Rà soát, tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư và sản xuất kinh doanh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ công tác đặc biệt, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực, nhằm rà soát, tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh gặp vướng mắc trong thời gian dài tại các bộ, ngành, địa phương.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thời gian qua, việc thực hiện các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh ở các địa phương trên cả nước đã góp phần tích cực vào việc huy động các nguồn lực; trong đó, có nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, quá trình thực hiện các dự án đầu tư ở địa phương cho thấy, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, một số dự án đã được chấp nhận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận nhưng không được triển khai thực hiện hoặc thực hiện không đúng tiến độ đăng ký; trong đó, không ít dự án bị chậm tiến độ hàng chục năm, gây lãng phí nguồn lực đất đai, làm phát sinh tranh chấp, khiếu kiện và bức xúc trong dư luận xã hội. Thực trạng này đã và đang trở thành "điểm nghẽn" cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, làm ảnh hưởng đáng kể đến môi trường đầu tư kinh doanh nói chung cũng như hiệu quả thu hút đầu tư của các địa phương nói riêng. Do vậy, việc tổ chức rà soát, xác định các dự án thực hiện không hiệu quả, chậm tiến độ, đánh giá nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề xuất giải pháp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Từ đó, tạo điều kiện để các dự án này thực hiện có hiệu quả là cần thiết, cấp bách nhằm xóa bỏ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Các dự án đầu tư thuộc phạm vi rà soát của Tổ công tác gồm: dự án đầu tư công, bao gồm cả dự án ODA và vốn vay ưu đãi; dự án đầu tư kinh doanh gồm dự án FDI và dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Cùng với việc đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh gặp vướng mắc trong thời gian dài tại các bộ, ngành, địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang xây dựng đề án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2021 và báo cáo Chính phủ trong tháng 6/2021 này. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tình hình dịch bệnh bùng phát trở lại ở một số địa phương tác động đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2021. Vì vậy, cần khẩn trương phân tích, đánh giá thực trạng tình hình; rà soát, cập nhật kịch bản tăng trưởng và có các giải pháp, đối sách quyết liệt, đồng bộ, tổng thể trên các lĩnh vực để phấn đấu đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra. Đồng thời, có giải pháp phù hợp để hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, các nội dung nghiên cứu, thảo luận, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2021, trên cơ sở phân tích về cơ hội, khó khăn, thách thức và các dự báo trong các tháng còn lại của năm 2021, đề án sẽ tập trung thảo luận, nghiên cứu, đề xuất chính sách, giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2021. Theo đó, về quan điểm, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, xây dựng chính sách, tập trung nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Về đối tượng, phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các đối tượng thuộc các thành phần kinh tế, khu vực và vùng lãnh thổ, doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn dẫn dắt một số ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp kinh doanh thuộc các lĩnh vực vận tải, hàng không, dịch vụ khách sạn, du lịch, nhà hàng, lữ hành, có vai trò, tiềm năng lớn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, các chính sách, giải pháp đề xuất có thể phân tích thành hai nhóm chính. Đó là, các chính sách, giải pháp có thể ban hành, thực hiện được ngay và có tác động tức thì trong các tháng cuối năm 2021 để thực sự thúc đẩy tăng trưởng năm 2021. Các chính sách này cần cụ thể, rõ ràng, đảo đảm tính khả thi để thực hiện với quan điểm đối tượng cụ thể, chính sách phải trọng tâm. Tiếp theo là các chính sách, giải pháp mang tính căn cơ, dài hạn có thể nghiên cứu, chuẩn bị và triển khai ngay trong thời điểm hiện tại để thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2022 và giai đoạn 2021-2025. Các chính sách này tập trung vào việc củng cố, phát triển động lực tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn mới như: cơ cấu lại nền kinh tế, tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế số, chuyển đổi số; đẩy mạnh giải ngân và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công; đào tạo lao động…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu đãi thuế với dự án đầu tư sản xuất sản phẩm ưu tiên phát triển
22:06' - 10/06/2021
Chính phủ ban hành Nghị định bổ sung về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.
-
Ô tô xe máy
Toyota Việt Nam đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, chung tay đẩy lùi dịch COVID-19
20:46' - 10/06/2021
Toyota Việt Nam đặt ra mục tiêu chung tay cùng Chính phủ và cộng đồng trong cuộc chiến đẩy lùi dịch COVID-19 với nhiều hoạt động thiết thực nhằm không để dịch xâm nhập và làm đứt gãy chuỗi sản xuất.
-
Doanh nghiệp
EVNSPC số hóa trên lĩnh vực sản xuất - kinh doanh
18:25' - 10/06/2021
Ông Nguyễn Phước Đức, Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) cho biết, trong giai đoạn 2021 -2022 tính đến năm 2025, Tổng công ty đang triển khai chuyển đổi số với 5 nhiệm vụ trọng tâm.
-
Hàng hoá
Giá tăng cao và thiếu hụt nguồn cung đe dọa ngành sản xuất gỗ xẻ ở Nhật Bản
07:37' - 10/06/2021
Mặc dù khoảng 70% diện tích đất của Nhật Bản được rừng che phủ, nhưng khoảng một nửa số gỗ được sử dụng để xây dựng nhà ở tại nước này lại đang được nhập khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng giám đốc Tập đoàn Marubeni, Nhật Bản
21:16' - 14/07/2025
Chiều 14/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Masayuki Omoto, Tổng Giám đốc Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp bàn mở rộng cao tốc: Cú hích hạ tầng vùng Tây Nam Bộ
20:38' - 14/07/2025
Chiều 14/7, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Trần Trí Quang đã làm việc với Ban Quản lý dự án 7 (Bộ Xây dựng) về Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Cánh cửa Halal rộng mở cho hàng Việt
19:38' - 14/07/2025
Thị trường Halal toàn cầu hiện có quy mô lên đến hàng nghìn tỷ USD mỗi năm, với lượng người tiêu dùng hiện hơn 2 tỷ người, chiếm gần 25% dân số thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai bổ sung 600.000 m3 đá phục vụ dự án sân bay Long Thành
17:34' - 14/07/2025
Đồng Nai đã phân khai gần 8,4 triệu m3 đá phục vụ các cự án trọng điểm phía Nam. Trong số đó, sân bay Long Thành được phân khai hơn 4,3 triệu m3, cao tốc Biên Hòa–Vũng Tàu phân khai gần 1,8 triệu m3.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp gặp khó với các quy định pháp luật kinh doanh hiện thời
17:04' - 14/07/2025
Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, từ ngày 19/5 tới nay, VCCI nhận được 220 phản ánh về những vướng mắc, khó khăn liên quan tới hệ thống văn bản pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua đề xuất đầu tư cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới
17:01' - 14/07/2025
Chiều 14/7, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ hai (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết nghị một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu phương án hạn chế xe phát thải cao tại khu vực ô nhiễm
16:19' - 14/07/2025
Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh đã có văn bản đề nghị các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, tính toán và đề xuất phương án hạn chế phương tiện giao thông có mức độ phát thải cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ gỡ vướng dự án, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
15:18' - 14/07/2025
Ngày 14/7, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Văn Lâu có buổi làm việc với các sở, ngành thành phố về thực hiện giải pháp tháo gỡ khó khăn giải ngân vốn đầu tư công cho các dự án trọng điểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Cấm xe máy chạy xăng trên Vành đai 1 Hà Nội: Khẩn trương hành động cho vùng phát thải thấp
13:09' - 14/07/2025
Từ nay đến ngày 1/7/2026 không còn nhiều, Hà Nội phải khẩn trương hành động, đẩy mạnh tuyên truyền người dân chuyển đổi phương tiện, đồng thời có các biện pháp tăng cường giao thông công cộng.