Sau hàng loạt sai phạm kinh doanh vàng: Có nên thành lập Sở Giao dịch vàng?
Trước thực trạng thị trường vàng kém minh bạch, chênh lệch giá trong, ngoài nước kéo dài và hàng loạt sai phạm gần đây, nhiều chuyên gia kinh tế đề xuất xóa bỏ độc quyền vàng miếng, mở rộng sản xuất và thành lập sàn giao dịch vàng quốc gia. Đây được xem là giải pháp cần thiết để tái cấu trúc thị trường vàng theo hướng minh bạch, cạnh tranh và hội nhập.
Để làm rõ hơn các vấn đề trên, phóng viên Báo Tin tức và Dân tộc đã cuộc trò chuyện với chuyên gia Nguyễn Quang Huy, CEO Khoa Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Nguyễn Trãi.
Phóng viên (PV): Thưa ông, vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra hàng loạt chính sách cho cả ngắn hạn và dài hạn, trong đó có giải pháp xóa độc quyền vàng. Ông nhìn nhận thế nào về vấn đề này như thế nào?
Tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới hiện nay là hệ quả của một thị trường thiếu cạnh tranh và kém minh bạch. Việc Tổng Bí thư đề cập đến xóa bỏ độc quyền vàng miếng không đơn thuần là một biện pháp kỹ thuật, mà là bước đi cải cách thể chế sâu rộng trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ. Nếu được thực hiện một cách khoa học, việc cho phép nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia sản xuất vàng miếng có thể phá thế độc quyền đã tồn tại hơn một thập kỷ, thúc đẩy cạnh tranh, góp phần bình ổn giá và tăng tính linh hoạt cung ứng. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải có hành lang pháp lý rõ ràng, tiêu chuẩn kiểm định chặt chẽ và cơ chế giám sát chất lượng vàng miếng lưu thông. Việc này nhằm duy trì niềm tin của người dân và tránh những biến động không kiểm soát trên thị trường.
PV: Khi xóa bỏ độc quyền vàng và cho phép nhập khẩu vàng nguyên liệu, liệu có lo ngại xảy ra tình trạng chảy máu ngoại tệ không? Làm thế nào để xây dựng một thị trường vàng minh bạch và công bằng hơn?
Việc không cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu từ năm 2012 đã vô tình tạo ra “điểm nghẽn” cung ứng. Nguồn cung vàng bị bóp nghẹt, trong khi nhu cầu vẫn cao khiến chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế có thời điểm lên đến 15 - 20 triệu đồng/lượng. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho người dân, mà còn mở đường cho buôn lậu, khiến thị trường vận hành “nửa nổi nửa chìm”. Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát nhập khẩu vàng nguyên liệu thông qua cơ chế quota minh bạch, điều tiết theo nhu cầu thực tế và bảo đảm cân đối vĩ mô. Nếu làm được điều này, sẽ hạn chế được buôn lậu, giảm thất thoát USD và khôi phục lòng tin thị trường.Ngoài ra, khi thị trường vàng lành mạnh sẽ khiến vai trò của vàng trở về đúng với bản chất vốn có, là kênh dự trữ giá trị và phòng ngừa rủi ro trong thời kỳ bất ổn. Khi đó, người dân sẽ không còn “chăm chăm” tích trữ vàng mà sẽ dịch chuyển dần dòng vốn sang các kênh đầu tư hiệu quả hơn như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hay quỹ hưu trí. Tuy nhiên, vàng vẫn giữ vai trò quan trọng trong danh mục đầu tư đa dạng nhưng sẽ không còn là “nơi trú ẩn tài sản” một cách bất thường như hiện nay. Đặc biệt, khi thị trường vàng trở nên minh bạch, cạnh tranh và có kiểm soát hiệu quả, người dân cũng sẽ bớt rơi vào tâm lý đầu cơ, chạy theo tin đồn và gánh chịu thiệt hại từ sự biến động bất thường.Đối với lo ngại “chảy máu USD” sau khi nhập khẩu vàng nguyên liệu, tôi cho rằng cần nhìn nhận công bằng hơn. Việc nhập khẩu có kiểm soát, dựa trên nhu cầu thực và kèm theo giám sát chặt chẽ, thậm chí còn giúp ổn định thị trường nội địa và hạn chế dòng USD chảy ra qua con đường phi chính thức vốn khó quản lý hơn rất nhiều trước kia.PV: Trong bối cảnh hiện tại, ông có cho rằng Việt Nam nên thành lập sàn giao dịch vàng hay Sở Giao dịch vàng quốc gia không?Đây là thời điểm chín muồi để nghiêm túc xem xét việc thành lập một Sở Giao dịch vàng chuẩn mực. Một sàn giao dịch tập trung, vận hành minh bạch và hiện đại sẽ giúp phá vỡ tình trạng giao dịch manh mún, thiếu thông tin như hiện nay.Theo đó, Sở Giao dịch vàng có thể mang lại nhiều lợi ích: Giảm chênh lệch giá giữa các khu vực, hạn chế rủi ro thao túng giá, cung cấp nền tảng cho phát triển các công cụ tài chính phái sinh trên vàng, từ đó góp phần phát triển thị trường tài chính theo chiều sâu. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết là cần một hệ thống pháp lý rõ ràng, công nghệ hiện đại, và một đội ngũ giám sát chuyên nghiệp. Chúng ta cần học hỏi từ các mô hình thành công như COMEX (Mỹ) hay Sàn giao dịch vàng Thượng Hải. Quan trọng nhất là thay đổi tư duy quản lý, không e ngại “vàng hóa nền kinh tế” nếu chúng ta có thể “tài chính hóa” vàng một cách văn minh và hiện đại.PV: Thưa ông, sắp tới Việt Nam cần những giải pháp mạnh mẽ nào để lành mạnh hóa thị trường vàng?
Sắp tới, để đưa thị trường vàng về đúng bản chất là nơi dự trữ giá trị và công cụ đầu tư ổn định, chúng ta cần đồng thời triển khai năm nhóm giải pháp:Thứ nhất, cần sớm triển khai các quy định xóa bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng. Chúng ta cần xem xét lại việc chỉ duy nhất một thương hiệu vàng miếng được công nhận. Hãy cho phép một số doanh nghiệp đủ năng lực, minh bạch và có kiểm soát tham gia thị trường này, dưới sự giám sát chặt chẽ.Thứ hai, phát triển thị trường vàng vật chất gắn liền với thị trường tài chính, bao gồm các công cụ phái sinh như hợp đồng tương lai, quyền chọn. Điều này giúp bảo vệ người dân khỏi rủi ro đầu cơ theo tin đồn, đồng thời nâng cao tính minh bạch của giá vàng.Thứ ba, tăng nguồn cung chính thức, giảm phụ thuộc vào vàng nhập lậu. Việc nhập khẩu nguyên liệu vàng cần minh bạch, có cơ chế kiểm soát linh hoạt và xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu.Thứ tư, tăng cường minh bạch thông tin và giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng. Các doanh nghiệp cần công khai giá mua - bán, biên độ lợi nhuận và kết nối dữ liệu thời gian thực với ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm giám sát xuyên suốt.Thứ năm, cần thay đổi hành vi tài chính của người dân thông qua giáo dục tài chính. Chúng ta cần giúp người dân hiểu rõ sự khác biệt giữa tích sản và đầu cơ, tránh rơi vào hiệu ứng “tâm lý đám đông”, vốn là nguyên nhân chính khiến thị trường hỗn loạn và người dân chịu thiệt.Thực tế, thị trường vàng không thể bị “thả nổi” nhưng cũng không nên bị “bó cứng” bằng những cơ chế mệnh lệnh cũ kỹ. Cải cách thị trường vàng là bước đi tất yếu để bảo vệ quyền lợi người dân, nâng cao hiệu quả chính sách tiền tệ và đưa nền kinh tế tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế. Về lâu dài, một thị trường vàng hiện đại cần phải có tính cạnh tranh, minh bạch và công cụ giám sát hiệu quả. Để đạt được điều đó, chúng ta cần sự đồng bộ trong cải cách, tỉnh táo trong thiết kế chính sách, và quyết đoán trong hành động.Xin cảm ơn ông!Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/sau-hang-loat-sai-pham-kinh-doanh-vang-co-nen-thanh-lap-so-giao-dich-vang-20250602084729143.htm
Tin liên quan
-
Giá vàng
Giá vàng sáng 2/6 giảm 200 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra
09:54' - 02/06/2025
Giá vàng trong nước sáng 2/6 niêm yết mức 118,3 triệu đồng/lượng chiều bán ra.
-
Tài chính & Ngân hàng
Phát hiện nhiều sai phạm về hoạt động kinh doanh vàng tại 6 doanh nghiệp và ngân hàng
18:52' - 30/05/2025
Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các đơn vị trên do không tuân thủ các quy định pháp luật.
-
Giá vàng
Dữ liệu việc làm của Mỹ tiếp sức cho giá vàng thế giới
07:07' - 30/05/2025
Giá vàng thế giới tăng trong phiên 29/5, nhờ dữ liệu việc làm cho thấy thị trường lao động đang yếu đi. Đồng thời, giới đầu tư đang xem xét tác động từ phán quyết về thuế quan của tòa án Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Tác động từ chính sách của Tổng thống D.Trump đối với nền kinh tế Mỹ
09:02' - 21/07/2025
Tờ The Wall Street Journal (WSJ) đưa tin nền kinh tế Mỹ đang bắt đầu cho thấy các dấu ấn của chính sách kinh tế của chính quyền Tổng thống Donald Trump, đặc biệt về lạm phát và thị trường lao động.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhà sản xuất đồng lớn nhất thế giới lo ngại thuế quan của Mỹ gây bất ổn thị trường
08:02' - 21/07/2025
Tập đoàn khai khoáng nhà nước Codelco của Chile cảnh báo về những thách thức liên quan tới kế hoạch áp thuế của Tổng thống Donald Trump đối với mặt hàng đồng nhập khẩu.
-
Ý kiến và Bình luận
Hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ sẽ giảm sau ngày 1/8
14:51' - 20/07/2025
Theo Giám đốc cảng Los Angeles (Mỹ) Gene Seroka, hàng hóa nhập cảnh vào Mỹ có thể sẽ giảm mạnh sau ngày 1/8-thời hạn chính sách thuế đối ứng mới của Tổng thống Donald Trump có hiệu lực.
-
Ý kiến và Bình luận
Mầm mống cho cuộc khủng hoảng tài chính mới?
08:03' - 19/07/2025
Xu hướng phát triển nhanh của stablecoin – một loại tiền điện tử do các công ty tư nhân phát hành, có giá trị gắn với đồng USD – đang thúc đẩy một quá trình chuyển đổi tiền tệ với nhiều rủi ro.
-
Ý kiến và Bình luận
Mã định danh cá nhân làm mã số thuế: Tiện lợi, minh bạch trong quản lý thuế điện tử
17:18' - 18/07/2025
Việc triển khai Nghị định 70/2025/NĐ-CP không chỉ mở rộng đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử mà còn đánh dấu bước tiến lớn trong hành trình chuyển đổi số của ngành thuế.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Brazil bất chấp nguy cơ Mỹ áp mức thuế 50%
08:59' - 18/07/2025
Ngày 17/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố điều chỉnh tăng trưởng kinh tế của Brazil trong năm 2025, từ 2% lên 2,3%.
-
Ý kiến và Bình luận
Canada công bố gói biện pháp bảo vệ ngành thép trong nước
09:18' - 17/07/2025
Thủ tướng Canada Mark Carney đã công bố các biện pháp mới mà ông cho là nhằm bảo vệ ngành công nghiệp thép của Canada bao gồm việc hạn chế và giảm lượng thép nhập khẩu nước ngoài.
-
Ý kiến và Bình luận
Gỡ điểm nghẽn môi trường – Hãy bàn làm, không bàn lùi
19:21' - 16/07/2025
Chỉ thị số 20/CT-TTg (ngày 12/7/2025) của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có thể được coi là một cuộc cách mạng nhận thức về lĩnh vực bảo vệ sự trong lành cho mặt đất và bầu trời của Tổ quốc.
-
Ý kiến và Bình luận
OPEC lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới trong nửa cuối năm 2025
09:43' - 16/07/2025
Trong báo cáo hàng tháng, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nhận định nền kinh tế toàn cầu có thể hoạt động tốt hơn dự kiến trong nửa cuối năm 2025, bất chấp xung đột thương mại.