Quy hoạch Bắc Ninh thành trung tâm du lịch, văn hóa và sinh thái của đồng bằng sông Hồng

21:58' - 19/10/2018
BNEWS Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định phê duyệt Đề án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu nhằm quy hoạch tỉnh Bắc Ninh trở thành một trung tâm du lịch, văn hóa và sinh thái hấp dẫn của đồng bằng sông Hồng và cả nước, có ý nghĩa quốc tế, tại thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, các huyện Thuận Thành, Gia Bình, Tiên Du, theo hướng phát triển kết nối các đầu mối văn hóa - du lịch. Hình thành các tuyến du lịch đường bộ, đường thủy trên các sông, đặc biệt là sông Đuống.
Vị trí và phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ ranh giới hành chính tỉnh Bắc Ninh, được giới hạn như sau: Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; phía Đông giáp tỉnh Hải Dương; phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp Thủ đô Hà Nội. Về quy mô lập quy hoạch, diện tích tự nhiên khoảng 822,71 km2; dân số năm 2017 khoảng 1.317.817 người. Phát triển hệ thống đô thị đến năm 2035, gồm 7 đô thị
Trong đó, đô thị trung tâm Bắc Ninh là đô thị loại I với diện tích khoảng 491,07 km2, dân số năm 2035 khoảng 1.340.000 người. Đô thị Thuận Thành là đô thị loại IV, diện tích 117,83 km2, năm 2022 dân số khoảng 183.000 người, năm 2035 khoảng 200.000 người, tính chất là đô thị dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao. Đô thị Gia Bình - huyện Gia Bình là đô thị loại V, diện tích 11,03 km2, năm 2022 dân số khoảng 15.600 người, năm 2035 khoảng 18.500 người, là thị trấn huyện lỵ của huyện Gia Bình;...
Quy hoạch phát triển các trọng điểm mới của đô thị, phát triển vành đai xanh “du lịch, văn hoá và sinh thái” sông Đuống, trong đó, phát triển vành đai xanh “du lịch, văn hóa và sinh thái” sông Đuống, lấy sông Đuống làm trung tâm, cụm di tích ở khu vực huyện Thuận Thành gồm Lăng Kinh Dương Vương, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, khu vực Phật Tích và cụm di tích lịch sử văn hóa ở huyện Gia Bình làm hạt nhân với các chức năng: Vành đai xanh, cân bằng sinh thái; vùng cảnh quan, hành lang kết nối hai khu vực Bắc và Nam sông Đuống; “Xương sống” của bộ khung bảo vệ thiên nhiên; vùng bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử, làng cổ, làng nghề truyền thống; vùng du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng.
Về thương mại, dịch vụ và du lịch, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, có sức thu hút dân cư lớn như: Giáo dục đào tạo; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; y tế và nghỉ dưỡng; du lịch văn hoá và thương mại./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục