RCEP kỳ vọng mang lại cục diện mới cho thương mại khu vực và quốc tế
Trải qua nhiều vòng đàm phán kể từ năm 2012 giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN và 6 đối tác đối thoại, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) được đánh giá là FTA lớn nhất thế giới bởi bao trùm một thị trường khổng lồ có quy mô 24,8 nghìn tỷ USD và hơn 2,3 tỷ người.
Do đó, Hội nghị RCEP lần thứ 10 do Bộ Công Thương chủ trì sẽ diễn ra vào ngày 23/6 tới tại Hà Nội được kỳ vọng sẽ mang lại cục diện mới, kết cấu mới cho thương mại khu vực và quốc tế. Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Hiệp định RCEP được khởi động vào tháng 11/2012 tại Phnom Penh (Campuchia) như một sáng kiến của ASEAN nhằm khuyến khích thương mại giữa các quốc gia thành viên và sáu quốc gia đối tác gồm: Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc - đều đã có các hiệp định thương mại tự do độc lập với ASEAN. Việc cùng tham gia RCEP sẽ thúc đẩy thương mại trong toàn nhóm bằng cách giảm thuế, chuẩn hóa các quy tắc và thủ tục hải quan và mở rộng tiếp cận thị trường, nhất là giữa các quốc gia không có thỏa thuận thương mại hiện có. Chia sẻ về quá trình đàm phán RCEP, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, đây có thể nói là một trong những cuộc đàm phán thương mại phức tạp. Ngay từ trước khi bắt đầu đàm phán, tất cả các nước đã thống nhất mục tiêu đạt được một hiệp định thương mại tự do toàn diện, chất lượng cao và đem lại lợi ích cho tất cả các bên. Trong các đối tác tham gia đàm phán, có những đối tác đã ký kết hiệp định FTA với nhau, nghĩa là đã cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ cho nhau ở mức độ nhất định. Chẳng hạn, ASEAN đã ký kết các FTA với từng đối tác trong số 6 đối tác này, nhưng cũng có nhiều nước chưa ký kết FTA với nhau như Ấn Độ với Trung Quốc, Australia, New Zealand, Nhật Bản với Hàn Quốc. Vì vậy, cả 16 nước cùng đạt được một mức độ mở cửa thị trường chung là điều rất khó. Ngoài ra, bên cạnh quy mô lớn của Hiệp định thì trình độ phát triển kinh tế của các nước thành viên cũng rất khác biệt, ngay các nước ASEAN cũng có trình độ phát triển khác nhau, chính sách khác nhau về các lĩnh vực đàm phán như: chính sách cạnh tranh, đầu tư, sở hữu trí tuệ. Do vậy, trong quá trình đàm phán, các bên luôn phải tìm các giải pháp xử lý vướng mắc; đồng thời, hài hòa được lợi ích giữa các bên. Với mục tiêu đạt được một hiệp định chất lượng cao và cân bằng về lợi ích, Việt Nam đã tích cực tham gia thảo luận và chủ động đề xuất những giải pháp linh hoạt trong nhiều lĩnh vực để xử lý những vấn đề vướng mắc giữa các bên trong khi vẫn đảm bảo lợi ích quốc gia. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, khi RCEP được thực thi sẽ tạo ra một thị trường với quy mô khoảng 3,5 tỷ người tiêu dùng và GDP xấp xỉ 49.000 tỷ USD, chiếm khoảng 39% GDP toàn cầu. Đặc biệt, qua đó sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi cho thương mại. Hiệp định này dự kiến sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu, giúp kinh tế của các nước ASEAN phát triển; trong đó có Việt Nam và các nước đối tác. Hơn nữa, trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực đang gặp phải những trở lực nhất định của bảo hộ mậu dịch, việc đàm phán thành công sẽ góp phần vào việc tạo lập cấu trúc thương mại mới trong khu vực, thúc đẩy toàn cầu hóa theo hướng tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại một cách bền vững. Riêng với Việt Nam, việc kết thúc đàm phán RCEP sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Phân tích từ các chuyên gia cho thấy, tuy Hiệp định RCEP mang đến cơ hội tiếp cận quy mô thị trường lớn hơn nhưng có khả năng tạo ra hiệu ứng bất lợi cho xuất khẩu của ASEAN. Một trong những công cụ chính sách thương mại quan trọng của hiệp định này là loại bỏ thuế quan đối với hàng nhập khẩu giữa các thành viên. Bởi thông thường, việc loại bỏ thuế quan dự kiến sẽ tăng xuất khẩu nhưng trong bối cảnh ASEAN, việc loại bỏ thuế quan theo RCEP sẽ khiến các nhà xuất khẩu trong ASEAN có thể phải đối mặt với nhu cầu thấp hơn đối với hàng hóa tại các thị trường mà các đối tác đối thoại dành ưu đãi theo FTA ASEAN + 1. Dự kiến được ký trong năm 2020, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) là hiệp định khu vực nhằm tự do hóa thương mại đầu tư và tăng cường hợp tác kinh tế tại các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương. Do vậy, các chuyên gia cho rằng cần giải quyết các vấn đề như hàng rào phi thuế quan, quyền sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và kích thích sự đổi mới của các doanh nghiệp ASEAN; trong đó có Việt Nam để mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu phát triển./.- Từ khóa :
- RCEP
- hiệp định RCEP
- bộ công thương
- asean
- hiệp định evfta
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
RCEP và những thách thức từ đại dịch COVID-19
06:00' - 19/06/2020
Đại dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều nền kinh tế của các quốc gia và có thể là nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu ký kết RCEP trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Hiệp định RCEP dự kiến vẫn được ký kết trong năm nay
17:25' - 03/05/2020
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Chan Chun Sing khẳng định Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vẫn đang trong quá trình dự kiến được ký kết vào cuối năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Nỗ lực thúc đẩy đàm phán Hiệp định RCEP
13:49' - 11/03/2020
Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi hy vọng rằng, sau khi bàn thảo trong hội nghị lần này thì có thể hoàn tất các văn kiện vào tháng 5 và ký vào cuối năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ áp thuế 50% với đồng nhập khẩu: Tác động ra sao tới thị trường trong nước?
17:20'
Giới chuyên môn nhìn nhận xu hướng tăng thuế từ phía Mỹ không gây ra những lo ngại đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chính quyền địa phương 2 cấp phải vận hành thông suốt và đồng bộ
14:22'
Thủ tướng yêu cầu chính quyền địa phương 2 cấp phải vận khẩn trương, hiệu quả, với phương châm “làm việc nào dứt việc đấy, làm việc nào ra việc đấy; tạo sự thông suốt, chuyên nghiệp và đồng bộ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương
14:11'
Sáng 13/7, tại Lạng Sơn, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương, Cụm miền núi Đông Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ĐBSCL
10:45'
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại Cần Thơ, bàn về chính quyền địa phương 2 cấp, tiến độ dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển 1 triệu ha lúa tại ĐBSCL.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá
09:27'
Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:08'
Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam có các thông tin nổi bật như xe máy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ 1/7/2026, chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34' - 12/07/2025
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.