Sẽ đo lường mức độ hài lòng người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính
Hà Nội đang tiến tới xây dựng thành phố thông minh, đô thị thân thiện và đáng sống. Để làm được điều này, khối lượng công việc rất lớn và đòi hỏi phải có chiến lược lâu dài cũng như những giải pháp mang tính khả thi.
Thành phố quan tâm hàng đầu đến chất lượng nguồn nhân lực, không chỉ ở góc độ chuyên môn nghiệp vụ mà vấn đề ứng xử, giao tiếp, phục vụ nhân dân của cán bộ công chức được đặt ra cấp thiết.
Chính quyền thành phố mong muốn người dân đồng hành, chia sẻ khó khăn vướng mắc bằng việc lắng nghe ý kiến một cách khách quan, đúng mức độ và có tinh thần trách nhiệm cao trong đánh giá về mức độ hài lòng với chính quyền trên nhiều lĩnh vực.
Từ đó, giúp chính quyền thành phố nắm bắt kịp thời, đúng bản chất, có biện pháp, giải pháp điều chỉnh kịp thời.
Tuy nhiên, việc đánh giá cũng cần có ý thức cao, tránh tình trạng vì quá bức xúc về một vấn đề gì đó hoặc chưa hài lòng về một đơn vị bất kỳ, từ đó đưa ra nhận xét thiếu khách quan, không mang tính xây dựng.
Nếu đánh giá sai sẽ gây khó khăn trong quá trình nắm bắt nhu cầu của người dân để thực hiện.
Vì vậy, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 143/KH-UBND về việc đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước thành phố Hà Nội năm 2018 đối với các thủ tục hành chính thuộc 4 lĩnh vực gồm: Đăng ký kinh doanh; khám chữa bệnh; cấp phép xây dựng; tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng.
Theo kế hoạch, thời gian khảo sát từ tháng 7 đến hết tháng 10/2018.
Đại diện UBND thành phố cho biết, kế hoạch nhằm đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước thành phố Hà Nội năm 2018; đồng thời đánh giá khách quan chất lượng cung ứng dịch vụ của cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó, nắm bắt nhu cầu, mong muốn của người dân, tổ chức để có biện pháp cải thiện chất lượng phục vụ và cung ứng dịch vụ, từng bước nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.
Đối tượng khảo sát là người dân, người đại diện tổ chức đã trực tiếp giao dịch và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn Hà Nội trong năm 2018 thuộc các lĩnh vực trên.
Đơn vị khảo sát đối với lĩnh vực khám chữa bệnh là Sở Y tế. Lĩnh vực đăng ký kinh doanh là Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các quận, huyện: Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Thanh Trì, Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Đan Phượng, Thanh Oai.
Lĩnh vực cấp phép xây dựng là Sở Xây dựng và các quận, huyện: Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Thanh Trì, Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Đan Phượng, Thanh Oai. Lĩnh vực tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng là Chi cục Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ).
Các phương án khảo sát gồm, khảo sát tại bộ phận một cửa và khảo sát trên địa bàn.
Trên cơ sở danh sách cá nhân, tổ chức đã hoàn thành giao dịch và nhận kết quả trong năm 2018, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội sẽ khảo sát bằng các hình thức trực tiếp và qua Bưu điện thành phố Hà Nội.
Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội là đơn vị chủ trì triển khai kế hoạch điều tra, khảo sát theo yêu cầu, tiến độ đề ra.
Đơn vị cũng chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ báo cáo kết quả khảo sát xác định chỉ số hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành chính năm 2018 với UBND thành phố đối với các nhóm dịch vụ hành chính đã khảo sát./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội xử lý hiệu quả các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
19:48' - 03/07/2018
Báo cáo của Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội cũng cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2018, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 69 tổ chức đảng và 181 đảng viên.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đã thực hiện cải cách lớn nhất về sắp xếp lại bộ máy
18:03' - 03/07/2018
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung: Hà Nội đã thực hiện một cuộc cải cách lớn nhất về việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giản cán bộ, người lao động.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội đồng loạt tổ chức trông giữ xe ứng dụng iparking từ tháng 7
11:27' - 03/07/2018
Sau thời gian thí điểm trông giữ xe thông minh iparking ở một số tuyến phố thành công, Hà Nội vừa đồng loạt nhân rộng mô hình này tại 146 điểm trên địa bàn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp
11:15'
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Trần Trí Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý I GRDP Hà Nội tăng 7,35%, cao nhất trong 5 năm gần đây
10:17'
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Hà Nội quý I/2025 ước tính tăng 7,35% so với cùng kỳ năm 2024, mức tăng cao trong 5 năm gần đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai đầu tư tuyến cao tốc từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi
21:53' - 08/04/2025
Thường trực Chính phủ đồng ý về chủ trương giao Bộ Quốc phòng thực hiện đầu tư tuyến cao tốc từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan
21:01' - 08/04/2025
Đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan khẳng định bà con luôn hướng về quê hương, đất nước, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, từng bước hòa nhập với nước sở tại.
-
Kinh tế Việt Nam
FTA Index: Thước đo mới tối ưu hóa kết quả hội nhập, nâng cao hiệu quả thực thi
18:50' - 08/04/2025
Top 10 địa phương dẫn đầu cả nước về điểm số FTA Index năm 2024 gồm: Cà Mau (34,90 điểm), Thanh Hóa (34,13 điểm), Bình Dương (34,03 điểm)...
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam được giới thiệu trên kênh truyền hình Pháp
18:23' - 08/04/2025
Được một nhóm phóng viên Pháp có mặt tại Việt Nam thực hiện, phóng sự nhằm giới thiệu về đất nước châu Á này như một điểm đến mới của các nhà đầu tư nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hội nhập để bắt kịp, tiến cùng và vượt lên
18:07' - 08/04/2025
Việt Nam đang làm mới động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; tập trung 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực.
-
Kinh tế Việt Nam
8 giải pháp để xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD
17:29' - 08/04/2025
Giá trị gia tăng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2025 tăng 4% trở lên. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 65 tỷ USD, phấn đấu đạt 70 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý tận gốc điểm nghẽn giải ngân vốn đầu tư công
16:38' - 08/04/2025
Gia Lai đang đồng bộ triển khai nhiều giải pháp quyết liệt xử lý tận gốc các điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.