Sản phẩm nông nghiệp đã xuất hiện và tiêu thụ nhiều ở siêu thị
Thời gian qua, nhiều mặt hàng nông nghiệp tại tỉnh Bình Dương đã dần khẳng định vị thế được thị trường ưa chuộng và xuất hiện trên kệ tại các siêu thị trong nước và dần vươn ra thị trường nước ngoài.
*Từng bước phát triển Mỗi lần đi siêu thị chọn đồ ăn cho gia đình, chị Nguyễn Hoàng Anh, ngụ tại quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh luôn quan tâm và chọn tiêu dùng những sản phẩm thương hiệu của Việt Nam thay vì các loại hàng hóa nhập khẩu. Gần đây gia đình chị hay mua bưởi da xanh Công ty TNHH Nguyễn Thanh Thủy và các loại trái cây của Công ty cổ phần nông nghiệp U&I (Unifarm) vì có chất lượng đồng đều và giá cả phải chăng. Qua tìm hiểu, chị phát hiện ra những mặt hàng này đều ở khu vực Bình Dương, chị cũng khá bất ngờ vì trước nay thường nghĩ Bình Dương là tỉnh phát triển chủ yếu về các khu công nghiệp. Ông Hoàng Long, Giám đốc siêu thị Coo.p mart khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên cho biết, những mặt hàng tiêu dùng về nông sản muốn vào được hệ thống siêu thị phải trải qua nhiều quy trình kiểm định, thăm dò chất lượng, nguồn gốc xuất xứ. Những năm gần đây, các sản phẩm thương hiệu nông sản ở Bình Dương đang được khá nhiều người tiêu dùng tin dùng như: bưởi da xanh của hợp tác xã Tân Mỹ (huyện Bắc Tân Uyên), ổi không hạt trồng theo phương pháp hữu cơ của Hợp tác xã Ổi Thanh Kiên (huyện Phú Giáo), bưởi da xanh Thanh Thủy (huyện Bàu Bàng), chuối vàng và dưa lưới của Unifarm, rau sạch An Tâm… “Khi một sản phẩm chất lượng, không cần quảng bá nhiều, qua thời gian người tiêu dùng luôn lựa chọn” ông Long nói. Đến nay, Bình Dương đã có 2 khu nông nghiệp công nghệ cao gồm Khu nông nghiệp công nghệ cao Tiến Hùng (huyện Bắc Tân Uyên); Khu nông nghiệp công nghệ cao An Thái (huyện Phú Giáo) và nhiều doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Có thể kể đến một số doanh nghiệp quy mô sản xuất lớn như Trang trại Chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao tại xã Tân Hiệp và Phước Sang (huyện Phú Giáo) của Công ty cổ phần Phát triển nông nghiệp Bình Dương; Hệ thống trại chăn nuôi lợn ứng dụng công nghệ cao tại xã Vĩnh Tân (thị xã Tân Uyên); Trại gà của Công ty TNHH Ba Huân tại phường Vĩnh Tân, thị xã Tân Uyên. Các doanh nghiệp đã ứng dụng các quy trình sản xuất hiện đại, khép kín trong chăn nuôi với hệ thống trại lạnh, tự động tất cả các quy trình chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh… Đối với các doanh nghiệp trồng trọt, ứng dụng quy trình sản xuất hiện đại trong nhà kín, nhà màng đối với các loại rau, quả ngắn ngày và thiết kế đầu tư thâm canh hệ thống tưới phun tự động, nhỏ giọt…, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Đến cuối năm 2020, diện tích ứng dụng công nghệ cao, sản xuất cây trồng theo phương pháp hữu cơ trong trồng trọt khoảng 5.435 ha với các loại cây trồng có giá trị như: cây ăn trái, rau và một số loại cây trồng thích nghi với nền sản xuất nông nghiệp đô thị như: nấm, hoa lan, cây cảnh… Chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tiếp tục phát triển với 376 trang trại; trong đó, có 177 trang trại gia cầm, 199 trang trại heo chiếm 68-70% tổng đàn của tỉnh, chủ yếu là của các công ty chăn nuôi qui mô lớn như Công Ty cổ phần nông nghiệp BAF Việt Nam, Công Ty cổ Phần chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty cổ phần Anova-Farm, Công ty cổ phần Ba Huân - Trang trại Bình Dương, Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm 3F Việt.... Qua đó, giá trị bình quân sản xuất nông nghiệp đạt gần 100 triệu đồng/ha/ năm; một số mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao có thu nhập bình quân trên 1 tỷ đồng/ha/năm như mô hình sản xuất dưa lưới, bưởi và các mô hình chăn nuôi trại lạnh. *Hướng tới nông nghiệp sạch Ông Phạm Quốc Liêm, Tổng Giám đốc Unifarm chia sẻ, từ những năm 2007 - 2008, tỉnh Bình Dương định hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Unifarm là đơn vị đầu tiên được tỉnh chọn làm mô hình điểm. Thời điểm mới thành lập, Unifarm chỉ có vỏn vẹn 10 con người, gồm lãnh đạo công ty và cán bộ kỹ thuật. Các thành viên đã chia nhau đi các nước có nền nông nghiệp phát triển như Israel, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản… để học hỏi, tìm hiểu về nông nghiệp công nghệ cao. Hiện tại, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Unifarm ở xã An Thái, huyện Phú Giáo có tổng diện tích hơn 411,75ha; trong đó, cây trồng chủ lực là dưa lưới, chuối mang thương hiệu Dole và Unifarm, ngoài ra còn có một số loại cây đặc sản khác như bưởi, nhãn, bơ… Unifarm đang tạo công ăn việc làm cho hơn 400 lao động địa phương với mức thu nhập trung bình 8 triệu đồng/người/tháng. Ông Liêm cho rằng, khi làm nông nghiệp công nghệ cao cần có tầm nhìn dài hạn, chú ý vào vấn đề kỹ thuật canh tác, quản lý dịch hại, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến và đặc biệt là phải gắn kết việc sản xuất với thị trường tiêu thụ; trong đó, cân bằng giữa trong nước và xuất khẩu. Các doanh nghiệp đủ năng lực có thể tự gây dựng tất cả các yếu tố đầu vào và đầu ra đó cho mình. Riêng các doanh nghiệp, trang trại, nông hộ nhỏ hơn cần chọn hướng liên kết với các đơn vị có nền tảng vững chắc hơn để hình thành một liên kết bền vững, ổn định từ đầu vào đến đầu ra. Rõ ràng, chi phí để đầu tư một mô hình nông nghiệp công nghệ cao là không hề nhỏ, nếu không tính toán thật chi tiết, không xác định gắn bó, phát triển với mô hình này thì không nên đầu tư. Ngoài ra, Bình Dương nói riêng và Chính phủ nói chung đã có những chính sách rất chi tiết về việc khuyến khích đầu tư, nhưng các doanh nghiệp cần hướng dẫn cụ thể để vận dụng chính sách vào thực tế. Trao đổi về việc này, ông Phạm Văn Bông, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương cho biết, từ những năm 2007, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã có những nhìn nhận về việc phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao. Từ năm 2016, UBND tỉnh Bình Dương cũng đã sớm ban hành chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, các mô hình đầu tư sản xuất ứng dụng công nghệ cao được vay vốn với mức lãi suất ưu đãi bằng 70% lãi suất cho vay tối thiểu của Quỹ đầu tư phát triển tỉnh. Hạn mức vay ưu đãi từ 80% - 90% tùy theo quy mô của phương án đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ngoài hỗ trợ vay vốn, Bình Dương còn thành lập các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm thu hút doanh nghiệp đến đầu tư. Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 cũng đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong nông nghiệp như: Tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp đô thị; khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, liên kết để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng. Việc tạo ra các chính sách, tái cơ cấu theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là việc làm lâu dài, nhưng trước mắt ngành muốn đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu nông sản, chuỗi liên kết, truy xuất nguồn gốc xuất xứ để đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng có lợi thế nhằm hỗ trợ những hợp tác xã, doanh nghiệp và nông dân trên địa bàn tỉnh tham gia thực hiện liên kết sản xuất và gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong việc này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh Bình Dương đã phối hợp với các sở, ngành liên quan đẩy mạnh kết nối đưa sản phẩm nông sản của tỉnh vào hệ thống sản xuất, chế biến, kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã xây dựng chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân tham gia các chương trình kích cầu, kết nối giữa nhà sản xuất, nhà phân phối để tạo đầu ra ổn định cho nông sản, trái cây sản xuất trong tỉnh, ông Bông cho biết./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Dịch COVID-19: Nông sản chủ lực của Ninh Thuận gặp khó về đầu ra
10:02' - 21/06/2021
Do ảnh hưởng dịch COVID-19, các giá mặt hàng nông sản chủ lực của Ninh Thuận xuống thấp và tiêu thụ rất chậm như hành tím, nho... gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất, đời sống của hàng trăm hộ dân.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa giảm mạnh, giá cà phê có xu hướng tăng
10:32' - 20/06/2021
Trong tuần qua, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng giảm mạnh, đặc biệt ở những địa phương bước vào thu hoạch lúa Hè Thu.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Hàng hóa tại Mỹ giảm mạnh nhân dịp Black Friday để hút khách
15:11'
Năm nay, nhiều mặt hàng đã được các nhà bán lẻ giảm giá khá sâu để cố gắng kéo lại các tập khách hàng trong bối cảnh xu hướng mua sắm trực tuyến ngày càng "lên ngôi" và điều kiện ngân sách eo hẹp.
-
Thị trường
Tìm kiếm công nghệ phù hợp chống hàng giả, hàng nhái
15:09'
Hiệp hội VATAP thường xuyên bám sát doanh nghiệp hội viên, nắm bắt thông tin để đưa ra những giải pháp hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp có hàng hóa bị làm giả, bị xâm phạm sở hữu trí tuệ.
-
Thị trường
Cơ hội mới cho ngành dừa
09:58'
Tiền Giang đã có nhiều cơ chế ưu đãi, cách làm mới giúp thúc đẩy hoạt động trồng và chế biến dừa trên địa bàn tỉnh.
-
Thị trường
Thị trường hàng hóa nguyên liệu trầm lắng trong ngày nghỉ Lễ Tạ ơn
08:39'
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khá trầm lắng do phần lớn các mặt hàng tạm ngừng giao dịch trong ngày Mỹ nghỉ Lễ Tạ ơn.
-
Thị trường
Xuất khẩu bưởi Hòa Bình sang thị trường EU
22:06' - 28/11/2024
Đơn hàng xuất khẩu sang EU lần này là giống bưởi đỏ Tân Lạc và bưởi da xanh trồng trên đất Hòa Bình.
-
Thị trường
Hơn 250 gian hàng tham gia Hội chợ thương mại – Triển lãm sản phẩm OCOP 2024
21:41' - 28/11/2024
Tối 28/11, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội chợ thương mại – Triển lãm sản phẩm OCOP tỉnh Bạc Liêu năm 2024.
-
Thị trường
Black Friday hạ giá tới 80% nhưng khách mua vẫn dè dặt
18:48' - 28/11/2024
Các doanh nghiệp đã rầm rộ tung ra khuyến mại, chương trình sale chào đón ngày “Thứ Sáu đen tối” với những chương trình ưu đãi giảm giá từ 50 - 80% nhưng lượng khách mua vẫn dè dặt, không nhiều.
-
Thị trường
Giá xăng dầu đồng loạt tăng từ chiều nay 28/11
14:39' - 28/11/2024
Xăng E5RON92 không cao hơn 19.840 đồng/lít (tăng 497 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.017 đồng/lít.
-
Thị trường
Kết nối cung cầu đưa sản phẩm nông nghiệp đến người tiêu dùng
10:10' - 28/11/2024
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng là một trong các hình thức để giúp các hợp tác xã, doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kích cầu tiêu dùng, quảng bá sản phẩm, dịch vụ