Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030
Mục tiêu của Quy hoạch nhằm chủ động phòng ngừa, kiểm soát được ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện được chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của nhân dân trên cơ sở sắp xếp, định hướng phân bố hợp lý không gian, phân vùng quản lý chất lượng môi trường; định hướng thiết lập các khu bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; hình thành các khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh; định hướng xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường cấp quốc gia và cấp tỉnh; phát triển kinh tế - xã hội bền vững theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp, hài hòa với tự nhiên và thân thiện với môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Mục tiêu cụ thể, đối với phân vùng môi trường: Định hướng phân vùng môi trường thống nhất trên phạm vi toàn quốc theo tiêu chí yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến sự sống và phát triển bình thường của con người và sinh vật.
Đối với bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học: Định hướng bảo tồn giá trị tự nhiên và đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên nhằm phục hồi và duy trì các hệ sinh thái tự nhiên, ngăn chặn xu hướng suy giảm đa dạng sinh học trên cơ sở củng cố, mở rộng, thành lập mới và quản lý hiệu quả các khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan thiên nhiên quan trọng, vùng đất ngập nước quan trọng và cơ sở bảo tồn để lưu giữ, bảo tồn và phát triển nguồn gen đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm, mẫu giống cây trồng và vật nuôi.
Đến năm 2030, tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên; bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, nâng cao chất lượng đa dạng sinh học; nâng tổng diện tích hệ thống khu bảo tồn trên phạm vi toàn quốc dự kiến đạt khoảng 6,7 triệu ha.
Chỉ tiêu cụ thể đối với các đối tượng về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học được xác định trong Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đối với khu xử lý chất thải tập trung: Định hướng hình thành đồng bộ hệ thống khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh có quy mô công suất và công nghệ xử lý phù hợp, đáp ứng yêu cầu tiếp nhận, xử lý được toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại phát sinh trên phạm vi cả nước, hạn chế tối đa lượng chất thải rắn chôn lấp trực tiếp, thực hiện phân loại chất thải tại nguồn, thúc đẩy hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải. Đồng thời, xây dựng được cơ chế, chính sách thuận lợi để đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động xử lý chất thải.
Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030: Định hướng hình thành tối thiểu 2 khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia; tối thiểu 7 khu xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại các vùng kinh tế - xã hội trong kỳ quy hoạch; tối thiểu một khu xử lý chất thải tập trung cấp tỉnh tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đối với mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường: Định hướng thiết lập mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường cấp quốc gia, cấp tỉnh thống nhất và đồng bộ, hiện đại, có tính liên kết trên phạm vi cả nước để chủ động theo dõi hiện trạng và bước đầu xây dựng năng lực dự báo diễn biến chất lượng môi trường, cảnh báo ô nhiễm môi trường; bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường.
Cụ thể, đối với mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường quốc gia: định hướng thiết lập mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường quốc gia tại các khu vực có tính chất liên vùng, liên tỉnh, xuyên biên giới, tập trung quan trắc tại các khu vực trọng yếu, khu vực có ý nghĩa quan trọng về bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường quốc gia phải có tính đồng bộ, liên kết với các hệ thống quan trắc môi trường cấp tỉnh.
Đối với mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường cấp tỉnh: định hướng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thiết lập mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường tại địa phương, tập trung vào các khu vực có nguy cơ ô nhiễm do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, các khu vực chịu tác động của nhiều nguồn thải và các khu vực quan trọng về cảnh quan, sinh thái và môi trường trên địa bàn quản lý của các địa phương, hài hòa và có tính liên kết chặt chẽ với mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường quốc gia để sử dụng hiệu quả nguồn dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường trên cả nước.
Mục tiêu đến đến năm 2050, môi trường Việt Nam có chất lượng tốt, bảo đảm môi trường sống trong lành cho nhân dân; bảo tồn hiệu quả đa dạng sinh học và duy trì được cân bằng sinh thái; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; xã hội phát triển hài hoà với thiên nhiên, đất nước phát triển bền vững theo hướng chuyển đổi xanh dựa trên phát triển nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế các-bon thấp nhằm hướng tới đưa phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050; bảo đảm an ninh môi trường gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
Quy hoạch đưa ra giải pháp về tổ chức và giám sát thực hiện quy hoạch gồm: Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng; hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường; hoàn thiện tổ chức bộ máy, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong bảo vệ môi trường; tăng cường thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; tăng cường đầu tư tài chính; ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; xây dựng hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới quan trắc và cơ sở dữ liệu môi trường; hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
Trong đó, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; xây dựng hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới quan trắc và cơ sở dữ liệu môi trường thông qua: Khuyến khích áp dụng công nghệ sạch, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguyên, nhiên liệu và năng lượng; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; cải tiến, chuyển đổi công nghệ, áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất (BAT), công nghệ cao trong các ngành, lĩnh vực để bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Bên cạnh đó, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số, công nghệ thông tin, công nghệ viễn thám và công nghệ hiện đại trong quản lý, theo dõi, giám sát, quan trắc và cảnh báo môi trường; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với thủ tục hành chính về môi trường.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Mega muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trong xử lý nước và bảo vệ môi trường
08:02' - 09/07/2024
Tập đoàn Mega (CH Séc) đang quan tâm đến thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhất là xử lý nước.
-
Phân tích - Dự báo
Tiền điện tử xanh: Giải pháp mới tránh ô nhiễm môi trường?
06:30' - 11/06/2024
Quá trình khai thác tiền kỹ thuật số đòi hỏi sức mạnh tính toán to lớn, đồng nghĩa với việc tiêu hao đáng kể năng lượng. Do đó, cần có giải pháp giảm mức tiêu thụ năng lượng cho hoạt động này.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra giao thương doanh nghiệp Việt - Hàn trong lĩnh vực y tế, môi trường
18:34' - 10/06/2024
Các thiết bị công nghệ cao trong lĩnh vực y tế (điều trị ung thư) và môi trường (nước, không khí) là điểm trọng tâm của sự kiện lần này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả xổ số Hồ Chí Minh hôm nay ngày 26/5/2025. XSHCM ngày 26/5. XSHCM 26/5
20:21' - 25/05/2025
Bnews. XSHCM 26/5. Kết quả xổ số hôm nay ngày 26/5. XSHCM Thứ Hai. Trực tiếp KQXSHCM. Kết quả xổ số Hồ Chí Minh hôm nay ngày 26/5/2025.Kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày 26/5/2025. XS Sài Gòn.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả xổ số Cà Mau hôm nay ngày 26/5/2025. SXCM ngày 26/5. XSCM 26/5
19:30' - 25/05/2025
Bnews. XSCM 26/5. Kết quả xổ số hôm nay ngày 26/5. XSCM Thứ Hai. Trực tiếp KQXSCM ngày 26/5. Kết quả xổ số Cà Mau hôm nay ngày 26/5/2025. Kết quả xổ số Cà Mau Thứ Hai ngày 26/5/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSĐT 26/5. Kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay ngày 26/5/2025. SXĐT ngày 26/5
19:30' - 25/05/2025
Bnews. XSĐT 26/5. Kết quả xổ số hôm nay ngày 26/5. XSĐT Thứ Hai. Trực tiếp KQXSĐT ngày 26/5. Kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay ngày 26/5/2025. Kết quả xổ số Đồng Tháp Thứ Hai ngày 26/5/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 26/5. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 26/5/2025. XSMB thứ Hai ngày 26/5
19:30' - 25/05/2025
Bnews. XSMB 26/5. Kết quả xổ số hôm nay ngày 26/5. XSMB thứ Hai. Trực tiếp KQXSMB ngày 26/5. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Hai ngày 26/5/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 26/5. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 26/5/2025. XSMT thứ Hai ngày 26/5
19:30' - 25/05/2025
Bnews. XSMT 26/5. Kết quả xổ số hôm nay ngày 26/5. XSMT thứ Hai. Trực tiếp KQXSMT ngày 26/5. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 26/5/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 26/5. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 26/5/2025. XSMN thứ Hai ngày 26/5
19:30' - 25/05/2025
Bnews. XSMB 26/5. Kết quả xổ số hôm nay ngày 26/5. XSMN thứ Hai. Trực tiếp KQXSMN ngày 26/5. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Hai ngày 26/5/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội bắt đầu tháo dỡ trang thiết bị, hạ giải công trình tòa nhà "Hàm cá mập"
19:09' - 25/05/2025
Phía ngoài tòa nhà "Hàm cá mập" đoạn đầu phố Đinh Tiên Hoàng, công nhân bắt đầu dựng các khung sắt để quây tôn xung quanh nhằm phục vụ việc phá dỡ.
-
Kinh tế & Xã hội
XSTTH 26/5. Kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay ngày 26/5/2025. XSTTH ngày 26/5. XSTTH hôm nay
18:00' - 25/05/2025
XSTTH 26/5. Kết quả xổ số hôm nay ngày 26/5. XSTTH Thứ Hai. Trực tiếp KQXSTTH ngày 26/5. Kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay ngày 26/5/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSPY 26/5. Kết quả xổ số Phú Yên hôm nay ngày 26/5/2025. XSPY ngày 26/5. XSPY 26/5
18:00' - 25/05/2025
XSPY 26/5. Kết quả xổ số Phú Yên hôm nay ngày 26/5/2025. XSPY ngày 26/5. XSPY 26/5. Kết quả xổ số Phú Yên hôm nay ngày 26/5/2025. XSPY ngày 26/5. XSPY hôm nay