Sản xuất công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh tìm đường bứt phá tăng trưởng
Đồng thời, cộng đồng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vẫn đối diện nhiều khó khăn, cũng như áp lực trước diễn biến phức tạp của thị trường trong và ngoài nước.
Theo Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2023 tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 5,5% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, chỉ số IIP trên địa bàn thành phố tăng 1,6% so với cùng kỳ.
Đối với ngành công nghiệp cấp II, có 17/30 ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2023 tăng so với cùng kỳ. Trong số đó, một số ngành có mức tăng cao như sản xuất xe có động cơ; sản xuất phương tiện vận tải khác; công nghiệp chế biến, chế tạo khác...
Còn ở 4 ngành công nghiệp trọng điểm, chỉ số sản xuất công nghiệp trong 5 tháng đầu năm 2023 tăng 3,8% so với cùng kỳ. Cụ thể, ngành hóa dược tăng 12,7%; ngành cơ khí tăng 3,9%; ngành sản xuất hàng điện tử tăng 4,3%; ngành lương thực thực phẩm và đồ uống giảm 4,7%. Thống kê chỉ số lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng 5 năm 2023 tăng 0,2% so với tháng trước và giảm 4,0% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, chỉ số lao động giảm 2,8% so với cùng kỳ. Liên quan đến chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) trên địa bàn thành phố, ông Trần Phước Tường, Phó Cục trưởng Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh đánh giá, nếu trong quý I/2023, chỉ số sản xuất công nghiệp, xây dựng.. ở mức âm thì trong tháng 4 và tháng 5/2023 đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn đang phải đối diện nhiều khó khăn khi thiếu đơn hàng sản xuất, công nhân thiếu việc làm, áp lực trả lãi vay ngân hàng... Ở góc độ hiệp hội, doanh nghiệp, ông Nguyễn Đặng Hiến, Phó Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh chia sẻ, tuy thuộc nhóm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, nhưng ngành lương thực - thực phẩm vẫn bị tác động bởi diễn biến thị trường trong và ngoài nước. Điển hình, xu thế thắt chặt chi tiêu mua sắm sắm, tiêu dùng không chỉ ở thị trường toàn cầu, mà ngay cả thị trường trong nước đang khiến ngành lương thực thực phẩm giảm đơn hàng và sản xuất. Không chỉ doanh nghiệp ngành lương thực - thực phẩm mà cộng đồng doanh nghiệp sản xuất rất kỳ vọng được sở, ngành đồng hành và có cơ chế chính sách nhanh chống ổn định sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm... Trong số đó, doanh nghiệp mong muốn có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại với đa dạng hình thức hơn, nhất là xúc tiến thương mại trực tuyến, nhằm sớm phục hồi đơn hàng, thị trường, tìm kiếm đối tác tiềm năng... Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh cho biết, Tp. Hồ Chí Minh với vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước và cũng là hạt nhân của khu vực Đông - Tây Nam bộ. Cùng với sự nỗ lực của doanh nghiệp và đồng hành của cơ quan quản lý nhà nước, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh đã và đang nắm bắt từng cơ hội đưa hàng hóa sản xuất trong nước vươn xa ra thế giới. Điển hình, UBND và sở, ngành Tp. Hồ Chí Minh đang tiếp tục tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng hàng hóa, giới thiệu quảng bá sản phẩm trong nước ra thị trường quốc tế. Trong đó, diễn đàn và hội chợ xuất khẩu Tp. Hồ Chí Minh diễn ra vào cuối tháng 5/2023 vừa qua là sự kiện tiên phong trong chuỗi hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu. Sự kiện này đã tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp sản xuất trong nước gặp gỡ trực tiếp, tìm kiếm đối tác, nhà nhập khẩu, người mua hàng tiềm năng. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp, nhà sản xuất trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, quảng bá sản phẩm, thương hiệu hàng hóa ra thị trường nội địa và xuất khẩu. Ghi nhận ý kiến các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn còn đang điều chỉnh, sắp xếp lại; đồng thời nhiều quốc gia tăng cường chính sách bảo hộ, rào cản thương mại rất cần doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật thông tin, dự báo tình hình thị trường... Trên cơ sở này, doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn phù hợp với diễn biên thị trường, cũng như tìm ra những giải pháp dài hạn trong sản xuất hướng đến mục tiêu bền vững. Để giải quyết thách thức về sức ép lạm phát, tỷ giá, lãi suất gia tăng..., doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa hình thức xúc tiến thương mại phù hợp với những xu hướng toàn cầu. Theo đó, doanh nghiệp cần bắt kịp xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi công nghệ... mới đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa đáp ứng đa dạng thị trường./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Tín dụng ở Tp. Hồ Chí Minh vẫn chưa phục hồi như kỳ vọng
16:35' - 06/06/2023
Tín dụng ở Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục phục hồi chậm trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp còn nhiều khó khăn thách thức.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng đoạn cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành theo công trình khẩn cấp
19:40'
Dự án mở rộng đường cao tốc đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành có phạm vi đầu tư mở rộng tuyến có tổng chiều dài gần 22km.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm tại Công ty ZHolding vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi
18:47'
Chiều 7/7, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức họp báo thông báo kết quả Phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
16:52'
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu kịp thời xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn tồn đọng trước thềm Đại hội XIV, tập trung hoàn thiện thể chế, thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Huế tăng trưởng cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ
16:27'
Theo Chi cục Thống kê thành phố Huế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2025 trên địa bàn tăng 9,39% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu vực dịch vụ dẫn đầu tăng trưởng tại Tuyên Quang
16:16'
Ngày 7/7, Chi cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang thông tin, tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh năm 2010) trên địa bàn tỉnh tăng 7,79% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảng giá đất mới: Cần kiểm soát để tránh gây “sốc” cho thị trường
16:02'
Khi các địa phương triển khai xây dựng bảng giá đất mới, giá đất sẽ biến động với biên độ lớn tùy từng vùng, ảnh hưởng trực tiếp đến giá nhà ở và thị trường bất động sản nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 16.000 nhân lực, thiết bị thi công sân bay Long Thành
15:55'
Ngày 7/7, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết, hiện trên công trường sân bay Long Thành các đơn vị huy động gần 16.000 nhân lực, thiết bị triển khai hàng trăm mũi thi công các hạng mục.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị AIIB hỗ trợ các dự án phát triển hạ tầng Việt Nam
14:37'
Ngày 6/7 (giờ địa phương), nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025
14:36'
Sáng 7/7 (giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao về chủ đề: "Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo".