RCEP: Thách thức hay cơ hội của Ấn Độ?
Theo bài viết đăng trên báo The Straits Times, năm 1989, khi Bức tường Berlin sụp đổ, những người chứng kiến những khối bê tông đổ xuống đều hiểu rằng trật tự thế giới đã đột ngột thay đổi. Những năm sau đó, tăng trưởng kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại đã mở rộng trên toàn cầu, và hầu hết các nền kinh tế châu Á đã tăng trưởng mạnh ở mức hai con số.
Giờ đây, vào năm 2019, người ta dường như lại có cảm giác tương tự về sự thay đổi của trật tự toàn cầu. Với vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày càng ít hiệu quả hơn, việc thực thi các nguyên tắc thương mại toàn cầu sẽ gặp nhiều khó khăn. Những nguyên tắc đó đã làm cơ sở cho sự tăng trưởng thần kỳ trong thương mại quốc tế trong ba thập kỷ qua.Cơ chế thương mại toàn cầu mà không thiếu một trọng tài như WTO sẽ dẫn đến việc các bên tham gia hệ thống không còn quan tâm đến việc “chơi theo luật”. Vào thời điểm này, ngày càng nhiều nước lớn đang dựng lên những hàng rào thương mại, khiến các công ty phải tính toán cách thức đối phó. Sự bất ổn và rủi ro thương mại gia tăng có tác động rất xấu đến môi trường đầu tư toàn cầu.Mặc dù châu Á được coi là một “công xưởng xuất khẩu” trong nhiều thập kỷ qua, các nước châu Á đã không tập trung vào việc trao đổi hàng hóa dịch vụ với các nước láng giềng của mình. Điều này giờ đây đang thay đổi. Châu Á đang định hướng lại thương mại, từ các thị trường truyền thống như Mỹ và châu Âu để hướng sang thị trường tiêu dùng trong nội bộ khu vực.Tuy nhiên, châu Á đang thiếu một cơ sở hạ tầng để quản lý sự thay đổi này. Các dàn xếp về thể chế và một loạt thỏa thuận thương mại tự do hiện nay của khu vực không phù hợp với trật tự tương lai.Trong bối cảnh tồn tại những thách thức trong cơ chế thương mại toàn cầu, ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand đã dành nhiều năm làm việc nhằm thiết lập một dàn xếp thương mại toàn diện cho khu vực, đó là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Chính phủ 16 nước thành viên đang nỗ lực hoàn tất các cuộc đàm phán vào tháng 11 tới.
Những trở ngại đối với RCEP lớn hơn so với những gì mà hầu hết các bên tham gia hình dung. Với Ấn Độ, chúng thậm chí còn khó khăn hơn. Trong khi 16 nước châu Á nỗ lực hoàn tất thỏa thuận thương mại này vào tháng 11/2019, Ấn Độ bị đánh giá là “chướng ngại vật” bởi các chiến thuật trì hoãn của New Delhi đã khiến một số nước tham gia thậm chí đưa ra một lựa chọn là ký kết RCEP mà không có Ấn Độ.Chính phủ Ấn Độ được cho là chỉ tập trung vào trong nước và liên hiệp với khu vực công nghiệp theo xu hướng bảo hộ truyền thống của nước này. Dường như họ chưa hiểu được nguyên tắc “cho và nhận” trong bất kỳ thỏa thuận thương mại nào, mặc dù nhiều nhà hoạch định chính sách Ấn Độ nhận thấy cần phải ký kết RCEP để tiếp cận với các thị trường châu Á đang tăng trưởng.Ấn Độ cũng lo ngại mối đe dọa do Australia gây ra đối với thương mại nông sản của nước này. Nỗi lo sợ về sự cạnh tranh từ Trung Quốc và Australia không phải là duy nhất đối với Ấn Độ. Trong khi đó, các nước khác coi những lợi thế dài hạn của việc tiếp cận toàn diện tới tất cả các thị trường châu Á quan trọng hơn là bảo vệ ngành công nghiệp trong nước kém hiệu quả.Trong khi đó, với ngành dịch vụ, Ấn Độ có kinh nghiệm tốt tại các nước nói tiếng Anh, với những thành quả lớn nhất tại Mỹ và Anh. Nhưng ảnh hưởng của Ấn Độ tại các nước không nói tiếng Anh là rất nhỏ. Mặc dù vậy, mối đe dọa từ việc Trung Quốc bán phá giá lại thực tế hơn. Ấn Độ cần một chiến lược “cho và nhận” với Trung Quốc để giải quyết vấn đề này. Một biện pháp ở đây có thể là tập trung vào những hạng mục trước đây đã gặt hái được thành công với Trung Quốc mà Ấn Độ có lợi thế cạnh tranh như công nghệ thông tin, truyền thông, linh kiện ô tô…Ấn Độ cần sự can thiệp chính trị ở cấp cao nhất để phá vỡ thế bế tắc này và để được coi là chủ động và trung thực trong các cuộc đàm phán RCEP. Năm 1991, Ấn Độ đã mở cửa nền kinh tế một cách táo bạo cho người nước ngoài, bất chấp sự phản đối từ ngành công nghiệp trong nước, và tham gia WTO. Kết quả là nước này đã chứng kiến sự tăng trưởng thần kỳ trong hai thập kỷ sau đó. Một thời điểm nữa tương tự đang chờ đợi Ấn Độ trong RCEP. Nếu thiếu RCEP, sự hội nhập của Ấn Độ với châu Á đang phát triển nhanh chóng sẽ khó được thực hiện. Kế hoạch của nước này nhằm thu hút các chuỗi cung ứng - hiện tập trung ở Trung Quốc - để xây dựng và phát triển cơ sở chế tạo vẫn còn nằm trên kế hoạch. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ yên tâm hơn khi biết rằng chính sách của Ấn Độ sẽ gắn với nền tảng RCEP.Với thắng lợi trong cuộc bầu cử, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang có được sự ủng hộ để thực hiện những bước đi táo bạo như chính sách “Hành động phía Đông” thay vì chỉ “hướng Đông”. Việc Chính phủ hành động như thế nào sẽ quyết định số phận của Ấn Độ trong những thập kỷ tới./.- Từ khóa :
- wto
- rcep
- ấn độ
- đàm phán rcep
- châu á
- đông nam á
- asean
- chính sách hướng đông
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Iran và Ấn Độ sẽ ký thỏa thuận thương mại lớn vào cuối năm nay
09:28' - 30/08/2019
Đại sứ Iran tại Ấn Độ Ali Chegeni cho biết Tehran và New Delhi có khả năng sẽ ký kết một thỏa thuận lớn vào cuối năm nay nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại song phương.
-
Doanh nghiệp
Xiaomi nhiều tham vọng khi chuyển hướng sang lĩnh vực dịch vụ tài chính Ấn Độ
20:23' - 23/08/2019
Nhà sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) Xiaomi của Trung Quốc dự kiến sẽ ra mắt dịch vụ cho vay tiêu dùng ở Ấn Độ trong những tuần tới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ chi 1.400 tỷ USD phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại
15:11' - 15/08/2019
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 15/8 cho biết sẽ đầu tư 1.400 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại, qua đó giúp tăng gần gấp đôi quy mô nền kinh tế hiện nay lên 5.000 tỷ USD trong 5 năm tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan khởi sắc trong tháng 10/2024
18:49'
Sản xuất công nghiệp Thái Lan tăng theo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoại trừ ô tô. Thặng dư tài khoản vãng lai là 0,7 tỷ USD vào tháng 10, tăng nhẹ so với mức 0,6 tỷ USD của tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại xung quanh ngân sách bổ sung hơn 90 tỷ USD của Nhật Bản
18:45'
Chính phủ Nhật Bản hôm 29/11 thông qua khoản ngân sách bổ sung, trị giá 13.900 tỷ yen (92,6 tỷ USD), hỗ trợ gói kinh tế mới nhằm giảm bớt áp lực tài chính do lạm phát gây ra cho các hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50'
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15'
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường quan hệ với Canada, Singapore trong khuôn khổ CPTPP
11:03'
Ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Mai Phước Dũng: Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả
10:14'
Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ "hành động" nếu Mỹ tăng cường kiểm soát chip
10:12'
Ngày 28/11, Trung Quốc cảnh báo nước này sẽ thực hiện các “hành động cần thiết” để bảo vệ những doanh nghiệp Trung Quốc nếu Mỹ gia tăng các biện pháp kiểm soát chip.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).