Rà soát chính sách đặc thù để phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh
Bộ Giao thông vận tải cùng 2 thành phố khẩn trương rà soát nội dung, cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù trong dự thảo nghị quyết trình Quốc hội theo thủ tục rút gọn để phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình triển khai Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra chiều 20/1, tại Trụ sở Chính phủ.
* Kiến nghị áp dụng trình tự thủ tục rút gọn Tại cuộc họp, theo lãnh đạo thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, hai địa phương đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.Theo đó, Nghị quyết này sẽ tập trung vào 5 nhóm chính sách: Huy động nguồn vốn; rút ngắn tiến độ, phát triển đô thị theo hướng tuyến giao thông (TOD); phát triển công nghiệp đường sắt, chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực; các chính sách khác. Trong đó 2 thành phố đề xuất 13 chính sách chung, thành phố Hà Nội có 6 chính sách riêng, Thành phố Hồ Chí Minh có 17 chính sách riêng.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường kiến nghị áp dụng trình tự thủ tục rút gọn khi xây dựng, ban hành nghị quyết của Quốc hội (sẽ rút ngắn 5-6 tháng); đồng thời phân cấp cho Thành phố lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án đường sắt, quyết định chủ trương đầu tư…Tương tự, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông kiến nghị một số nhóm chính sách đặc thù như: Không thực hiện thủ tục lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư các dự án đường sắt đô thị; thu hồi đất song song với quá trình chuẩn bị đầu tư; lập quy hoạch phương án tuyến, vị trí công trình và khu vực TOD không cần đội điều chỉnh các quy hoạch liên quan…
Đánh giá hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết của Quốc hội của 2 thành phố, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, phần đánh giá tác động của từng chính sách chưa đánh giá cụ thể các phương án của từng chính sách; chưa lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan; chưa rà soát, cập nhật đầy đủ văn bản quy phạm pháp luật vừa ban hành. Ngoài ra, nội dung đề xuất cơ chế chính sách dự kiến trình Quốc hội của 2 thành phố có nhiều điểm khác nhau do: Các chính sách pháp luật khác nhau; điều kiện thực tế, vướng mắc khác nhau; quan điểm huy động nguồn lực đầu tư khác nhau. Đơn cử, thành phố Hà Nội có loại dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD nhưng Thành phố Hồ Chí Minh lại không có. Thành phố Hà Nội kiến nghị lập ngay báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án đường sắt đô thị, trong khi đó, Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị chỉ cần căn cứ quy hoạch chung là Thành phố có thể phê duyệt chủ trương đầu tư… Vì vậy, 2 thành phố cần rà soát để thống nhất các chính sách chung.Về vấn đề này, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp cho rằng, có đủ căn cứ để xây dựng dự thảo nghị quyết trình Quốc hội ban hành theo trình tự thủ tục rút gọn. Nghị quyết của Quốc hội có thể áp dụng cho cả 2 thành phố, trong đó quy định chính sách chung và chính sách áp dụng riêng. Tuy nhiên, quan trọng nhất là phải làm rõ nội hàm của từng chính sách.
* Phân nhóm các chính sách Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu, Bộ Giao thông vận tải cùng 2 thành phố khẩn trương rà soát nội dung, cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù trong dự thảo nghị quyết trình Quốc hội theo thủ tục rút gọn để phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc phân nhóm những chính sách chung; chính sách thành phố Hà Nội có nhưng Thành phố Hồ Chí Minh chưa có và ngược lại; nhóm chính sách riêng cho từng thành phố.Phó Thủ tướng giao, 2 thành phố cần đề xuất cụ thể về phân cấp trình tự thủ tục phê duyệt dự án, quyết định chủ trương đầu tư, vốn đầu tư, điều chỉnh quy hoạch… đảm bảo rút ngắn trình tự, thủ tục chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, đẩy nhanh tiến độ thi công xây lắp, sớm hoàn thành các dự án, trên tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
Đồng thời, triển khai các bước theo quy định của pháp luật đầu tư, các cơ chế chính sách đặc biệt, đặc thù đã đề xuất để chuẩn bị cho các dự án đầu tư đường sắt đô thị.
Bộ Giao thông vận tải, 2 thành phố phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, các bộ, ngành liên quan để hoàn thiện Tờ trình, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội trong kỳ họp tháng 2/2025.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Vượt sản lượng, Tổng công ty Đường sắt lãi hơn 220 tỷ đồng
16:39' - 06/01/2025
Lợi nhuận sau thuế toàn tổng công ty ước đạt trên 220 tỷ đồng; trong đó, lợi nhuận công ty mẹ ước đạt 6 tỷ đồng.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đặt mục tiêu đưa vào khai thác 60.000 km đường sắt cao tốc
17:49' - 02/01/2025
Tổng chiều dài mạng lưới đường sắt của Trung Quốc được dự báo sẽ đạt 180.000 km vào năm 2030, tăng từ mức 162.000km hiện tại.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành đường sắt công bố đường dây nóng cho dịp Tết Nguyên đán và lễ hội Xuân Ất Tỵ
10:57' - 02/01/2025
Cục Đường sắt Việt Nam vừa công bố đường dây nóng, cùng các số điện thoại của công chức phụ trách về công tác vận tải và bảo đảm an toàn giao thông đường sắt dịp Tết Nguyên đán và lễ hội Xuân Ất Tỵ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần thêm các tác phẩm báo chí tầm vóc, phản ánh được những bước chuyển mình to lớn của Đảng, dân tộc
22:10'
Tổng Bí thư chúc mừng các tác giả, tập thể tác giả, các cơ quan, đơn vị xuất sắc nhất đã được lựa chọn vào vòng chung khảo và trao giải “Búa liềm vàng” lần thứ IX ngày hôm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Séc
21:30'
Lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Séc.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Cộng hoà Séc: Nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược
21:30'
Sáng 20/1, sau Lễ đón chính thức trọng thể tại Phủ Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp hẹp và hội đàm với Thủ tướng Séc Petr Fiala.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam cam kết đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp Cộng hoà Séc
19:43'
Hiện nay, Cộng hoà Séc là đối tác thương mại lớn thứ 10, nhà đầu tư lớn thứ 13 của Việt Nam tại Liên minh châu Âu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Séc
18:17'
Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Séc, sáng 20/1 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Praha, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Séc.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định thúc đẩy nội lực kinh tế trong năm 2025
16:58'
Năm 2025, Bình Định tiếp tục phát huy những tiềm năng lợi thế, thúc đẩy nội lực của nền kinh tế, làm mới, bổ sung các động lực tăng trưởng...
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam- Thuỵ Sĩ: Kỳ vọng nhiều cơ hội hợp tác thương mại
16:20'
Thụy Sĩ là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam tại châu Âu và ngược lại Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 trong ASEAN của Thuỵ Sĩ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đồng lòng đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới
15:45'
Phát biểu tại buổi gặp mặt các đồng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, vượt qua khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu Xuân, Quảng Ninh lạc quan đón dòng du khách quốc tế bằng đường biển
14:46'
Khởi đầu năm 2025, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long (Quảng Ninh) dự kiến tiếp đón 11 chuyến tàu biển từ các thương hiệu cao cấp với gần 16.000 khách quốc tế đến tham quan Quảng Ninh trong tháng 1 này.