Rủi ro và quản lý giám sát tài sản ảo
Ngày 31/10, chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã công bố “Tuyên bố chính sách về phát triển tài sản ảo ở Hong Kong” trong bối cảnh chỉ vài ngày trước đó, sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất toàn cầu FTX tuyên bố phá sản.
Được coi là công ty “ngôi sao” đáng tin cậy nhất trên thị trường tiền ảo. Tuy nhiên, sự phá sản của FTX đã khiến thế giới thiếu niềm tin vào tài sản ảo.Đồng thời, điều này cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với Hong Kong trong việc phát triển tài sản ảo và nhiều rủi ro. Việc quản lý giám sát tài sản ảo thu hút sự quan tâm của nhiều người.Tài sản ảo có thể giao dịch và chuyển nhượng thông qua môi trường số, đồng thời có thể được sử dụng để thể hiện giá trị số cho mục đích thanh toán hoặc đầu tư, bao gồm thể hiện giá trị số dưới dạng phương tiện trao đổi, đơn vị tài khoản và lưu trữ giá trị…Nhìn chung, tài sản ảo có thể phân thành ba loại: Một là token thanh toán, trao đổi, bao gồm tiền ảo như bitcoin và litecoin…; Hai là token đầu tư, chứng khoán và ba là công cụ tiện ích để truy cập ứng dụng hoặc dịch vụ.
Xét từ hình thức tồn tại của tài sản ảo có thể thấy rằng có thể có các nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP) khác nhau, VASP chủ yếu đại diện cho một thể nhân hoặc pháp nhân khác để thực hiện các hoạt động như trao đổi giữa tài sản ảo và tiền tệ pháp định; trao đổi giữa một hoặc nhiều loại tài sản ảo; chuyển nhượng tài sản ảo; công cụ quản lý tài sản ảo hoặc kiểm soát tài sản ảo; tham gia và cung cấp các dịch vụ tài chính liên quan đến việc phát hành, bán tài sản ảo.Trên thực tế, tài sản ảo vừa không phải do ngân hàng trung ương hoặc tổ chức công phát hành, vừa không phải do tổ chức công bảo đảm, đồng thời cũng không cấu thành nghĩa vụ đối với ngân hàng trung ương. Chúng luôn có sự khác biệt về bản chất với tiền tệ pháp định.Mặc dù một số ngân hàng trung ương đã nghiên cứu tiền điện tử do ngân hàng trung ương phát hành, nhưng không thể ngăn chặn các phần tử tội phạm lợi dụng tính ẩn danh của khóa riêng và khóa chung của tài sản ảo, khiến các rủi ro liên tục xuất hiện.Do đó, cần tiến hành các giám sát và đánh giá cần thiết đối với loại hình, quy mô rủi ro mọi nơi, mọi lúc. Ngoài ra, do tài sản ảo không phân biệt quốc gia, thiếu phương pháp giám sát và quản lý thống nhất ở cấp độ quốc tế nên đã làm gia tăng rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố. Vì vậy, cần phải xây dựng một khung quản lý giám sát mang tính toàn cầu để hạ thấp rủi ro một cách hiệu quả.Hiện nay, về nguyên tắc các nhà cung cấp tài sản ảo và dịch vụ tài sản chịu sự ràng buộc của Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính quốc tế (FATF). FATF yêu cầu các thành viên phải có năng lực nhận biết, đánh giá và hiểu biết rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố liên quan đến các hoạt động của tài sản ảo, cần tăng cường thẩm tra đối với các loại tiền ảo có thể chuyển đổi và phi tập trung có rủi ro cao.Do đó, các thành viên cần phải sử dụng phương thức tiếp cận dựa trên cơ sở rủi ro (RBA) để áp dụng các biện pháp chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố tương ứng với những rủi ro đã xác định. Để bảo đảm việc quản lý giám sát đầy đủ và hiệu quả đối với các nhà cung ứng dịch vụ tài sản ảo, hạ thấp rủi ro liên quan đến tài sản ảo, FATF cần có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, bắt buộc cung cấp thông tin, cũng như thực hiện một loạt biện pháp kỷ luật và trừng phạt tài chính, bao gồm quyền thu hồi, hạn chế hoặc đình chỉ giấy phép, đăng ký của VASP.Tuy nhiên, môi trường pháp lý chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố không được ngăn cản sự đổi mới sáng tạo của các công ty, cung cấp dịch vụ tài chính ngày càng nhiều và thúc đẩy ngành tài chính phát triển đa dạng hóa. Xét từ góc độ môi trường hoạt động của tài sản ảo, hầu hết các khu vực pháp lý vẫn chưa đưa ra các biện pháp liên quan đối với hoạt động của tài sản ảo, đặc biệt là trong lĩnh vực chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố, nên không thể quản lý giám sát các hoạt động này cũng như những rủi ro phát sinh.Việc quản lý giám sát hoạt động của tài sản ảo là một nhiệm vụ phức tạp liên quan đến nhiều bên lợi ích, vì vậy cần phải xây dựng một nhóm biện pháp mang tính toàn cầu thống nhất trong khuôn khổ FATF để giảm thiểu hoặc hạ thấp các rủi ro liên quan đến tài sản ảo./.- Từ khóa :
- FTX tuyên bố phá sản
- tiền ảo
- bitcoin
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Nền tảng tiền điện tử FTX phá sản: Nguyên nhân và hệ lụy
06:30' - 16/11/2022
Sự sụp đổ của FTX đang làm chao đảo thế giới tiền ảo. 10 ngày trước, nền tảng này còn được coi là nền tảng giao dịch lớn thứ hai trên thế giới về tiền điện tử.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ điều tra sự sụp đổ của sàn giao dịch tiền điện tử FTX
11:02' - 15/11/2022
Các nhà quản lý đã mở một loạt cuộc điều tra sau sự sụp đổ bất ngờ của sàn giao dịch tiền điện tử FTX vào tuần trước.
-
Tài chính & Ngân hàng
Sàn FTX thông báo về việc đảm bảo tài sản
08:58' - 14/11/2022
Giám đốc điều hành mới của sàn giao dịch tiền điện tử FTX - ông John Ray ngày 13/11 cho biết công ty này đang nỗ lực để "đảm bảo tất cả tài sản".
-
Chuyển động DN
Nguồn quỹ của khách hàng trên FTX “bốc hơi” 1-2 tỷ USD
14:48' - 13/11/2022
Sau khi FTX Group nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo chương 11 của Luật phá sản Mỹ, hãng Reuters cho hay 1-2 tỷ USD từ nguồn quỹ của khách hàng đã biến mất khỏi FTX.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Tác động từ vụ nổ cảng Shahid Rajaee của Iran
06:30'
Sự gián đoạn của cảng Shahid Rajaee có thể gây tác động kinh tế và an ninh lớn hơn đối với Iran và các tuyến thương mại trong khu vực.
-
Phân tích - Dự báo
Nguy cơ biến động giá dầu mỏ
05:30'
Theo EIA, khó có quốc gia nào vượt qua kỷ lục sản lượng của Mỹ trong tương lai gần, vì chưa nước nào đạt công suất 13 triệu thùng/ngày.
-
Phân tích - Dự báo
Doanh nghiệp Pháp ứng phó với cuộc chiến thương mại – Bài cuối: Thích nghi với trạng thái “bình thường mới”
06:30' - 28/04/2025
Theo nhật báo Le Figaro, trong bối cảnh thương mại toàn cầu ẩn chứa nhiều rủi ro như hiện nay, gần như tất cả các khoản đầu tư đều có khả năng bị xem xét giảm xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Doanh nghiệp Pháp ứng phó với cuộc chiến thương mại – Bài 1: Làn sóng cắt giảm đầu tư
05:30' - 28/04/2025
Động thái tăng thuế quan của Mỹ đang tạo ra những thách thức lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, có thể dẫn đến biến động lớn về sức tiêu thụ ô tô và nhiều mặt hàng công nghiệp, tiêu dùng khác nhau.
-
Phân tích - Dự báo
Nguy cơ leo thang căng thẳng thương mại EU-Mỹ
06:30' - 27/04/2025
Ủy ban châu Âu (EC) vừa có động thái mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm "nắn gân" các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới khi tuyên bố mức phạt kỷ lục đối với Apple và Meta.
-
Phân tích - Dự báo
Tại sao Mỹ tăng thuế đối với cà chua nhập khẩu từ Mexico?
05:30' - 27/04/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/4 tuyên bố sẽ áp thuế 20,91% đối với hầu hết cà chua nhập khẩu từ Mexico, với lý do giá cả “không công bằng”.
-
Phân tích - Dự báo
Một kỷ nguyên mới đầy bất ổn đối với kinh tế thế giới
06:30' - 26/04/2025
IMF, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 2,8% trong năm 2025 và 3% năm 2026, từ mức dự báo trước đó là 3,3% cho cả hai năm.
-
Phân tích - Dự báo
Ngã rẽ quan trọng của ngành thép Anh
05:30' - 26/04/2025
Ngành thép Anh đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, từ bán phá giá, chi phí sản xuất tăng cho đến thuế quan 25% mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành với thép, nhôm nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ ra tín hiệu sẵn sàng hạ nhiệt thuế quan với Trung Quốc
08:41' - 25/04/2025
Cổ phiếu Mỹ tăng giá nhờ hy vọng rằng hai nước có thể hạ thấp các rào cản thương mại lớn mà họ đã dựng lên trong tháng qua...