Quy định chặt chẽ kinh doanh bất động sản gắn với quy hoạch sử dụng đất
Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sáng 31/10, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu rõ, liên quan đến nội dung về nguyên tắc kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai, trên cơ sở ý kiến của Chính phủ, các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất hai phương án.
Theo đó, phương án thứ nhất: "Chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của Luật này".
Phương án thứ hai: "Chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc theo thỏa thuận với khách hàng khi dự án có thiết kế cơ sở được cơ quan nhà nước thẩm định và chủ đầu tư có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này. Thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng. Số tiền đặt cọc tối đa theo quy định của Chính phủ nhưng không vượt quá 10% giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, bảo đảm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, từng loại hình bất động sản".
Góp ý kiến tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) cho biết, hiện nay, Quốc hội đang thảo luận để thông qua ba dự thảo luật là Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), đều quy định chung về dự án bất động sản phải xây nhà mới được chuyển nhượng. Tại kỳ họp trước, đại biểu nhận thấy, quy định này tại ba luật không thống nhất. Do đó, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị chỉ quy định nội dung này trong một luật, tránh trường hợp không thể sửa độc lập trong một luật khi cần thiết. Bên cạnh đó, để tăng tính phù hợp, tránh chồng chéo, đại biểu cho rằng nội dung quy định về việc cho phép xây nhà ở để kinh doanh chỉ nên quy định trong Luật Nhà ở hoặc Luật Kinh doanh bất động sản, luật khác khi còn áp dụng sẽ dẫn chiếu. Đánh giá dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản đã tương đối hoàn thiện, nghiêm túc tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu Quốc hội, đại biểu Trần Khánh Thu (Thái Bình) cho rằng, về quản lý hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản, dự thảo luật cơ bản đã thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về quản lý thị trường bất động sản.Tuy nhiên, theo đại biểu, một số nội dung quan trọng và phức tạp của dự thảo Luật tác động trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, kinh tế vĩ mô của quốc gia, có liên quan đến nhiều dự thảo luật đang được Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Để tránh chồng chéo, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, thận trọng để quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn các quy định về kinh doanh bất động sản gắn với quy hoạch sử dụng đất, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, để dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) thống nhất với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi).
Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; Đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021-2025; Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; Kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Báo cáo của Chính phủ về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; Kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Đánh giá cao kết quả đạt được 9 tháng năm 2023, song đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) băn khoăn khi 5/15 chỉ tiêu Quốc hội giao chưa đạt. Trong 5 chỉ tiêu chưa đạt, chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội ước đạt 3,77-4,76%, chỉ tiêu Quốc hội giao là 5-6%. Đây là năm thứ 3 liên tiếp không đạt chỉ tiêu này. Điều đáng lo ngại là tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đang có xu hướng giảm. Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội giảm thời giờ làm việc bình thường cho người lao động trong khu vực tư từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần, tiến tới 40 giờ/tuần như trong khu vực công đã được thực hiện từ năm 1999. Đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) đề nghị Quốc hội, Chính phủ có cơ chế, chính sách để đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ, nhất là chính sách để đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp cơ khí. Vì hiện nay trên cả nước có khoảng 25.000 doanh nghiệp cơ khí đang hoạt động, chiếm gần 30% tổng số doanh nghiệp công nghiệp cơ khí chế tạo ở Việt Nam. Cùng với đó có chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhỏ và vừa đẩy mạnh đầu tư công nghệ, thiết bị tiên tiến, lựa chọn phụ tùng, linh kiện mà các doanh nghiệp trong nước có thể sản xuất; tăng cường sự kết nối giữa các doanh nghiệp cơ khí chế tạo trong nước với nhau, có cơ chế để các nhà đầu tư, các nhà thầu ưu tiên sử dụng các sản phẩm cơ khí trong nước sản xuất hoặc đặt hàng để các doanh nghiệp trong nước tự sản xuất, để hạn chế phải nhập khẩu. "Có chính sách cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp cơ khí trong nước như hỗ trợ đào tạo hệ thống quản trị sản xuất, hệ thống quản lý kinh doanh, từ đó giúp các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ trong nước nâng cao năng lực, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực đảm nhận được vai trò mắt xích trong chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu", đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư công cần “bung ra” mạnh mẽ để phát triển kinh tế-xã hội
20:29' - 31/10/2023
Tiếp tục Kỳ họp thứ 6, chiều 31/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Tăng tổng cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
17:58' - 31/10/2023
Bnews. Trước tác động của tình hình thế giới, động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế trong nước đang chậm lại và đối mặt với nhiều khó khăn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần xác định rõ tính sở hữu với condotel
13:05' - 31/10/2023
Đối với loại hình bất động sản như condontel và officetel…, điều quan trọng nhất trong dự thảo cần quy định rõ về chế độ pháp lý liên quan đến tính sở hữu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương thu hút "đại bàng" FDI
12:24'
Sự xuất hiện của các nhà đầu tư lớn không chỉ mang lại dòng vốn khổng lồ mà còn khẳng định vị thế của Bình Dương như một "thủ phủ công nghiệp" mới của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Quy định rõ trách nhiệm của người có ảnh hưởng trong hoạt động quảng cáo
11:54'
Sáng 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ trách nhiệm của người có ảnh hưởng trong hoạt động quảng cáo
11:43'
Sáng 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Phân định rõ trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong quản lý hóa chất
11:39'
Cơ quan thẩm tra đề nghị cần phân định rõ trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong quản lý Nhà nước; bổ sung quy định trách nhiệm của các Bộ thực hiện một số hoạt động về quản lý, sử dụng hóa chất cụ thể.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác thương mại Việt Nam-Chile: Tiềm năng lớn chờ khai thác
09:04'
9 tháng năm 2024, trao đổi thương mại song phương đạt 1,29 tỷ USD; trong đó, Việt Nam xuất khẩu 1,04 tỷ USD và nhập khẩu từ Chile 254,5 triệu USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024
08:03'
Ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Công điện số 115/CĐ-TTg về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING
21:31' - 07/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 114/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó bão YINXING.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng
20:45' - 07/11/2024
Những năm qua, Tổng cục Quản lý thị trường đã phối hợp với các lực lượng chức năng khác tại Việt Nam tiến hành kiểm tra, xử phạt nhiều đối tượng kinh doanh sản phẩm giả mạo của Hàn Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng Việt Nam sẽ là đối tác tin cậy trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu
20:45' - 07/11/2024
KVới sự quyết tâm của chính phủ, Việt Nam đã và đang thúc đẩy hợp tác phát triển ngành công nghiệp bán dẫn với các quốc gia, nền kinh tế phát triển thế giới.