RCEP có tạo ra thách thức cho xuất khẩu Việt Nam và ASEAN?
Trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng đến các nền kinh tế khu vực, Tiến sĩ Chheang Vannarith - Chủ tịch Viện nghiên cứu Tầm nhìn châu Á (AVI) có trụ sở tại Phnom Penh, cho rằng cuộc khủng hoảng dịch bệnh lại trở thành “xung lực” để các nước có lợi ích nhanh chóng ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Trao đổi với phóng viên TTXVN thường trú tại Campuchia ngày 10/11, Tiến sĩ Chheang Vannarith, chuyên gia phân tích kinh tế - chính trị Đông Nam Á cho rằng đại dịch COVID-19 đã buộc các nước phải hội nhập mạnh mẽ và tích cực hơn nữa, kết nối nền kinh tế của mình nhằm nhanh chóng hồi phục từ cuộc suy thoái hiện nay.
Với 15 quốc gia (trừ Ấn Độ rút lui) đã đạt được thỏa thuận về RCEP hồi tháng 11/2019, gồm các nước thành viên ASEAN và đối tác đối thoại Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand, RCEP được đánh giá là Hiệp định tự do thương mại lớn nhất thế giới, các quốc gia thành viên với tổng dân số hơn 2,2 tỉ người, tương đương 30% dân số thế giới.
Mức GDP kết hợp của các nước thành viên RCEP là 25.600 tỷ USD trong năm 2019, tương đương 29,3% GDP thế giới. Kim ngạch thương mại cả khối đạt hơn 10.400 tỷ USD, chiếm 27,4% giá trị buôn bán thế giới.
Trong tương quan của cả hiệp định RCEP, khối ASEAN với dân số khoảng 650 triệu người, tổng GDP khoảng hơn 3.111 tỷ USD, tăng trưởng bình quân đạt 4,7%/năm, được xem là thị trường đặc biệt quan trọng của Việt Nam và là thị trường đầu tiên cho các sản phẩm của Việt Nam thử sức cạnh tranh trước khi bước ra thị trường thế giới.
Trong quan hệ thương mại với ASEAN, Việt Nam luôn nhập siêu với kim ngạch nhập khẩu chiếm 55% tổng kim ngạch thương mại. Tuy nhiên, tăng trưởng bình quân xuất khẩu luôn cao hơn tăng trưởng bình quân nhập khẩu (khoảng 3-5%).
Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN đạt gần 25 tỷ USD, tăng 1,3% so với năm 2018 và 30% so với năm 2016. Riêng tháng 10/2020 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường ASEAN đạt 18,9 tỷ USD, giảm 11,4% và nhập khẩu từ thị trường ASEAN đạt 24,4 tỷ USD, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang các thị trường ASEAN là điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sản phẩm dệt may… Trong khi đó Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị; xăng dầu; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện…
Vài năm gần đây, Thái Lan và Indonesia đã trở thành các thị trường nhập khẩu ô tô lớn nhất của Việt Nam, vượt qua các thị trường truyền thống như Mỹ, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Nhìn nhận về ý nghĩa của hiệp định RCEP với khối ASEAN, Tiến sĩ Chheang Vannarith cho rằng thỏa thuận này có thể làm biến đổi toàn cảnh dòng thương mại và đầu tư tại châu Á-Thái Bình Dương, thúc đẩy các chuỗi cung ứng nội khối, tăng cường niềm tin trong giới kinh doanh khu vực.
Về những kỳ vọng của Campuchia với hiệp định RCEP, Chủ tịch Viện Tầm nhìn châu Á (AVI) cho rằng Campuchia luôn ủng hộ tiến trình xây dựng RCEP do Việt Nam điều phối và thúc đẩy. Ông nhấn mạnh rằng trong bối cảnh hiện nay, Campuchia đã sẵn sàng ký hiệp định RCEP nhân Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Việt Nam.
Đặc biệt với Campuchia, RCEP có thể mở ra những cơ hội thị trường mới cho các sản phẩm của quốc gia này, đặc biệt là mặt hàng nông nghiệp. Nhà phân tích thuộc viện AVI cho rằng RCEP còn giúp thu hút thêm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Campuchia cũng như các nước khác trong khu vực.
Về mặt chính trị và chiến lược, việc hoàn tất đàm phán RCEP còn gửi đi tín hiệu rõ ràng rằng các nền kinh tế châu Á không chấp nhận xu thế đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Hợp tác chặt chẽ đẩy lùi đại dịch COVID-19
17:46' - 10/11/2020
Chiều 10/11, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có buổi đối thoại trực tuyến dưới hình thức “Ba bên (troika) mở rộng” với Thụy Sỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan sẽ thúc đẩy ba chương trình nghị sự chính tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37
17:36' - 10/11/2020
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan, Thái Lan sẽ nỗ lực thúc đẩy ba chương trình nghị sự chính là ứng phó với sự lây lan và tác động của COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia nhận định RCEP là điểm nhấn tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37
17:19' - 10/11/2020
Bộ Thương mại Quốc tế và Công nghiệp Malaysia (MITI) cho rằng việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ là kết quả trung tâm của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37.
-
Kinh tế Việt Nam
Những dấu ấn của Việt Nam trong ASEAN
16:14' - 10/11/2020
25 năm qua, kể từ khi gia nhập ASEAN (28/7/1995), Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cảnh báo áp lại mức thuế cao nếu không đạt được thỏa thuận thương mại
13:12'
Washington có thể áp lại mức thuế quan cao với các nước đối tác như đã công bố hồi đầu tháng Tư vừa qua, nếu không đạt được thỏa thuận trước ngày 8/7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong kỷ niệm 28 năm trở về Trung Quốc
11:24'
Sáng 1/7, tại Quảng trường Kim Tử Kinh, quận Wanchai, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã diễn ra lễ thượng cờ nhân kỷ niệm 28 năm ngày Hong Kong trở về Trung Quốc (1/7/1997-1/7/2025).
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Tổng thống D.Trump kết luận Đại học Harvard vi phạm luật liên bang
08:16'
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo với Đại học Harvard kết quả điều tra cho thấy trường đã vi phạm luật liên bang về quyền công dân.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo có thể tăng thuế cao hơn
08:15'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo nhiều quốc gia có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn đáng kể sau ngày 9/7.
-
Kinh tế Thế giới
5 dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế thế giới
08:15'
Ngoài những biến động thị trường trong ngắn hạn, có ít nhất 5 thay đổi cấu trúc có thể định hình lại cục diện kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành vận tải đường biển đối mặt với nguy cơ mất an toàn vì nhiễu loạn GPS
17:47' - 30/06/2025
Nhiều con tàu vận tải đi qua Biển Đen, Biển Đỏ, Biển Baltic và đặc biệt là Vịnh Ba Tư cùng eo biển Hormuz có nguy cơ mất an toàn vì nhiễu loạn định vị GPS.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Giá hơn 2.000 mặt hàng thực phẩm sẽ tăng gấp 5 lần so với năm ngoái
16:54' - 30/06/2025
Kết quả khảo sát của công ty tư nhân Teikoku Databank công bố ngày 30/6 cho thấy, dự kiến giá thực phẩm sẽ tăng đối với 2.105 mặt hàng trong tháng Bảy, gấp khoảng 5 lần cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Iran hạ thấp tuyên bố của Mỹ về cuộc không kích các cơ sở hạt nhân
16:23' - 30/06/2025
Nhà lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã "phóng đại" kết quả chiến dịch không kích nhằm vào các cơ sở hạt nhân của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận giảm thuế giữa Mỹ và Anh chính thức có hiệu lực
15:01' - 30/06/2025
Thỏa thuận thương mại được ký kết giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Keir Starmer, trong đó giảm một số loại thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Anh, đã chính thức có hiệu lực.