cắt giảm, loại bỏ điện khí than. Việt Nam sẽ có gian triển lãm để giới thiệu công cuộc ứng phó biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Trong khuôn khổ của COP28, Việt Nam cũng sẽ tổ chức: Lễ ra mắt Kế hoạch Huy động nguồn lực Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) của Việt Nam, các hoạt động giới thiệu nỗ lực giảm nhẹ, thích ứng, tăng trưởng xanh của Việt Nam trong thời gian qua.
Phóng viên: Dư luận quốc tế đánh giá như thế nào về những cam kết của Việt Nam trong vấn đề chống biến đổi khí hậu?
Đại sứ Nguyễn Mạnh Tuấn: Dư luận quốc tế và khu vực đều đánh giá rất cao các cam kết của Việt Nam, nhất là việc Việt Nam nằm trong số ít các quốc gia đang phát triển mạnh dạn tuyên bố nỗ lực để đạt được mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050, loại bỏ điện than trong giai đoạn 2030-2040.
Bên cạnh đó, dư luận cũng ghi nhận những hoạt động thực tế về chống biến đổi khí hậu của Việt Nam thời gian qua như thành lập Ban chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, triển khai Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật năm 2022, Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2030; thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Phóng viên: Việt Nam đặt kỳ vọng gì vào COP28 và chuyến công tác của Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính có ý nghĩa ra sao đối với quan hệ Việt Nam-UAE, thưa Đại sứ?
Đại sứ Nguyễn Mạnh Tuấn: Việt Nam kỳ vọng sự tham gia của Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác thực chất hiệu quả hơn trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu, nhất là trong bối cảnh Việt Nam là quốc gia chịu tác động tiêu cực hàng đầu do biến đổi khí hậu.
Việt Nam mong muốn tại COP28 lần này, các quốc gia sẽ công bố kế hoạch thực hiện NDC ở mức cao hơn, qua đó đóng góp vào nỗ lực chung toàn cầu về giảm phát thải khí nhà kính cũng như tăng cường khả năng thích ứng, sức chống chịu với biến đổi khí hậu.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự COP28 có ý nghĩa lớn, chuyển tải nhiều thông điệp quan trọng của Đảng, Nhà nước đến bạn bè quốc tế, tái khẳng định chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về đối ngoại, đặc biệt là về biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, chuyến thăm cũng khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam với UAE - nước chủ nhà của COP28, một đối tác mới đầy tiềm năng trong nhiều lĩnh vực mà Việt Nam quan tâm. Chuyến công tác lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới UAE sẽ tạo đột phá mới, làm sâu sắc và đưa mối quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.
Cùng với chuyến thăm Saudi Arabia vừa qua sẽ làm xoay chuyển quan hệ của Việt Nam với các nước Vùng Vịnh, đưa quan hệ vào giai đoạn phát triển mới. UAE và các nước thành viên Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC) sẽ ngày càng gần gũi hơn với Việt Nam.
Phóng viên: Xin cảm ơn Đại sứ!
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
GDP toàn cầu giảm hàng nghìn tỷ USD vì biến đổi khí hậu
14:39' - 28/11/2023
Biến đổi khí hậu đã gây tổn thất hàng tỷ USD cho nền kinh tế thế giới trong năm 2022, trong đó các nền kinh tế đang phát triển chịu tác động nặng nề nhất.
-
Phân tích - Dự báo
Biến đổi khí hậu đe dọa ngành cà phê
05:30' - 25/11/2023
Sự biến đổi môi trường sống tạo mối đe dọa mới cho ngành cà phê, bao gồm sự gia tăng căng thẳng về tài nguyên nước, sâu bệnh, việc dịch chuyển các vùng chuyên canh lên độ cao lớn hơn...
-
Kinh tế & Xã hội
Australia hỗ trợ 2,5 triệu AUD cho Chương trình Đối tác thích ứng biến đổi khí hậu
18:41' - 21/11/2023
Chương trình Đối tác thích ứng biến đổi khí hậu được triển khai tại Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 2023 – 2025 sẽ được Chính phủ Australia hỗ trợ đầu tư 2,5 triệu đô la Australia (AUD).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Pháp ưu tiên các hoạt động hợp tác về chống biến đổi khí hậu
11:53' - 14/11/2023
Tân Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet cho biết sẽ ưu tiên các vấn đề liên quan tới tăng cường hợp tác chống biến đổi khí hậu, duy trì sự đa dạng sinh học, hướng tới sự phát triển bền vững.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Sắp diễn ra đàm phán thương mại Nhật - Mỹ
18:48'
Nhật Bản và Mỹ đang sắp xếp tổ chức đàm phán vào ngày 17/4 về mức thuế quan đã được Tổng thống Donald Trump công bố.
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch Thái Lan bị ảnh hưởng mạnh sau động đất
17:44'
Lo ngại về an toàn khi đi du lịch ở Thái Lan sau trận động đất gần đây đã ảnh hưởng đến ngành du lịch cốt lõi của đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc áp thuế bổ sung lên 125% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ
15:24'
Theo Tân Hoa xã, ngày 11/4, Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu của Mỹ lên mức 125%.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thay Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân
15:23'
Ngày 11/4, với 60 phiếu thuận và 25 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn việc Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm Trung tướng Dan Caine giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân.
-
Kinh tế Thế giới
Tham vọng hồi sinh sản xuất của Mỹ: Đời không như mơ
14:00'
Các chính sách thuế của Tổng thống Trump – vốn gây tranh cãi trong giới doanh nghiệp và khiến thị trường toàn cầu biến động – có thể chỉ là một phần trong nỗ lực tái khởi động ngành sản xuất tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của UNCTAD về thuế quan của Mỹ
12:47'
Người đứng đầu Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), bà Rebeca Grynspan kêu gọi Mỹ tránh để "nỗi đau của thuế quan" ảnh hưởng tới các quốc gia nghèo nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump hoãn thuế, triển vọng kinh tế Mỹ vẫn bấp bênh
11:22'
Những nhà hoạch định chính sách của Fed vẫn nhận định các mức thuế quan Mỹ đã công bố là một cú đánh vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump dùng thuế giải quyết tranh chấp nước với Mexico
11:02'
Ngày 10/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa Mexico bằng các lệnh trừng phạt và thuế quan trong tranh chấp về việc chia sẻ nguồn nước giữa hai nước, cáo buộc Mexico phá vỡ hiệp ước đã tồn tại 81 năm.
-
Kinh tế Thế giới
Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ
11:01'
Tổng thống Donald Trump hôm 10/4 cho biết, ông không chắc liệu nhà sản xuất thép U.S. Steel có cần thực hiện thỏa thuận với Nippon Steel của Nhật Bản hay không nhờ vào chính sách thuế quan của ông.