Quy hoạch Thủ đô Hà Nội động lực phát triển cho các địa phương trong vùng
Phát biểu tại Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổ chức sáng 9/1, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nội dung Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đã thể hiện tư duy, tầm nhìn mới, phù hợp với định hướng phát triển của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030; phát huy vai trò là cực tăng trưởng, động lực phát triển cho các địa phương trong vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, mặc dù tiến độ yêu cầu gấp (thời gian thực tế triển khai khoảng 12 tháng so với quy định là 24 tháng), song quy hoạch Thủ đô Hà Nội vẫn được triển khai công phu, bài bản, nghiêm túc, tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch.Quy hoạch Thủ đô đưa ra 20 mục tiêu cụ thể, bao gồm 06 mục tiêu về kinh tế; 5 mục tiêu về xã hội; 06 mục tiêu về môi trường; 2 mục tiêu về đô thị và nông thôn và 01 mục tiêu về quốc phòng, an ninh. Trong số các mục tiêu đặt ra của giai đoạn này, Hà Nội xác định một số chỉ tiêu cao hơn mức bình quân chung của cả nước như: Tỷ trọng kinh tế số chiếm 40% trong GRDP; GRDP bình quân/người đạt khoảng 13.500 - 14.000 USD; Diện tích cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị khoảng 10 - 12 m2/người; Tỷ lệ đô thị hóa đạt 65 - 70%...
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội xác định 5 trụ cột phát triển Thủ đô bao gồm: văn hóa và di sản; 3 chuyển đổi (chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn); hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao; xã hội số, kinh tế số, đô thị thông minh; khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo và 06 nhiệm vụ trọng tâm cụ thể bảo vệ môi trường; giao thông, phát triển đô thị, nông thôn; kinh tế; văn hóa xã hội; an ninh, an toàn; khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực.Quy hoạch Thủ đô đã xác định nhiệm vụ về môi trường là nhiệm vụ cấp bách, cần giải quyết triệt để ô nhiễm các dòng sông, làm sống lại hình ảnh dòng sông xanh, sạch, gắn liền với văn hóa lịch sử Thủ đô; xử lý ô nhiễm môi trường không khí và giải quyết dứt điểm tình trạng ngập, úng cục bộ.
Đại diện đơn vị tư vấn trình bày dự thảo quy hoạch, GS-TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội cho biết, quy hoạch đề xuất 5 quan điểm phát triển chung và 3 quan điểm về tổ chức không gian. Về quan điểm phát triển, nhấn mạnh rõ những yếu tố liên quan đến “tạo sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng Thủ đô và cả nước cùng phát triển”; “phát triển bao trùm, nhanh và bền vững”; phát triển đô thị xanh; lấy sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm của Thủ đô; phát triển bền vững trên nguyên tắc “thuận tự nhiên”; lấy tiêu chí phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, kiểm soát chất lượng môi trường hướng đến mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0”. Về tổ chức không gian, Quy hoạch Thủ đô tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực được tập trung theo 5 tuyến hành lang và vành đai kinh tế, gắn với 5 trục phát triển; đồng thời, chú trọng phát triển 5 loại hình không gian: Không gian xây dựng; không gian ngầm; không gian số; không gian văn hoá; không gian công cộng (đặc biệt là không gian xanh). Theo ông Hoàng Văn Cường, quy hoạch Thủ đô đưa ra 20 mục tiêu cụ thể, bao gồm 6 mục tiêu về kinh tế; 5 mục tiêu về xã hội; 6 mục tiêu về môi trường; 2 mục tiêu về đô thị và nông thôn và 1 mục tiêu về quốc phòng, an ninh. Trong số các mục tiêu đặt ra của giai đoạn này, Hà Nội xác định một số chỉ tiêu cao hơn mức bình quân chung của cả nước như: tỷ trọng kinh tế số chiếm 40% trong GRDP; GRDP bình quân/người đạt khoảng 13.500 - 14.000 USD; diện tích cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị khoảng 10 - 12 m2/người; tỷ lệ đô thị hóa đạt từ 65 - 70%... Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh, Tổ trưởng Tổ Tư vấn Kinh tế của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội cần đặt ra những mục tiêu phù hợp với chiến lược phát triển của cả nước chứ không chỉ “vượt lên so với chính Hà Nội”. Theo ông Sinh, tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm địa phương (GRDP) quá thấp, không giúp thúc đẩy tăng trưởng. “Tỷ lệ đóng góp của khu vực dịch vụ cũng có giới hạn, nhất là khi dịch vụ của Hà Nội vẫn thuộc loại giản đơn, không mang lại giá trị gia tăng cao. Trong khi đó, định hướng chuyển đổi số, chú trọng đổi mới sáng tạo chưa thể hiện rõ, trong 4 năm chỉ tăng 0,5% và thứ hạng vẫn thấp. Muốn tăng trưởng nhanh, nhất định phải xem lại khâu này”, ông Cao Viết Sinh nhấn mạnh. Về giải tỏa điểm nghẽn hạ tầng, ông Cao Viết Sinh đề nghị chú trọng đến đặc thù của Hà Nội, theo đó, Hà Nội nên chú trọng đầu tư phát triển giao thông ngầm. Gợi ý thảo luận thêm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đồng ý với ý kiến điều chỉnh hợp lý tỷ trọng công nghiệp, nhưng phải là công nghiệp xanh, sạch. “Trong quá trình phát triển giao thông đô thị nên có lộ trình thải bỏ phương tiện giao thông cũ, sử dụng nguyên liệu hoá thạch không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, dần dần chuyển sang sử dụng xe điện…”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội đặt mục tiêu có 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
15:23' - 08/01/2024
Năm 2024, thành phố Hà Nội đề ra mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và có ít nhất 4 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
-
Kinh tế & Xã hội
'Thủ phạm' làm nhiều xe bị thủng lốp khi đi qua cầu Thanh Trì, Hà Nội
08:01' - 07/01/2024
Theo ghi nhận, có khoảng 5 xe ô tô đang lưu thông bỗng dưng bị rách, thủng lốp, gây nguy hiểm cho các phương tiện cùng chiều; làm ách tắc giao thông.
-
Kinh tế & Xã hội
Năm 2024, Hà Nội sẽ giải quyết từ 8-10 điểm đen ùn tắc giao thông
13:40' - 05/01/2024
Theo kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội, năm 2024, cơ quan chức năng sẽ tập trung giải quyết từ 8 - 10 điểm ùn tắc giao thông, hạn chế kéo dài trên 30 phút.
-
Kinh tế và pháp luật
Ngày 19/1, mở lại phiên xử vụ cảnh sát bắn chết dê của dân ở Mỹ Đức, Hà Nội
11:21' - 05/01/2024
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa quyết định ngày 19/1 tới sẽ mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Ba cảnh sát bắn dê” xảy ra ở huyện Mỹ Đức (Hà Nội) gây xôn xao dư luận.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giá vàng trong nước sáng 9/9 ổn định
09:24'
Sáng 9/9, giá vàng miếng SJC cũng như vàng nhẫn tại các công ty vàng bạc đá quý trong nước duy trì ổn định.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá những khó khăn của nhiều dự án Việt Nam tại Lào
21:50' - 08/09/2024
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Uỷ ban hợp tác Việt Nam - Lào đã đi đánh giá, kiểm tra, xem xét những khó khăn của một số dự án đầu tư của Việt Nam tại Nam Lào.
-
Kinh tế Việt Nam
Nỗ lực xử lý các sự cố, cung cấp điện sớm nhất cho Hải Phòng và Quảng Ninh
21:48' - 08/09/2024
Ngay đêm 7/9, sau khi bão tan, cán bộ công nhân viên của các công ty điện lực đã không quản ngại mưa gió, ngay trong đêm đi rà soát, cấp điện trở lại cho các trạm biến áp đủ điều kiện an toàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Giám sát, phát hiện kịp thời diễn biến bất thường lưu thông hàng hoá thiết yếu sau bão
20:52' - 08/09/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký Công điện yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước hậu quả của cơn bão số 3 tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam và Nam Định bảo đảm hệ thống đê ứng phó hoàn lưu bão số 3
20:50' - 08/09/2024
Ngày 8/9, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 891/ĐĐ-QLĐ về việc ứng phó với mưa lũ do bão số 3 để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều tại Hà Nam, Nam Định.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại tỉnh Hải Dương
20:32' - 08/09/2024
Chiều 8/9, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã kiểm tra, động viên và chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 3 tại tỉnh Hải Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
Gấp rút khắc phục sự cố do ảnh hưởng bão số 3, vận hành các trạm bơm tiêu úng
20:18' - 08/09/2024
Tại các địa phương khu vực Bắc Bộ, tính đến 16h ngày 8/9, các địa phương đang vận hành 280 trạm bơm với 1.316 máy bơm.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng
20:00' - 08/09/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao cấp ủy, chính quyền, cả hệ thống chính trị và người dân thành phố Hải Phòng đã thực hiện nghiêm các chỉ đạo và hướng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Thái Bình
19:50' - 08/09/2024
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình đang khẩn trương khắc phục hậu quả do cơn bão để lại, sớm ổn định sản xuất và sinh hoạt