Sẽ có bao nhiêu nhân lực vận hành đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông?
Ngày 22/2, ông Vũ Hồng Phương, Phó Tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, để vận hành 13km tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông sẽ có trên 600 nhân lực (khoảng 50 người phục vụ 1km).
Theo Ban quản lý dự án đường sắt, trong hơn 600 nhân lực này có hơn 400 người được đào tạo Việt Nam, 200 người được cử sang Trung Quốc, gồm nhân viên trung tâm điều độ, nhân viên trung tâm ga, sửa chữa tàu, ga, đường ray… Chi phí để đào tạo 600 người này hoàn toàn nằm trong kinh phí của dự án.
“Trong số nhân lực đào tạo ở Trung Quốc có 37 lái tàu. Các lái tàu đều đảm bảo các tiêu chuẩn điều kiện lái tàu theo quy định của Việt Nam và Trung Quốc… Hiện, công tác đạo tạo này cơ bản hoàn tất để chuẩn bị cho việc khai thác thương mại”, ông Phương thông tin.
Theo Ban Quản lý dự án đường sắt, đến thời điểm này dự án đã hoàn thành 90% khối lượng phần xây dựng cơ bản hạ tầng chạy tàu bao gồm: kết cấu cầu cạn, nhà ga, công trình kiến trúc trong khu depot, đường ray... Dự kiến, đến ngày 31/2017, sẽ hoàn thiện toàn bộ phần xây lắp trang trí kiến trúc bao gồm các nhà ga và các công trình kiến trúc trong khu depot. Ngày 1/9/2017 sẽ đóng điện toàn tuyến và chạy thử từ ngày 1/10/2017. Thời gian chạy thử kéo dài từ 3-6 tháng (phụ thuộc vào kết quả chạy thử) trước khi đưa vào vận hành khai thác thương mại. Trước đó, ông Đường Hồng, Giám đốc điều hành dự án, đại diện Tổng thầu EPC Trung Quốc cho biết, theo hợp đồng, Việt Nam sẽ mua 13 đoàn tàu. Trong đó, đoàn tàu đầu tiên đã đưa về Hà Nội để cẩu lên ray. Như vậy, còn 12 đoàn tàu còn lại, sẽ chia làm 3 đợt tiếp tục vận chuyển về cảng Hải Phòng trong thời gian tới.Được biết, mỗi đoàn tàu có 4 toa, sức chứa tối đa 1.326 người, phục vụ vận chuyển hành khách đô thị trục Cát Linh - Hà Đông với số tiền 63,2 triệu USD. Tàu điện trên do Công ty TNHH Trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh (Trung Quốc) sản xuất.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư ban đầu là 552 triệu USD; trong đó, vay vốn của Trung Quốc là 419 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 133 triệu USD. Tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 886 triệu USD, tăng 250 triệu USD. Dự kiến ban đầu đưa vào khai thác năm 2016 nhưng phải điều chỉnh lùi đến năm 2018 mới khai thác thương mại.
Dự án có chiều dài 13,05 km đường sắt trên cao với 12 nhà ga; đường sắt đôi, khổ 1,435m với tốc độ chạy tàu tối đa 80 km/giờ. Thời gian chạy từ Cát Linh đến Hà Đông và ngược lại sẽ là gần 24 phút. Lưu lượng vận chuyển tối đa 57.000 người/giờ, tương đương 1,02 triệu người mỗi ngày./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Toa tàu đầu tiên của tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã lên đường ray
09:08' - 21/02/2017
Đêm ngày 20/2/2017, Ban quản lý dự án đường sắt tiến hành đưa toa tàu đầu tiên trong 4 chiếc vừa về Hà Nội lên đường ray của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Cẩu lắp đoàn tàu đầu tiên dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông
18:47' - 20/02/2017
Chiều 20/2, đại diện Ban Quản lý dự án Đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) đã thông tin về công tác vận chuyển đưa đoàn tàu lên đường ray chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Đoàn tầu đầu tiên dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã về đến Hà Nội
14:04' - 19/02/2017
Ông Lê Kim Thành, Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, đoàn tàu đầu tiên của dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông đã về đến Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Toa xe đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông về tới cảng Hải Phòng
14:34' - 13/02/2017
Hai đầu máy và 2 toa chở khách thuộc dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh-Hà Đông (Hà Nội) đã chính thức cập cảng Hải Phòng vào chiều 12/2.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn tất phần xây lắp đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông
17:59' - 30/12/2016
Theo kế hoạch phần xây dựng cơ bản hạ tầng chạy tàu dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông sẽ hoàn thành vào cuối năm 2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59'
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57'
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13'
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32'
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31'
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43'
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.