Rà soát kỹ các đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm thuế
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 (gọi tắt là Nghị quyết số 406) về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.
Theo Nghị quyết, nhiều đối tượng là doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19 sẽ được miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng...
Ngày 22/10, trao đổi bên lề Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đánh giá đây là chủ trương đúng đắn và kịp thời, khẳng định Quốc hội, Chính phủ luôn chia sẻ sâu sắc với những tổn thất, khó khăn của người dân và doanh nghiệp phải gánh chịu do tác động của dịch COVID-19. Một số đại biểu lưu ý, trong quá trình triển khai chính sách này cần đảm bảo đúng đối tượng và tránh trục lợi.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Hà Nội) chỉ rõ, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, nhất là hoạt động của doanh nghiệp và đời sống nhân dân, Quốc hội, Chính phủ đã có sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ nhằm đưa ra những quyết sách kịp thời hỗ trợ quá trình tái khởi động phục hồi nền kinh tế. Quốc hội ngày càng thể hiện rõ sự chủ động trong việc đưa ra các ý tưởng, sáng kiến về chính sách, pháp luật để cùng cả nước “vượt khó”, thích ứng với tình hình mới.Thời gian qua, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có nhiều quyết sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 như: Nghị quyết về giãn, giảm, miễn thuế, phí cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19; Nghị quyết 30 cho phép Chính phủ chủ động trong phòng, chống dịch; Nghị quyết về trích Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp nhằm hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19…
Lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có Nghị quyết số 406 nhằm tiếp tục giãn, giảm một số loại thuế, phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19 là quyết sách kịp thời. Nghị quyết giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, mở rộng phạm vi đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng, miễn thuế thu nhập cá nhân…
Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân này sẽ có hai tác động. Một mặt giúp giảm giá thành của hàng hóa, dịch vụ được miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, giúp tăng cường tiêu dùng, kích cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc khác, giúp giảm chi phí của doanh nghiệp.Hầu hết doanh nghiệp đều trong tình trạng khó khăn về thanh khoản. Trong bối cảnh đó, việc tiếp sức cho doanh nghiệp thông qua các chính sách về thuế, phí là cần thiết, giúp doanh nghiệp trụ vững và phục hồi cùng với quá trình mở cửa trở lại nền kinh tế.
Đại biểu phân tích, Nghị quyết 406 tác động trực tiếp vào các đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ; hộ, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn cấp huyện chịu tác động của dịch COVID-19…Khu vực này là "xương sống" của nền kinh tế, chiếm tỷ trọng khá cao trong nền kinh tế và cũng là khu vực dễ bị tổn thương trước tác động của dịch. Vì vậy, chính sách miễn, giảm thuế cho đối tượng này vừa có ý nghĩa về kinh tế, vừa rất nhân văn.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, vấn đề cần quan tâm là tổ chức, thực hiện chính sách để bảo đảm các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước đến được với doanh nghiệp và người dân nhanh nhất.Chính sách mang tính chất “tiền tươi, thóc thật” càng phải đến ngay được với hộ kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì “sớm một ngày, doanh nghiệp có thể sống, chậm một ngày doanh nghiệp có thể ra đi”.
"Các chính sách hỗ trợ, giải cứu doanh nghiệp, người dân trong lúc này cũng phải được làm thần tốc như các biện pháp chống dịch. Cứu được khu vực kinh tế có tính chất “gốc rễ”, khu vực kinh tế của nhân dân, của những người nghèo, đối tượng dễ bị tổn thương, chúng ta sẽ bảo đảm được tăng trưởng kinh tế, bảo đảm được an sinh, ổn định chính trị - xã hội của đất nước", đại biểu chỉ rõ.
Đồng quan điểm, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đánh giá, nếu không điều chỉnh miễn, giảm thuế thì doanh nghiệp khó tháo gỡ khó khăn đang chồng chất. Được giảm thuế, các doanh nghiệp có lợi nhuận, đó là nguồn lực cho doanh nghiệp tái đầu tư, tăng thêm nguồn lực để phục hồi trong tương lai.Do đó, Nghị quyết số 406 là chủ trương đúng, trúng và kịp thời. Đại biểu cho rằng, khi triển khai chính sách này, Chính phủ cần rà soát, đánh giá các doanh nghiệp đó có thực sự đúng đối tượng được hưởng ưu đãi hay không.
"Cần nhìn đúng những ngành nào được giảm thuế tránh tình trạng các doanh nghiệp đang có điều kiện phục hồi tốt, có khả năng phát triển trong đại dịch, hoặc có thể không phải đang sản xuất kinh doanh, không tạo ra sản phẩm, nhưng tạo các thủ thuật, hành chính giấy tờ để được giãn miễn thuế, thậm chí hoàn thuế; cần rà soát, đánh giá để tránh tình trạng trục lợi", đại biểu phân tích.Đại biểu Đinh Ngọc Quý (Gia Lai) cho rằng, đối tượng triển khai Nghị quyết rộng như: nhóm dịch vụ vận tải đường sắt, đường thủy, hàng không, đường bộ khác; dịch vụ lưu trú; ăn uống; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch….
Do đó, bên cạnh xác định được các đối tượng được hưởng lợi của Nghị quyết thì Chính phủ cần có hướng dẫn triển khai để người dân và doanh nghiệp dễ tiếp cận./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cựu cố vấn của ông Donald Trump có thể bị truy tố về tội khinh thường Quốc hội
15:27' - 22/10/2021
Ngày 21/10, Hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát đã nhất trí đề xuất tội danh khinh thường Quốc hội đối với ông Steve Bannon, cựu cố vấn và là đồng minh lâu năm của cựu Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cơ chế huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương
15:08' - 22/10/2021
Sáng 22/10, tiếp tục chương trình, Quốc hội đã thảo luận tổ về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng, các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên - Huế.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 22/10, Quốc hội thảo luận cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của 4 tỉnh, thành phố
07:39' - 22/10/2021
Theo lịch làm việc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, ngày 22/10, Quốc hội sẽ thảo luận cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của 4 tỉnh, thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Đề xuất nhiều giải pháp phục hồi kinh tế sau dịch
14:38' - 21/10/2021
Tiếp tục chương trình Quốc hội khoá XV, các đại biểu đã thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37'
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
20:10'
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29'
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27'
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15'
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06'
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40'
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21'
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.