Sẽ có diễn đàn trao đổi thông tin cho doanh nghiệp Việt Nam tại Angola
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại châu Phi, đại diện Ban chấp hành Khóa 1 nhiệm kỳ 2024-2027 của Hội, ông Phùng Đắc Minh Châu, cho biết Ban chấp hành đang tiến hành kiện toàn tổ chức, sớm bầu ra các vị trí Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên trong Ban chấp hành, Ban Kiểm tra và các Ban chức năng. Đồng thời, Hội cũng sẽ sớm đề nghị Chính phủ Angola công nhân tư cách pháp nhân và đề nghị Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam tại nước ngoài công nhận.
Hội Doanh nhân Việt Nam tại Angola (viết tắt là AEVNA) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam đang sinh sống và làm việc hợp pháp trên lãnh thổ Angola, không phân biệt thành phần kinh tế, lĩnh vực hoạt động, dân tộc, tôn giáo; hoạt động với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, khuyến khích, động viên, giúp đỡ, hỗ trợ nhau hoạt động vì sự phát triển chung của Cộng đồng người Việt Nam tại Angola, đóng góp vào sự phát triển của hai nước Việt Nam, Angola cũng như quan hệ hữu nghị và hợp tác hai nước.
Ông Phùng Đắc Minh Châu cho biết Ban chấp hành Khóa 1 và toàn thể các thành viên Hội Doanh nhân Việt Nam tại Angola sẽ không ngừng cố gắng hỗ trợ, bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi doanh nhân Việt Nam tại Angola, tích cực góp phần vào thúc đẩy giao lưu, hợp tác kinh tế giữa hai nước cũng như làm sâu sắc hơn sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.
Ngoài đại diện cho lực lượng doanh nhân, doanh nghiệp, tiểu thương Việt Nam tại Angola trong mọi quan hệ, hợp tác; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên, Hội Doanh nhân Việt Nam tại Angola cũng hướng tới hỗ trợ hội viên phát triển sự nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao kiến thức chuyên môn và luật pháp và năng lực, trình độ về quản lý, điều hành doanh nghiệp; bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị cho hội viên; đoàn kết, tập hợp và phát triển lực lượng doanh nhân, doanh nghiệp; phát huy vai trò và nguồn lực của giới doanh nhân theo chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam và Angola.Hội cũng sẽ tổ chức diễn đàn cung cấp, trao đổi thông tin, ý kiến giữa hội viên là doanh nhân, doanh nghiệp với các cơ quan Đảng, Nhà nước, Việt Nam và Angola, các tổ chức xã hội và doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Tháng 11/2023, với sự đề nghị của Đại sứ quán Việt Nam tại Angola, Ban Vận động thành lập Hội Doanh nhân Việt Nam ra đời. Sau nhiều lần hiệp thương giữa các doanh nghiệp Việt Nam tại Angola, được sự tư vấn, hướng dẫn của Đại sứ quán Việt Nam tại Angola và Ban Chấp hành Hội người Việt Nam tại Angola, đến nay, Hội Doanh nhân Việt Nam đã chính thức được thành lập.Tại lễ ra mắt Hội tại thủ đô Luanda vừa qua, Đại sứ Việt Nam tại Angola Dương Chính Chức đánh giá đây là sự kiện có ý nghĩa trọng đại, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho cộng đồng doanh nhân Việt Nam tại Angola.
Đại sứ cũng nhấn mạnh Hội Doanh nhân Việt Nam tại Angola ra đời, trước hết là để nhằm củng cố hơn nữa đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng, tạo một sân chơi chung, một luật chơi chung, bình đẳng, minh bạch cho các doanh nhân Việt Nam tại Angola, chia sẻ cơ hội về phúc lợi, việc làm, hỗ trợ nhau khắc phục khó khăn, giải quyết các vấn đề đặt ra; đề cao vị thế người Việt Nam tại Angola, cùng đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ và hợp tác kinh tế giữa hai nước.Đại sứ Dương Chính Chức bày tỏ mong muốn chính phủ, chính quyền địa phương cùng các bộ ngành, tổ chức kinh tế-xã hội của Angola ủng hộ, hỗ trợ nhiều mặt, tạo điều kiện để Hội hoạt động hiệu quả; cam kết Đại sứ quán Việt Nam tại Angola sẽ luôn đồng hành với Hội; khẳng định Bộ Ngoại giao nói riêng và Đảng và Nhà nước ta nói chung luôn dành mọi sự quan tâm, hỗ trợ lớn lao cho cộng đồng, doanh nhân người Việt Nam tại nước ngoài nói chung và tại Angola nói riêng.
Lễ ra mắt còn có sự tham dự của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Angola ông Vincente Francisco Soares, Tổng thư ký Quốc hội Angola Manuel Lopez Moniz Dembo, Chủ tịch quận Camama ông Fabio Andre Quiriri, đại diện chính quyền địa phương nơi đặt trụ sở của Hội, đại diện Ban chấp hành Hội người Việt Nam tại Angola Nguyễn Thị Ngân Thanh và gần 50 đại biểu tham dự là các doanh nhân Việt Nam tại Angola, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Angola và các khách mời.
Theo Đại sứ Dương Chính Chức, hiện có khoảng hơn 10.000 người Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại Angola, ngoài phần lớn là các tiểu thương còn có nhiều doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực như xây dựng, cơ khí, dịch vụ ẩm thực, nông lâm nghiệp. Cộng đồng người Việt tại Angola là cộng đồng đông nhất châu Phi.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Hợp tác với châu Phi sẽ là trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh G7
06:30' - 13/06/2024
G7 sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ở vùng Apulia phía Nam Italy từ ngày 13 -15/6. Trọng tâm hội nghị năm nay nhiều khả năng sẽ tập trung quanh vấn đề tìm kiếm giải pháp thúc đẩy hợp tác với châu Phi.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì để thích ứng với biến động thuế quan?
15:06' - 09/05/2025
Trong 5 năm qua, Việt Nam liên tục duy trì thặng dư thương mại lớn với Hoa Kỳ, với giá trị thặng dư tăng từ khoảng 63,4 tỷ USD năm 2020 lên gần 106 tỷ USD vào năm 2024.
-
DN cần biết
Hàn Quốc muốn đóng tàu chở hydro hóa lỏng lớn nhất thế giới
08:21' - 09/05/2025
Hàn Quốc có kế hoạch đóng tàu chở hydro hóa lỏng (LHC) lớn nhất thế giới để ra mắt vào năm 2027 như một phần trong nỗ lực thúc đẩy động cơ tăng trưởng trong tương lai cho ngành đóng tàu.
-
DN cần biết
Từ 8/5, Lạng Sơn thu phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới
19:34' - 08/05/2025
Từ ngày 8/5, tỉnh Lạng Sơn sẽ áp dụng mức thu phí hạ tầng cửa khẩu mới theo Nghị quyết số 09/2025/NQ-HĐND, ngày 28/4/2025 của HĐND tỉnh Lạng Sơn.
-
DN cần biết
Hà Nội cắt giảm ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh
20:39' - 07/05/2025
Các đơn vị phải bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh; giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ thủ tục.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp dệt may thận trọng với mục tiêu kinh doanh 2025
15:58' - 07/05/2025
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 13,78 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ.
-
DN cần biết
Nam Phi áp thuế tự vệ đối với thép cán nóng
11:56' - 06/05/2025
Bộ Thương mại, Công nghiệp và cạnh tranh Nam Phi (DTIC) vừa công bố quyết định áp dụng thuế tự vệ đối với hàng nhập khẩu sản phẩm thép cán nóng, có hiệu lực từ ngày 5/5.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương sửa quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O
16:52' - 05/05/2025
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
-
DN cần biết
Brazil dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi Việt Nam
16:09' - 05/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil (MAPA) đã dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam được áp dụng từ tháng 2/2024.
-
DN cần biết
Từ 5/5, Bộ Công Thương là đầu mối cấp C/O cho doanh nghiệp
08:22' - 05/05/2025
Từ 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.