Sẽ có làn sóng dịch chuyển ngành da giày nước ngoài sang Việt Nam
Sau thời gian dài đàm phán, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA).
Sự kiện quan trọng này sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam cũng như các nước thành viên của EU.
Đối với ngành dệt may và da giày, Hiệp định EVFTA được đánh giá sẽ có tác động tích cực đối với hai ngành hàng này của Việt Nam theo lộ trình cam kết trong Hiệp định.
Theo Bộ Công Thương, sau khi ký kết, Hiệp định EVFTA cần được phê chuẩn của Quốc hội Việt Nam và Nghị viện châu Âu (EP) trước khi có hiệu lực.
Do đó, để thúc đẩy sớm quá trình phê chuẩn EVFTA và giúp doanh nghiệp tận dụng được cơ hội và giảm thiểu rủi ro khi tham gia Hiệp định, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, ngay sau khi EVFTA được ký kết, các đơn vị chức năng tiếp tục trao đổi, vận động phía EU trong các hoạt động làm việc, tiếp xúc song phương với Phái đoàn liên minh EU tại Việt Nam cũng như đối tác từ các nước thành viên EU.
Theo đó, Bộ Công Thương sẽ ưu tiên tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định EVFTA và thị trường EU cho cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư… và các bên có liên quan để nâng cao nhận thức, hiểu biết về các nội dung cam kết, những cơ hội cũng như thách thức về EVFTA.
Việc thông tin sẽ tập trung vào tập huấn cho các cán bộ quản lý nhà nước trực tiếp triển khai các nội dung, lĩnh vực, cam kết trong Hiệp định để họ hiểu rõ, hiểu đúng, từ đó giúp việc triển khai Hiệp định có hiệu quả.
Đồng thời, Bộ cũng tăng cường cập nhật, trao đổi thông tin giữa cơ quan quản lý nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, các cơ quan chức năng có liên quan của EU, cộng đồng doanh nghiệp EU để dự đoán, xác định được những tồn đọng, vướng mắc, rào cản trong quá trình triển khai Hiệp định nhằm kịp thời trao đổi, làm rõ các vấn đề phát sinh.
Cùng với đó, Bộ cũng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường quốc tế; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có nhiều hơn nữa cơ hội tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ, diễn đàn doanh nghiệp ở thị trường các nước thành viên EU...
Ông Tạ Hoàng Linh cũng đưa ra khuyến cáo, Hiệp định EVFTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất.
Tuy nhiên, bên cạnh ưu đãi về thuế quan, EVFTA cũng đưa ra những điều kiện chặt chẽ mà nếu không có sự chuẩn bị từ bây giờ, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam khó có thể hưởng được mức ưu đãi thuế quan của EVFTA.
Với ngành da giày, theo nhận định của Bộ Công Thương, sau khi EVFTA có hiệu lực nhiều khả năng sẽ có làn sóng dịch chuyển sản xuất ngành da giày từ nước ngoài sang Việt Nam.
Do đó, các doanh nghiệp da giày Việt Nam cần chủ động nghiên cứu, nắm chắc các quy định, yêu cầu pháp lý của EU để trước tiên tuân thủ đúng quy định của EU và có đủ năng lực, cơ sở pháp lý nhằm bảo vệ doanh nghiệp tránh bị EU áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Ngoài các yêu cầu của Hiệp định, các doanh nghiệp dệt may và da giày cần lưu ý ngành hàng này sử dụng nhiều hóa chất và theo Quy định của EU về hóa chất (REACH), các doanh nghiệp phải sử dụng các hóa chất có nguồn gốc, có thể truy xuất và có đánh giá tác động để đảm bảo rằng hàng hóa có thể tiếp cận thị trường EU theo ưu đãi FTA một cách thuận lợi.
Các chuyên gia cho rằng, nhu cầu thị trường EU lớn và EVFTA được ký kết, các đơn hàng số lượng lớn sẽ dịch chuyển về Việt Nam.
Trong sản xuất thì đơn hàng lớn và thời gian dài là rất tốt với doanh nghiệp dệt may và da giày.
Ông Phí Ngọc Trịnh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm cho biết, thị trường châu Âu là một trong những thị trường chính của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Tuy nhiên, để vào các thị trường trên doanh nghiệp hiện đang vướng các biểu thuế nhập khẩu tương đối cao so với các thị trường khác nên kim ngạch xuất khẩu vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng.
Nếu tính bình quân thì thuế xuất khẩu hàng dệt may sang EU khoảng 9,6%, so với Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ là 0%.
Hiện tại, Hồ Gươm có nhiều khách hàng châu Âu, nhưng số lượng đơn đặt hàng bị hạn chế do vướng vào thuế suất. Vì vậy, các đầu mối châu Âu thường tập trung vào các thị trường được miễn thuế.
Hiện, tỷ lệ doanh thu hàng dệt may của Công ty cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm xuất vào thị trường EU chiếm 35% trong tổng doanh thu.
Trong vòng 7 năm tới thì các dòng thuế sẽ về 0% và điều này rất có lợi cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam xuất vào thị trường này.
Tuy nhiên, các Hiệp định thương mại tự do bao giờ cũng có điều kiện đi kèm. Khi EVFTA có hiệu lực thì các doanh nghiệp nước ngoài cũng tận dụng cơ hội để đầu tư ồ ạt vào thị trường Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài về lao động, chi phí, giá cả...
Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài có nhiều lợi thế hơn doanh nghiệp Việt Nam về tài chính, đơn hàng.
Ông Phí Ngọc Trịnh cho biết thêm, khi EVFTA có hiệu lực, May Hồ Gươm sẽ tập trung vào mở rộng sản xuất, tuyển dụng lao động, hiện đại hoá máy móc thiết bị và tập trung tối ưu hoá chi phí để có thể thu hút được các đơn hàng và nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Do vậy, doanh nghiệp mong muốn các ngành chức năng tổ chức các chương trình đào tạo, để doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp với doanh nghiệp nước ngoài về marketing, tiếp xúc khách hàng, kỹ năng với người lao động.
Cùng đó, các ngành chức năng cũng tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ để giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng đẩy mạnh xuất khẩu.
"Nếu Hiệp định được thông qua và có hiệu lực vào năm 2020 thì tỷ lệ hàng dệt may xuất khẩu của Hồ Gươm vào EU từ mức 35% hiện nay sẽ được nâng lên", ông Trịnh cho biết./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
EVFTA sẽ là động lực cho nông lâm thủy sản Việt Nam
15:35' - 31/07/2019
EVFTA không chỉ mở ra cánh cửa lớn cho xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam mà còn là động lực thúc đẩy ngành nông nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực canh tranh.
-
Kinh tế Việt Nam
EVFTA: Hoàn thiện chất lượng hàng hóa để vượt "rào"
14:52' - 28/07/2019
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sớm được thông qua sẽ mở ra cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu Việt Nam và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vốn có thế mạnh về các mặt hàng nông, thủy sản.
-
DN cần biết
Để tận dụng ưu đãi từ EVFTA, doanh nghiệp Việt cần làm gì?
14:57' - 26/07/2019
Để tận dụng được ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), các doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ trong sản phẩm.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt Trời của Trung Quốc vượt mốc 1 tỷ kW
12:02'
Trung Quốc hiện đang đẩy mạnh xây dựng 9 cơ sở năng lượng sạch trọng điểm.
-
Doanh nghiệp
Cổ phiếu Tesla lao dốc trước nguy cơ bị cắt trợ cấp
12:00'
Cuộc đối đầu này không chỉ ảnh hưởng đến Tesla. Cổ phiếu của các hãng xe điện khác như Rivian và Lucid cũng lần lượt giảm 2% và 3,8% trong phiên giao dịch ngày 1/7.
-
Doanh nghiệp
C.P. Việt Nam thông tin về kết luận điều tra với vấn đề an toàn thực phẩm của Công ty
08:48'
Công ty C.P. Việt Nam đã có thông cáo báo chí về kết luận điều tra của cơ quan Công an tỉnh Sóc Trăng (nay là thành phố Cần Thơ) khẳng định C.P. Việt Nam không vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
-
Doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp châu Âu phản đối nới lỏng các quy định môi trường
08:01'
Ngày 1/7, hơn 100 công ty và nhà đầu tư đã lên tiếng cảnh báo về việc nới lỏng các quy định về bền vững của châu Âu, những quy định mà theo họ là đang hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng Hà Nội – Milan
07:47'
Theo kế hoạch, đường bay Hà Nội – Milan sẽ sử dụng tàu bay thân rộng Boeing 787, tần suất 3 chuyến khứ hồi mỗi tuần vào thứ Ba, thứ Sáu và thứ Bảy với tổng thời gian bay gần 12 giờ mỗi chặng.
-
Doanh nghiệp
Nâng cấp phần mềm đảm bảo dịch vụ điện trực tuyến liên tục sau ngày 1/7/2025
16:10' - 01/07/2025
Từ 1/7, Trung tâm Chăm sóc khách hàng - Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã chủ động hiệu chỉnh toàn diện các phần mềm, ứng dụng Chăm sóc khách hàng nhằm đáp ứng các dịch vụ điện trực tuyến ổn định.
-
Doanh nghiệp
Truyền tải Điện miền Tây 1 triển khai giảm tổn thất điện năng
15:59' - 01/07/2025
Trong những năm gần đây, việc giảm tổn thất điện năng luôn là mục tiêu hàng đầu trong sản xuất và quản lý vận hành lưới điện truyền tải của Truyền tải Điện miền Tây 1 - TTĐMT1
-
Doanh nghiệp
Nhật Bản: Niềm tin doanh nghiệp sản xuất lớn tăng nhẹ
14:32' - 01/07/2025
Theo khảo sát Tankan vừa công bố ngày 1/7, chỉ số niềm tin kinh doanh của các nhà sản xuất lớn đã tăng lên 13 điểm trong tháng 6/2025, từ mức 12 điểm của ba tháng trước đó.
-
Doanh nghiệp
EVN cung cấp địa chỉ trụ sở chính của các TCT/công ty điện lực thuộc 34 tỉnh, thành phố
12:28' - 01/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa mới cung cấp thông tin về địa chỉ của TCT/công ty điện lực thuộc 34 tỉnh, thành phố (từ ngày 1/7/2025).