Quy hoạch điện VIII - Bài 1: Quy hoạch "xanh", ưu tiên năng lượng sạch
Ngày 15/5, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch điện VIII). Đây được coi là bản Quy hoạch "xanh" khi Việt Nam thể hiện quyết tâm loại bỏ dần điện than, điện khí trong tổng cơ cấu nguồn năng lượng và xác định tập trung phát triển năng lượng tái tạo để thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết tại Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26).
Liệu rằng Quy hoạch điện VIII ra đời, phát triển năng lượng sạch của Việt Nam có thực sự được mở lối và doanh nghiệp có nhiều kỳ vọng để định hướng đầu tư?
Để tìm hiểu những điểm mới trong Quy hoạch điện VIII và những góc nhìn của doanh nghiệp, chuyên gia năng lượng về lĩnh vực này, TTXVN xin giới thiệu loạt bài "Quy hoạch điện VIII: Bước đột phá trong ngành năng lượng".
Bài 1: Quy hoạch "xanh", ưu tiên năng lượng sạch
Theo Quyết định số 500/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) thì cơ cấu nguồn điện Việt Nam có nhiều thay đổi theo hướng ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; giảm và bỏ hẳn nhiệt điện than. Với tỷ lệ năng lượng tái tạo đến năm 2050 đạt hơn 70%, đây thực sự được coi là bản quy hoạch "xanh" của ngành năng lượng.
*Ưu tiên năng lượng sạch
Theo Quy hoạch điện VIII, sẽ chỉ thực hiện tiếp các dự án nhiệt điện than đã có trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh và đang đầu tư xây dựng đến năm 2030 hơn 6.000 MW, đến sau năm 2030 sẽ không phát triển thêm các dự án nhiệt điện than.
Cùng đó, định hướng đến năm 2050, không còn sử dụng than để phát điện, mà thay vào đó sẽ chuyển hoàn toàn sang nhiên liệu sinh khối và amoniac; dừng hoạt động các nhà máy điện chạy than có tuổi thọ trên 40 năm nếu không thể chuyển đổi nhiên liệu.
Trong khi đó, năng lượng tái tạo được đặc biệt ưu tiên phát triển trong bản Quy hoạch điện lần này, với định hướng đạt tỷ trọng khoảng 70% trong cơ cấu nguồn điện vào năm 2050 và thúc đẩy đầu tư điện mặt trời mái nhà mục đích tự dùng với mục tiêu phủ kín 50% mái các toà nhà công sở và nhà dân. Đột phá này sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh của nguồn năng lượng tái tạo Việt Nam trong giai đoạn tới.
Theo ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), Quy hoạch điện VIII chú trọng phát triển các loại hình năng lượng tái tạo, năng lượng mới (hydro, amoniac...), là cơ hội để phát triển ngành công nghiệp năng lượng, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng.
Quy hoạch điện VIII cũng đề cập tới phát triển thị trường điện cạnh tranh theo đúng lộ trình nhằm đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh điện; Thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển điện lực trong đó có lưới điện truyền tải trên cơ sở đảm bảo quốc phòng, an ninh và theo quy hoạch; Chú trọng nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong phát triển các phân ngành điện lực; đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành điện lực; từng bước làm chủ công nghệ hiện đại, tiến tới tự chủ sản xuất được phần lớn các thiết bị ngành điện.
Ông Hoàng Tiến Dũng cho hay, phát triển điện đi đôi với bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái và chuyển đổi mô hình kinh tế; bảo đảm phát triển nhanh và bền vững đất nước. Quy hoạch phát triển điện mang tính động và mở, thích ứng với bối cảnh các đối tác lớn đang và sẽ thực thi các tiêu chuẩn khắt khe về đánh thuế các bon trong hàng hóa nhập khẩu.
Chuyên gia năng lượng Hà Đăng Sơn cũng cho rằng, việc phê duyệt Quy hoạch điện VIII sau 2 năm rà soát, ngoài tập trung phát triển năng lượng tái tạo sẽ tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai các dự án truyền tải điện để giúp giải toả công suất cho các dự án năng lượng tái tạo khu vực miền Trung và miền Nam, cũng như các tuyến đường dây 500 kV, giúp cân đối cung cầu giữa 3 miền Bắc - Trung - Nam.
Theo PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá (Bộ Tài chính), việc Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện VIII có ý nghĩa rất lớn với việc đảm bảo an toàn an ninh năng lượng quốc gia giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đầu tiên sẽ giúp những dự án nguồn điện lớn triển khai đúng tiến độ có thể hoà vào lưới điện quốc gia đúng kế hoạch, khi đó, các dự án lưới truyền tải điện cũng được hoàn thành đồng bộ.
Thứ nữa, Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm (trong giai đoạn 2021 -2030), khoảng 6,5 - 7,5%/năm trong (giai đoạn 2031 - 2050). Điều này giúp đảm bảo an toàn an ninh năng lượng của Việt Nam trong thời gian tới.
*Khẩn trương thực hiện Quy hoạch
Các chuyên gia đều cho rằng, quy hoạch lần này được xây dựng cẩn thận, có nhiều nội dung mang tính đột phá, đã tính toán kỹ khả năng các nguồn năng lượng sơ cấp mà Việt Nam có thể tận dụng được.
Nhìn chung, Quy hoạch điện VIII vừa đặt ra mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; vừa thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng công bằng gắn với hiện đại hóa sản xuất, xây dựng lưới điện thông minh, quản trị hệ thống điện tiên tiến, phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh, giảm phát thải, phát triển khoa học công nghệ của thế giới.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An, với sự chỉ đạo sát sao của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Công Thương đã xây dựng Quy hoạch điện VIII, tạo cơ sở quan trọng để thực hiện phát triển bền vững năng lượng trong nước, bắt kịp xu hướng tăng trưởng xanh trên thế giới, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Quy hoạch đã thể hiện rõ quan điểm, mục tiêu phát triển của Việt Nam cũng như phương án phát triển nguồn điện và lưới điện mà Việt Nam sẽ thực hiện trong giai đoạn từ năm 2021 đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng như các giải pháp tổ chức thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho hay, mục tiêu của Quy hoạch điện VIII là đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, chuyển đổi năng lượng công bằng với hệ thống lưới điện thông minh, đủ khả năng tích hợp, vận hành an toàn hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo quy mô lớn. Đồng thời phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo.
Việc Quy hoạch điện VIII được phê duyệt có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng đây mới chỉ là bước đầu. Để thực hiện những mục tiêu trong quy hoạch này, Bộ trưởng chỉ đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương tham mưu, xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch, đảm bảo công khai, minh bạch, thống nhất, đồng bộ, nhịp nhàng trong quá trình tổ chức thực hiện.
Trong đó cần xác định rõ trách nhiệm cụ thể, thời gian hoàn thành… để làm cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, quản lý quy hoạch và huy động các nguồn lực cho phát triển ngành điện, bảo đảm các phương án quy hoạch được triển khai thực hiện trong thực tiễn.
Ngoài ra, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo tập trung nghiên cứu, tham mưu cấp thẩm quyền, kịp thời sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy định, cơ chế chính sách có liên quan nhằm hoàn thiện khung chính sách về phát triển điện lực, phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả, đảm bảo đồng bộ và khả thi. Đặc biệt chú trọng xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi), Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi), Luật phát triển năng lượng tái tạo và các cơ chế đấu giá, đấu thầu, lựa chọn chủ đầu tư công trình điện; cơ chế mua bán điện trực tiếp và cơ chế xã hội hóa đầu tư lưới điện truyền tải, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới, phát triển công nghiệp chế tạo, thiết bị ngành điện phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu…
Bên cạnh đó, cần chủ động tích cực phối hợp các địa phương khẩn trương rà soát cập nhật đầy đủ các chủ trương, định hướng đề ra trong Quy hoạch điện VIII để tích hợp vào quy hoạch tỉnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Với các địa phương đã được phê duyệt quy hoạch, cần sớm đề xuất điều chỉnh bổ sung quy hoạch, đảm bảo tính đồng bộ liên thông giữa cấp quy hoạch theo quy định pháp luật. Đồng thời, chú trọng rà soát điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch chuyên ngành địa phương như quy hoạch đất đai, xây dựng, tạo cơ sở tiền đề quan trọng cho việc triển khai các dự án phát triển điện lực trên địa bàn trong tương lai…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Công Thương: Cần thực hiện ngay 5 nhiệm vụ để triển khai Quy hoạch điện VIII
20:09' - 19/05/2023
Chiều 19/5, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công bố Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính thức phê duyệt Quy hoạch Điện VIII
08:04' - 16/05/2023
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2023 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.