RCEP đứng trước nguy cơ “lỡ hẹn”
Chủ tịch Ủy ban Đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Đàm phán thương mại quốc tế thuộc Bộ Thương mại Indonesia, ông Iman Pambagyo, cảnh báo việc bổ sung thêm một số thành tố trong Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ khiến tiến trình đàm phán chệch hướng.
Ngày 23/4, hãng Bloomberg đưa tin phát biểu tại một diễn đàn ở Singapore, Chủ tịch Pambagyo nói rằng các bên tham gia đàm phán có quyết tâm chính trị hoàn tất RCEP, tuy nhiên vẫn còn có khác biệt về lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ. Nội dung văn bản thỏa thuận hiện mới chỉ đạt 10%.
Ông bày tỏ lạc quan về đàm phán liên quan đến mở cửa thị trường và văn bản về nội dung này có thể hoàn tất trong năm nay. Triển vọng tốt nhất là RCEP sẽ được ký kết trong năm tới.
Chủ tịch Pambagyo cho rằng Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand cùng với 10 quốc gia thành viên ASEAN sẽ cần phải chấp nhận quan điểm đa số trong một số lĩnh vực. Ông cũng hối thúc các nước tham gia đàm phán không đưa một số nội dung của TPP vào RCEP.
RCEP được xem là hiệp định thương mại mở rộng của ASEAN với các đối tác, là khối thương mại chiếm 50% dân số thế giới và 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Khác với TPP, RCEP không yêu cầu các nước thành viên tuân thủ các điều khoản về bảo vệ quyền lao động, nâng cao tiêu chí về môi trường.
Nhưng cũng giống như TPP, đàm phán RCEP gặp phải nhiều trở ngại lớn trước khi đi tới thỏa thuận cuối cùng. Ấn Độ hiện nêu yêu cầu tự do hóa hơn nữa về dịch vụ - ngành chiếm khoảng 50% GDP của nước này và có tác động đến dòng dịch chuyển lao động xuyên biên giới.
Điểm bế tắc lớn nhất là việc nới lỏng các quy định giúp cho lao động trong ngành công nghệ thông tin làm việc ở nước ngoài. Trung Quốc nhanh chóng lên tiếng ủng hộ sớm ký kết RCEP ngay sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi TPP. Ở tầm vĩ mô, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thể hiện sự ủng hộ toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại.
Chủ tịch Pambagyo cũng chia sẻ thông tin về nhiệm vụ đầy khó khăn trong việc tìm kiếm đồng thuận giữa các nhóm nước khác nhau – từ quốc gia kém phát triển như Lào cho tới nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc.
Vòng đàm phán vừa qua tại Nhật Bản quy tụ 700 quan chức, với 10 nhóm làm việc khác nhau và hơn một nửa trong số này là các tiểu ban chuyên vè hành hóa và dịch vụ. Tiến trình đàm phán tới đây có thể sẽ huy động nguồn lực đông hơn nữa.
Theo ông Pambagyo, thảo luận về thống nhất văn bản chậm tiến triển vì nhiều lý do. Nhiều nước muốn giải quyết dứt điểm từng mục trước khi chuyển sang mục khác. Một số nước cử chuyên gia đàm phán tham gia nhiều nhóm làm việc khác nhau, dẫn đến không thể thảo luận song song.
Số khác thì cho rằng không cần phải vội vã vì các vấn đề tiếp cận thị trường rất gai góc. Cá biệt, tranh cãi giữa các nước thành viên về đàm phán hiệp định song phương bên lề hội đàm lại được đem vào các cuộc thảo luận đa phương RCEP.
Vòng đàm phán tới đây sẽ diễn ra tại Manila, Philippines trong tháng 5, sau đó là các phiên thảo luận ở Ấn Độ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN nỗ lực ký kết RCEP trong năm 2017
21:00' - 10/03/2017
Các Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN đạt được cam kết chung tăng cường hội nhập thương mại thông qua quan hệ đối tác thương mại khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
RCEP sẽ định hình tự do hóa thương mại và kinh tế châu Á
15:42' - 10/03/2017
Các Bộ trưởng Kinh tế của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã cam kết tăng cường hội nhập thương mại thông qua quan hệ đối tác thương mại khu vực RCEP.
-
Kinh tế Thế giới
Philippines cam kết thúc đẩy một kết thúc ý nghĩa cho RCEP vào cuối năm nay
20:24' - 06/03/2017
Hiệp định RCEP nhằm mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác giữa ASEAN và sáu nước đối tác đối thoại, khi Hội nghị Bộ trưởng Thương mại của khối sẽ diễn ra ở Manila trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Khởi động vòng đàm phán mới RCEP sau khi Mỹ rút khỏi TPP
13:42' - 27/02/2017
Đàm phán RCEP được khởi động trở lại vào ngày 27/2 là vòng đầu tiên kể từ sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định Mỹ rút khỏi TPP vào tháng 1 vừa qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27'
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng đạt "thỏa thuận nguyên tắc" trước hạn chót của Mỹ
08:17'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 3/7 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã "sẵn sàng cho một thỏa thuận" với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật 4.500 tỷ USD của Mỹ đang chờ Tổng thống ký phê chuẩn
07:59'
Ngày 3/7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của Tổng thống Donald Trump, trị giá 4.500 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04' - 03/07/2025
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53' - 03/07/2025
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27' - 03/07/2025
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.