Sẽ kiểm tra, xử lý nghiêm những cây xăng "găm hàng", chờ tăng giá
* Dừng bán do thiếu nguồn hàng?
Tại cây xăng Cầu Giấy thuộc Công ty TNHH Xăng dầu Housinco trên đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, nhiều người tiêu dùng chỉ được mua xăng với hạn mức được định sẵn.
Anh Nguyễn Khắc Kiên, phường Giảng Võ cho hay, anh rất ngạc nhiên khi nhân viên bán xăng cho biết chỉ được mua tối đa 30.000 đồng, muốn đổ đầy bình cũng không được.
Trong khi lượng khách hàng xếp hàng chờ mua xăng, nhưng các nhân viên trực tại cây xăng đều nhắc nhở, mỗi người chỉ được mua tối đa 30.000 đồng.
Theo nhân viên tại trạm xăng Cầu Giấy, hiện trạm xăng rất khó khăn trong việc nhập hàng. Lượng xăng còn lại khá ít nên phải bán nhỏ giọt, giới hạn mức tối đa cho từng người mua. "Trong lúc khan hiếm, mỗi người chia sẻ với nhau một chút", vị nhân viên này cho hay.
Không chỉ bán xăng nhỏ giọt, nhiều cây xăng khác trên địa bàn Hà Nội như tại phố Nguyễn Đình Chiểu (quận Hai Bà Trưng), phố Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân), phường Đại Kim (quận Hoàng Mai)... cũng thông báo hết xăng, ngừng bán.
Trao đổi về vấn đề này, ông Cao Hoài Dương, Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) cho biết, với vai trò là thương nhân đầu mối lớn, có uy tín, thương hiệu, PVOIL luôn chú trọng giữ chữ tín với khách hàng và đảm bảo đầy đủ nguồn hàng cung cấp cho các cây xăng đại lý theo hợp đồng đã ký.
Tuy nhiên, có một thực tế là các đầu mối lại không thể chịu trách nhiệm về toàn bộ nguồn hàng nhập của những cây xăng đại lý vì các cây xăng này thường không nhập hàng từ một đầu mối mình đứng tên thương hiệu mà lại nhập hàng từ rất nhiều nguồn khác nhau để tối đa hóa lợi nhuận.
Cụ thể, theo quy định của pháp luật, đã là đại lý của PVOIL hay một đầu mối nào khác thì đại lý đó chỉ được phép mua hàng từ đầu mối mà mình đứng tên thương hiệu. Nhưng trên thực tế, các đại lý thường chỉ mua từ 50-70% lượng xăng dầu từ đầu mối mà mình đứng tên, phần còn lại họ linh hoạt để xem nơi nào có giá tốt hơn sẽ nhập hàng.
Hiện nay, khi giá xăng dầu có xu hướng tăng cao sau khi các biện pháp giãn cách xã hội do dịch COVID-19 được nới lỏng, lượng hàng mà bình thường đại lý nhập trôi nổi giờ không thể mua được vì các đơn vị cung cấp này găm hàng để chờ tăng giá. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt, khan hiếm hàng ở các cây xăng đại lý.
Cũng theo đại diện Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), trước nhu cầu tiêu thụ xăng dầu đang tăng cao, các khách hàng của BSR cũng tăng nhập hàng nên đơn vị này đang tăng công suất lên tối ưu để đẩy mạnh xuất bán các sản phẩm. Đồng thời, BSR cũng tìm cơ hội mua dầu thô với phụ phí thấp, chủ động triển khai các giải pháp sản xuất và giao hàng để cân đối tồn kho hợp lý nhằm tận dụng cơ hội thị trường.
Theo các chuyên gia, việc các cây xăng, đại lý đồng loạt treo biển hết xăng có thể xuất phát từ thực tế các cây xăng, đại lý mua xăng rất khó.
Sau 8 kỳ giảm giá liên tiếp, tại kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 13/5, giá xăng được điều chỉnh tăng lên. Giá xăng có chiều hướng tăng trở lại, các đầu mối kinh doanh xăng dầu có hiện tượng bắt đáy đầu cơ.
Cụ thể, doanh nghiệp đầu mối mua của nhà máy lọc dầu, nhưng nhà máy chỉ bán ra với số lượng theo đúng kế hoạch, còn muốn mua thêm cũng không có. Do đó, doanh nghiệp đầu mối chỉ mua được lượng hàng hạn chế, cộng thêm việc găm hàng chờ giá lên nên xăng dầu lại càng khan hiếm.
* Sẽ xử lý nghiêm việc “găm hàng", chờ tăng giá
Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) khẳng định, tổng nguồn cung xăng dầu phục vụ thị trường trong nước là đủ. Hiện tượng hết hàng tại một số cửa hàng là cục bộ, do nhu cầu tăng mạnh trở lại sau thời gian giãn cách xã hội và tâm lý mua gom trước diễn biến giá xăng dầu có thể tăng mạnh trở lại.
"Vụ Thị trường trong nước đã chỉ đạo để bổ sung nguồn hàng cho những chỗ thiếu hụt cục bộ và xử lý nghiêm những cửa hàng, đại lý, thương nhân phân phối, đầu mối không bán hàng chờ tăng giá", ông Đông nhấn mạnh.
Bộ Công Thương cũng đã có văn bản gửi thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu về bảo đảm nguồn cung xăng dầu trên thị trường. Cụ thể, Bộ này đề nghị các thương nhân chủ động tìm kiếm nguồn hàng, cung cấp đầy đủ cho thị trường nội địa các loại xăng dầu doanh nghiệp đang sản xuất và kinh doanh, không để gián đoạn nguồn cung trong hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, có phương án về nguồn hàng (từ nguồn sản xuất trong nước và nhập khẩu) để đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong thời gian sắp tới... Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đã đề nghị phía Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn và Bình Sơn tăng công suất, sớm hoàn thành bảo dưỡng để cung cấp đủ lượng hàng cho các doanh nghiệp; có phương án về nguồn hàng để đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa trong thời gian sắp tới.
Ông Đông cũng cho hay, Vụ Thị trường trong nước cũng đã có văn bản gửi Tổng Cục quản lý thị trường, phối hợp với các đơn vị địa phương để tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo các thương nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu; xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi vi phạm trong kinh doanh xăng dầu...
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ đang chỉ đạo và yêu cầu kiểm tra tất cả các địa bàn có phản ánh của báo chí dư luận, do thiếu hay găm hàng. Đồng thời yêu cầu các Chi cục quản lý thị trường làm việc lại ngay với doanh nghiệp đầu mối, kiểm tra tại nguồn và hợp đồng giữa doanh nghiệp đầu mối với doanh nghiệp phân phối, đại lý, theo nguyên tắc đảm bảo cung ứng, lưu thông phân phối hàng hoá./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn hơn 4.958 tỷ đồng
10:49' - 15/05/2020
Ngày 15/5, Bộ Tài chính cho biết, số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu đến hết Quý I/2020 là 4.958,420 tỷ đồng.
-
Thị trường
Giá xăng tăng trở lại sau chuỗi 8 lần giảm giá
15:11' - 13/05/2020
Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, xăng E5RON92 tăng 578 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 604 đồng/lít.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Tạo điều kiện cho phía Trung Quốc thu mua vải thiều Bắc Giang
17:40'
Theo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao, Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hoạt động giới thiệu, kết nối, xúc tiến tiêu thụ quả vải và Tạo điều kiện cho phía Trung Quốc thu mua vải thiều Bắc Giang.
-
Thị trường
Nở rộ bán nông sản online tại Tp. Hồ Chí Minh
12:48'
Ngoài các kênh bán lẻ trực tiếp (offline), thì kênh bán hàng trực tuyến (online) cũng nở rộ nhiều đơn vị, cá nhân giới thiệu đa dạng mặt hàng nông sản với giá rất cạnh tranh so với thị trường.
-
Thị trường
Xu hướng giao hàng tận nhà vẫn sẽ phát triển ngay cả khi dịch bệnh chấm dứt
08:36'
Hình thức giao hàng tận nhà ngày càng trở nên phổ biến với mọi loại sản phẩm sau thời gian dài áp dụng các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn đại dịch COVID-19.
-
Thị trường
Central Retail sẽ tiêu thụ 1.000 tấn vải thiều Lục Ngạn
21:07' - 25/05/2022
Mùa vải năm 2022, hệ thống siêu thị GO!, Big C, Tops Market, mini go! của Central Retail trên toàn quốc sẽ tiêu thụ khoảng 1.000 tấn vải thiều.
-
Thị trường
Ấn Độ có thể giới hạn xuất khẩu đường ở mức 10 triệu tấn
07:12' - 25/05/2022
Một nguồn tin Chính phủ Ấn Độ cho biết nước này có kế hoạch hạn chế xuất khẩu đường lần đầu tiên trong 6 năm nhằm ngăn chặn đà tăng giá cả trong nước.
-
Thị trường
Cần tính tới các công cụ thuế linh hoạt để kìm giá xăng dầu
17:26' - 24/05/2022
Theo các chuyên gia, giá xăng đang tác động đến nhiều mặt hàng, nguy cơ lạm phát cao, do vậy, cần có những giải pháp để kìm lại đà tăng của giá xăng.
-
Thị trường
Xây dựng chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo bền vững
17:18' - 24/05/2022
Trước nhu cầu lương thực trên thế giới tăng cao, xuất khẩu gạo Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng trong những tháng tới, đặc biệt với nhu cầu mạnh hơn từ các thị trường EU, Trung Quốc, Bangladesh, Iran...
-
Thị trường
Ngăn chặn, xử lý trường hợp vận chuyển, kinh doanh thuốc thú y không rõ nguồn gốc
17:05' - 24/05/2022
Thời gian qua có tình trạng buôn bán thuốc, vaccine thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ đặc biệt vaccine phòng bệnh cúm gia cầm, chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
-
Thị trường
Mỹ ngăn chặn tình trạng "thổi" giá sữa công thức cho trẻ em
15:41' - 24/05/2022
Thị trưởng New York vừa ký sắc lệnh hành pháp khẩn cấp, trao quyền cho Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng và người lao động New York ngăn chặn tình trạng "thổi" giá với sữa công thức cho trẻ em.