Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 sẽ tạo dư địa và động lực phát triển cho Tiền Giang
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh cho biết, để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được về phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, tỉnh Tiền Giang cần phải xây dựng một bản quy hoạch có chất lượng.
“Công tác quy hoạch là cơ hội tốt để sắp xếp lại không gian phát triển mới, tạo dư địa và động lực phát triển cho tỉnh, giải quyết triệt để được các nút thắt, điểm nghẽn mà giai đoạn trước chưa có cơ hội để thực hiện”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương khẳng định.Phát huy tối đa các tiềm năng
Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh vừa tiến hành thẩm định Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, trong quy hoạch tỉnh, Tiền Giang cần đưa ra được các phương án phát triển phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh, giải quyết các khó khăn, thách thức, đẩy mạnh thu hút đầu tư có chọn lọc; xác định các trọng tâm, đột phá và đưa ra được các nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện để tạo lực phát triển xứng tầm là một trong những trung tâm động lực của vùng.Những năm qua, Tiền Giang có nhiều nỗ lực trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, về quy mô GRDP, năm 2022, tỉnh Tiền Giang xếp thứ 21/63 tỉnh, thành trong cả nước; so với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang chiếm 10,2% quy mô GRDP của vùng, đứng thứ 3/13 tỉnh thành, vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đối với tỉnh Tiền Giang, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, trong bối cảnh lập Quy hoạch tỉnh Tiền Giang có nhiều thuận lợi, đặc biệt là Quy hoạch tổng thể quốc gia và Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã xác định rất rõ về vị trí, vai trò của tỉnh Tiền Giang đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
Tiền Giang có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch, nằm trên trục giao thông quan trọng, cách Tp. Hồ Chí Minh 70 km về phía Nam và cách Thành phố Cần Thơ 100 km về phía Bắc, là địa bàn trung chuyển hàng hóa giữa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với Tp. Hồ Chí Minh cả về đường thủy và đường bộ. Giai đoạn 2011 - 2020, tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang đạt 6,55%/năm, cao hơn mức bình quân chung (vùng đạt khoảng 6,15%/năm; cả nước đạt 6,21%/năm). Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2022 đã có sự tăng trưởng vượt bật đạt 7,02% so với 2021, đây là một tín hiệu tích cực phản ánh sự quyết tâm và sự nỗ lực không ngừng của các cấp chính quyền, sự vươn lên của cộng đồng doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh. Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, Tiền Giang cần phải xây dựng một bản quy hoạch có chất lượng; trong đó, đưa ra được các phương án phát triển phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh, giải quyết các khó khăn, thách thức, đẩy mạnh thu hút đầu tư có chọn lọc; xác định các trọng tâm, đột phá và đưa ra được các nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện để tạo lực phát triển xứng tầm là một trong những trung tâm động lực của vùng. Cần nắm bắt cơ hội để bứt phá Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, Tiền Giang đang đứng trước nhiều cơ hội quan trọng cần nắm bắt để bứt phá phát triển trong bối cảnh thuận lợi là Trung ương đang quan tâm đầu tư lớn cho đồng bằng sông Cửu Long. Theo dự thảo Quy hoạch, tỉnh Tiền Giang đặt mục tiêu trở thành một tỉnh công nghiệp có cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, là một trong những cực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giữ vai trò là cầu nối giữa Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ; nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, đặc thù; phát triển tỉnh Tiền Giang trở thành một trung tâm du lịch cấp quốc gia. Kinh tế biển, kinh tế đô thị trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng.Bên cạnh đó, phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội; thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện, hiệu quả, với trọng tâm là hội nhập quốc tế, tận dụng nguồn lực phục vụ phát triền kinh tể - xã hội. Đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, đối ngoại ổn định; bảo vệ môi trường; phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu hiệu quả, bền vững.
Về mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021 - 2030, Quy hoạch đề ra 22 chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, kết cấu hạ tầng và đảm bảo quốc phòng, an ninh; trong đó, giai đoạn 2026 - 2030 mang tính quyết định với tốc độ tăng trưởng đề ra khá cao là 8 - 9%/năm, đòi hỏi nhiều nỗ lực trong điều hành của các cấp, các ngành.
Phấn đấu GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt khoảng 140 - 145 triệu đồng. Tỷ lệ đô thị hóa tính theo khu vực toàn đô thị đến năm 2030 là khoảng 45 - 47%. Tỉnh tiếp tục duy trì, giữ vững tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, hạ tầng giao thông, phát triển đồng bộ và tích hợp các phương thức kết nối với hệ thống vùng và quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng các ngành khác. Thúc đẩy kinh tế số, phát triển đóng góp 15% vào năm 2025 và đạt 25% vào năm 2030. Giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2025 còn khoảng 1,1%; năm 2030 giảm còn 0,7%. Đối với các khu vực động lực phát triển, tỉnh tập trung phát triển theo 7 hành lang kinh tế cấp vùng đi qua Tiền Giang; xác định 9 vùng công năng tương ứng với những chiến lược phát triển kinh tế và không gian khác nhau; 3 trung tâm đô thị; ba vùng vùng kinh tế - đô thị. “Các đột phá tập trung vào giải quyết các điểm nghẽn; trong đó, coi trọng tập trung phát triển kết cấu hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm, phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp và đô thị xanh, thông minh, dịch vụ du lịch, thương mại, logistics, thị trường bất động sản theo hướng tích hợp đa ngành đi đối với đẩy mạnh cải cách hành chính, chuẩn bị tốt hạ tầng kinh tế nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các ngành, lĩnh vực trọng điểm và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao”, Chủ tịch Nguyễn Văn Vĩnh cho hay. Đại diện nhiều bộ, ngành và chuyên gia cũng đã cho ý kiến cụ thể đối với nội dung quy hoạch và cho rằng, Quy hoạch tỉnh Tiền Giang về cơ bản đã xem xét đến tính hợp lý, logic giữa các nội dung đề xuất, xử lý các vấn đề liên ngành, liên huyện; nêu rõ quan điểm, định hướng phát triển, mục tiêu và đề ra các khâu đột phá để phát triển của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch; đồng thời, đề nghị tỉnh Tiền Giang rà soát số liệu, dữ liệu trong báo cáo quy hoạch để đảm bảo sự thống nhất và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, dữ liệu được sử dụng. “Phát huy khai thác được các tiềm năng, lợi thế của địa phương, sẵn sàng ứng phó với các thách thức mới thì chúng ta mới xây dựng được con đường phát triển trong tương lai”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Tiền Giang hỗ trợ kết nối thị trường cho sản phẩm OCOP
14:29' - 10/07/2023
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn cho biết, đến nay, tỉnh đã xây dựng và công nhận 174 sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
-
Kinh tế & Xã hội
Tiền Giang phát triển cây ăn trái thành ngành hàng chiến lược
14:09' - 05/07/2023
Tiền Giang ưu tiên phát triển các nhóm cây ăn trái có lợi thế cạnh tranh, nhu cầu tiêu dùng lớn, đã khẳng định được thương hiệu theo hướng hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh.
-
Kinh tế & Xã hội
Tiền Giang phát triển nuôi hải sản ven biển
10:32' - 19/06/2023
Với 3 cửa sông chính chảy ra biển là cửa Soài Rạp (huyện Gò Công Đông), Cửa Tiểu và Cửa Đại (sông Tiền), bờ biển Gò Công dài 32 km, tỉnh Tiền Giang có môi trường thuận lợi phát triển các loài hải sản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng
22:25' - 24/04/2025
Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác dầu khí với Algeria
20:12' - 24/04/2025
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã tiếp và làm việc với Nghị sỹ Saleh Djeghloul, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam sang công tác tại Hà Nội từ ngày 21 - 26/4/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp lực cho logistics Việt trên đường đua số và xanh
19:49' - 24/04/2025
Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển lãm công nghệ GITEX Asia 2025: Cửa ngõ kết nối toàn cầu cho doanh nghiệp Việt Nam
19:16' - 24/04/2025
Tại GITEX Asia Singapore, Việt Nam gây ấn tượng với Gian hàng Việt Nam và “Ngày Việt Nam” nhằm kết nối cộng đồng khởi nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam với toàn cầu
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội hợp tác về giải pháp công nghệ đầu tư phát triển năng lượng sạch
17:59' - 24/04/2025
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) và Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC) phối hợp tổ chức Diễn đàn Quốc tế Năng lượng Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấn chỉnh hoạt động đăng kiểm từ gốc
17:13' - 24/04/2025
Để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm định, các cơ sở đăng kiểm đã chủ động rà soát, chấn chỉnh thái độ phục vụ không đúng mực của một số đăng kiểm viên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách
17:13' - 24/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812/QĐ-TTg ngày 24/4/2025 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN tổ chức gặp mặt truyền thống Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
16:59' - 24/04/2025
Chương trình có sự tham dự của nhiều cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên và nhân viên của Thông tấn xã Việt Nam từng tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào kiểm soát ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng môi trường?
16:25' - 24/04/2025
Ô nhiễm không khí là một trong những thách thức môi trường nghiêm trọng tại Việt Nam. Số liệu quan trắc và chỉ số chất lượng môi trường không khí tại các thành phố này thường xuyên ở mức trung bình