Quy định cụ thể trách nhiệm quản lý Di sản thế giới tại Việt Nam
Theo đó, khu vực Di sản thế giới được bảo vệ như đối với khu vực bảo vệ I của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh theo quy định của pháp luật về Di sản văn hóa.
Vùng đệm của khu vực Di sản thế giới được bảo vệ như đối với khu vực bảo vệ II của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh theo quy định của pháp luật về Di sản văn hóa. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với việc lập quy hoạch tổng thể Di sản thế giới theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật về Di sản văn hóa.
Trường hợp Di sản thế giới đồng thời có khu vực Di sản thế giới và vùng đệm của khu vực Di sản thế giới là một phần hoặc toàn bộ diện tích của khu du lịch quốc gia, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn biển thì chỉ lập một quy hoạch tổng thể Di sản thế giới, trong đó lồng ghép nội dung giữa bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh với bảo vệ tài nguyên du lịch, tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sản, tài nguyên địa chất, địa mạo, quyền và nghĩa vụ của cộng đồng theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về di sản văn hóa và quy định pháp luật khác có liên quan. Nhiệm vụ của tổ chức quản lý Di sản thế giớiNghị định quy định cụ thể nhiệm vụ của tổ chức được giao quản lý, sử dụng Di sản thế giới. Cụ thể, tổ chức được giao quản lý, sử dụng Di sản thế giới có nhiệm vụ lập phương án và tổ chức triển khai thực hiện phương án bảo vệ và quản lý Di sản thế giới ngắn hạn, trung hạn và dài hạn sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức giám sát định kỳ tình trạng bảo tồn của Di sản thế giới, kịp thời ngăn chặn hành vi xâm hại Di sản thế giới và báo cáo tới cơ quan có thẩm quyền những nguy cơ gây ảnh hưởng xấu tới di sản thế giới. Tổ chức hoặc liên kết tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá, trưng bày, giới thiệu về Di sản thế giới; nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa, lưu trữ tài liệu về di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể liên quan phục vụ công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo Di sản thế giới; bảo quản, nghiên cứu, sưu tầm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, mẫu vật địa chất, động vật, thực vật tại Di sản thế giới và trưng bày, triển lãm lưu động bên ngoài phạm vi Di sản thế giới; tổ chức trình diễn, giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể gắn với Di sản thế giới. Cơ quan được giao hướng dẫn, thuyết minh phục vụ khách tham quan du lịch tại Di sản thế giới; tổ chức hoặc liên kết tổ chức hoạt động du lịch dịch vụ phục vụ công chúng tham quan, nghiên cứu, học tập, giải trí tại Di sản thế giới; đánh giá tác động của hoạt động du lịch đối với Di sản thế giới và đề xuất phương án giảm thiểu tác động làm suy giảm giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản thế giới (nếu có). Tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới được tổ chức bán vé, thu phí tham quan và dịch vụ; quản lý, sử dụng nguồn thu theo quy định của pháp luật; tham gia quản lý, liên kết và giám sát các hoạt động đầu tư, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển sinh vật trong khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới; phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực Di sản thế giới và vùng đệm của khu vực Di sản thế giới.... Nghị định cũng quy định cụ thể trách nhiệm bảo vệ và quản lý Di sản thế giới của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh và Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 10/11/2017./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Người dân tiếp cận di sản thế giới tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội)
14:06' - 26/08/2017
Sáng 26/8, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám các di sản tư liệu thế giới: Mộc bản triều Nguyễn, châu bản triều Nguyễn, thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế được giới thiệu đến công chúng Thủ đô và du khách.
-
Kinh tế & Xã hội
Giới thiệu di sản tư liệu thế giới Mộc bản Triều Nguyễn đến bạn bè quốc tế
07:05' - 07/08/2017
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình yêu cầu phát huy giá trị Mộc bản Triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới.
-
Kinh tế & Xã hội
Bảo tồn bền vững Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn
14:59' - 08/07/2017
Khu di tích Mỹ Sơn ở tỉnh Quảng Nam có tổng diện tích 11.580.000 m2, được bao bọc bởi một vòng tròn núi non khép kín.
-
Kinh tế & Xã hội
Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI: Tôn vinh văn hóa tơ lụa truyền thống
13:41' - 12/06/2017
Festival Văn hóa Tơ lụa thổ cẩm Việt Nam-châu Á 2017 đã khai mạc với sự tham gia của các tập đoàn sản xuất tơ lụa đến từ 7 nước châu Á và 12 làng nghề tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.