Quy hoạch Điện VIII: Mở đường hay thắt lại lộ trình chuyển dịch xanh?
Phát biểu tại tọa đàm trực tuyến “Quy hoạch điện VIII: Mở đường hay thắt lại lộ trình chuyển dịch xanh" do Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam tổ chức ngày 16/9, bà Nguỵ Thị Khanh - Giám đốc điều hành Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh cho biết: dự thảo Quy hoạch điện VIII đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến các đơn vị, bộ, ngành vẫn "đặt cược" vào điện than trong vòng 10 năm của quy hoạch (2021 - 2030) và tiếp tục kéo dài sự phát triển này sang giai đoạn 2035 - 2045. Đây là lựa chọn ẩn chứa nhiều rủi ro và khó khả thi.
Theo dự thảo này, nguồn điện năng lượng tái tạo sẽ giảm khoảng hơn 8.000 MW và điện than sẽ tăng hơn 3.000 MW. Nhìn từ phân loại 30.000 MW điện than theo hiện trạng tiếp cận vốn có thể thấy, đến nay chỉ có 10 dự án điện than đã thu xếp được vốn và đang xây dựng với công suất 10.800 MW, nhưng có tới 15 dự án đang ở bước đàm phán, chưa huy động được vốn với công suất khoảng 16.400 MW. “Đối với những dự án điện than có tính khả thi thấp, các địa phương không ủng hộ và khó tiếp cận tài chính (tương đương khoảng 16.400 MW) cần được xem xét cẩn trọng và tìm các phương án thay thế. Quy hoạch Điện VIII nên đưa giải pháp khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư lưới điện và xem xét ngay việc nghiên cứu ứng dụng giải pháp pin tích trữ không gây hại môi trường”, bà Khanh nói. Cùng quan điểm trên, PGS.TS Lê Anh Tuấn – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển đổi Khí hậu, trường Đại học Cần Thơ cũng lo ngại dự thảo Quy hoạch điện VIII sẽ “thắt lại” lộ trình chuyển dịch xanh. Ông cho rằng, Việt Nam đang nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính, nhưng dự thảo lại tăng công suất điện than và cắt giảm năng lượng xanh, năng lượng tái tạo. Điều này sẽ gây ra nhiều tác động và hệ lụy. “Chúng ta không nên nhận định đơn thuần về mặt kỹ thuật, kinh tế năng lượng mà phải đánh giá trên phương diện rộng hơn. Vừa qua, Nghị viện châu Âu đã biểu quyết, ủng hộ ý tưởng áp thuế phát thải đối với hàng hóa nhập khẩu. Đây là bước đi đầu tiên trong việc tạo lập một tiêu chuẩn kỹ thuật mới mẻ mà các nước xuất khẩu hàng hóa vào châu Âu, trong đó có Việt Nam phải quan tâm”, ông Lê Anh Tuấn nói. Nếu hàng hóa của chúng ta bị đối tác định giá lượng khí thải quá cao (từ việc sử dụng năng lượng không thân thiện với môi trường) sẽ bị buộc phải trả một khoản tiền tương ứng khi đưa hàng hóa đó qua biên giới vào châu Âu, chuyên gia này cho hay Chia sẻ thêm vấn đề này, ông Mai Văn Trung, Phó Chủ tịch Phát triển dự án Công ty Nami Energy cho biết, đa số doanh nghiệp xuất khẩu bây giờ phải đối mặt với thách thức về tỷ trọng sử dụng điện sạch trong tổng công suất sử dụng điện chung đối với các sản phẩm xuất khẩu. Năm 2022, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị áp trần nhất định, có nghĩa là các nhãn hàng lớn họ áp đặt tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo trong sản phẩm hàng hóa xuất khẩu. Chính vì vậy, trong Quy hoạch điện VIII cần ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Nêu quan điểm tại toạ đàm, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam cho hay, khi xây dựng dự thảo Quy hoạch điện VIII phải bám sát vào Nghị quyết 55/NQ-TW của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Ông cho rằng, Quy hoạch điện VIII đã cố gắng sửa chữa những khuyết điểm từ Quy hoạch Điện VII và Quy hoạch Điện VII điều chỉnh, song có điều cần hết sức cân nhắc là câu chuyện phát triển điện than. “Theo dự thảo vừa công bố, điện than được “ưu ái” hơn năng lượng tái tạo, tôi cho rằng không phù hợp với xu thế hiện nay. Bởi điện than phụ thuộc vào vấn đề nhập khẩu rất nhiều, khó tiếp cận nguồn tài chính, gây ra những hệ luỵ về ô nhiễm môi trường”, ông Huân nói. Dù vậy, ông Nguyễn Quang Huân cho biết, cũng không thể cắt giảm ngay điện than và phải có lộ trình giảm dần trong thời gian tới; đồng thời, tìm cách tháo gỡ dựa trên sự cân đối về hệ thống điều độ, vận hành, nâng công suất mạng lưới hay các giải pháp về lưu trữ... “Việc nâng công suất mạng lưới cần 13 tỷ USD và rất cần sự tham gia của khối tư nhân. Tuy nhiên, hiện nay Điều 4 luật Điện lực vẫn chưa quy định sự tham gia của khối tư nhân trong hệ thống phân phối lưới điện. Do vậy, phải có những thay đổi để phù hợp với thực tiễn, sửa đổi Luật điện lực và cởi bỏ những rào cản về chính sách”, ông Huân nói./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương sẽ trình Quy hoạch Điện VIII trong tháng 6/2021
16:57' - 17/06/2021
Bộ Công Thương cho biết, dự kiến sẽ hoàn thành báo cáo trình lãnh đạo bộ thông qua, để lấy ý kiến các bộ, ngành và trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: Dự thảo quy hoạch điện VIII đã trình Chính phủ
21:52' - 31/03/2021
Về Quy hoạch điện VIII, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra tối 31/3, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết dự thảo Quy hoạch đã trình Chính phủ.
-
Doanh nghiệp
Quy hoạch Điện VIII: Câu chuyện ưu tiên cân bằng năng lượng vùng miền
17:13' - 26/03/2021
Theo ý kiến từ các đơn vị như Cục Công nghiệp, Tổng công ty Truyền tải điện,..., Quy hoạch Điện VIII cần ưu tiên cân bằng năng lượng vùng miền để tránh xây dựng quá nhiều lưới điện truyền tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Những vấn đề cần xem xét tại Quy hoạch Điện VIII
20:19' - 21/03/2021
Cơ chế đấu thầu đang được Bộ Công Thương xem xét đưa vào Quy hoạch Điện VIII. Tuy nhiên theo các chuyên gia, hiện quy định về đấu thầu chủ đầu tư chưa hoàn chỉnh cả về pháp lý lẫn kỹ thuật, công nghệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03' - 05/07/2025
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.