Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Theo Quyết định, quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông là quy hoạch quốc gia có xét đến kết nối quốc tế, định hướng phát triển đồng bộ với hạ tầng thông tin và truyền thông các địa phương, bao gồm hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh truyền hình.
Phạm vi nghiên cứu của quy hoạch là toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam, bao gồm đất liền, các đảo, quần đảo, vùng biển và vùng trời, gồm cả không phận, vị trí quỹ đạo vệ tinh mà Việt Nam có chủ quyền. Quy hoạch nhằm góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia, đồng thời bảo đảm khả năng thông suốt về hạ tầng thông tin và truyền thông trong hội nhập quốc tế; nâng cao năng lực cạnh tranh lãnh thổ của quốc gia, tạo dựng sự phát triển hài hòa, bền vững giữa các vùng và địa phương, giảm sự bất bình đẳng giữa các vùng, miền; bảo đảm khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế của quốc gia, vùng, địa phương và lợi ích do hội nhập quốc tế mang lại; góp phần tạo ra nhiều việc làm, ổn định sinh kế, hạn chế bất bình đẳng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số... Một trong những nguyên tắc lập Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2025 là bền vững và dài hạn: Bảo đảm lập quy hoạch dựa trên cả ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường cho một thời gian dài, tầm nhìn đến năm 2050. Việc lập quy hoạch cũng cần bảo đảm các nguyên tắc khác như: Bảo đảm tính khả thi trong triển khai, phù hợp với khả năng thực tế và nguồn lực của quốc gia giai đoạn 2021-2030 và khả năng huy động nguồn lực trong tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng phương hướng, định hướng phát triển phù hợp với xu thế phát triển và vận động của bối cảnh trong và ngoài nước... Nội dung lập quy hoạch thực hiện theo quy định tại Luật Quy hoạch và Nghị định số 37/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch, gồm các nội dung chủ yếu: Phân tích, đánh giá các yếu tố, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; đánh giá thực trạng hạ tầng thông tin và truyền thông; dự báo phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông trong thời kỳ quy hoạch; xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông trong thời kỳ quy hoạch, gồm hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh truyền hình; phương án phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ... Thời hạn lập quy hoạch không quá 12 tháng kể từ ngày Nhiệm vụ lập Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm phê duyệt chi tiết nội dung, dự toán của dự án và lựa chọn đơn vị lập quy hoạch theo đúng quy định hiện hành; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện lập quy hoạch theo nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông lập quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định, bảo đảm hiệu quả, đúng tiến độ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Dừng thu phí các trạm không chuyển sang thu điện tử không dừng
19:52' - 07/10/2020
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 39/CT-TTg đẩy nhanh tiến độ triển khai và tăng cường sử dụng dịch vụ thu phí đường bộ theo hình thức điện tử không dừng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư cho chăn nuôi
21:44' - 06/10/2020
Ngày 6/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 1520/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng biên chế công chức năm 2021 giảm 3.867 suất so với năm 2020
19:39' - 05/10/2020
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt biên chế công chức và biên chế của các Hội có tính chất đặc thù với số lượng năm 2021 giảm 3.867 biên chế so với năm 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Siết chặt quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
17:22'
Trong năm 2025, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) sẽ tăng cường quản lý nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới, đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng các chế tài, xử lý mạnh hơn hành vi buôn lậu động vật
17:22'
Tình trạng buôn lậu, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam đang là vấn đề “nóng” mà ngành chăn nuôi phải đối mặt.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo xuất khẩu gạo năm 2025 sẽ gặp khó
17:21'
Xuất khẩu gạo năm 2025 của Việt Nam nhiều khả năng sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024 bởi nhu cầu suy yếu trong khi cạnh tranh gia tăng giữa các nước sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Tất bật thi công cao tốc Cao Lãnh - An Hữu thành phần 1
16:18'
Những ngày cuối năm, trên công trường cao tốc Cao Lãnh - An Hữu thành phần 1, người và phương tiện vẫn hối hả hoạt động, tất bật thi công nhằm đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương thực hiện kế hoạch tăng trưởng hai con số năm 2025
16:04'
Ngày 22/1, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh đã chủ trì Hội thảo về giải pháp thực hiện kế hoạch tăng trưởng hai con số trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại chính sách đặc biệt tại WEF Davos
14:22'
Chiều 21/1 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đối thoại chính sách đặc biệt với chủ đề “Bứt phá tới tương lai: Tầm nhìn của Việt Nam về đổi mới sáng tạo và vai trò toàn cầu”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự lễ đóng điện tại huyện Mường Ảng, Điện Biên
13:05'
Công trình hoàn thành mang nguồn điện lưới quốc gia ổn định, an toàn; tạo động lực để nhân dân các bản Nặm Cứm, Chan 3 có thêm nguồn lực phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh xác định 3 khâu đột phá để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030
09:25'
Trong dự thảo Báo cáo chính trị, tỉnh Quảng Ninh xác định 3 khâu đột phá để phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam – WEF
21:33' - 21/01/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ nguồn lực bên trong gồm con người, thiên nhiên, đặc biệt là khai thác các không gian phát triển mới.