Sẽ xử lý dứt điểm các doanh nghiệp yếu kém
Tham dự buổi làm việc Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, các Bộ, ngành là thành viên của Ban chỉ đạo.
Trong thời gian từ giữa tháng 12/2016 tới cuối tháng 1/2017, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng các thành viên Ban Chỉ đạo đã trực tiếp thị sát, nắm bắt tình hình và tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các Nhà máy: Đạm Ninh Bình, Phân đạm Hà Bắc, DAP Đình Vũ, DAP Lào Cai, Đóng tàu Dung Quất, Nhiên liệu sinh học ethanol Dung Quất và các dự án Nhà máy Sơ sợi Đình Vũ, Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, Khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Sa, Gang thép Lào Cai.
Tại các dự án, nhà máy trên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã thị sát về cơ sở hạ tầng, thiết bị, công nghệ, dây chuyền sản xuất, tình hình sản xuất kinh doanh, nghe lãnh đạo nhà máy và lãnh đạo các bộ, ngành báo cáo về quá trình quyết định đầu tư, lập, thực hiện kế hoạch đầu tư, xây dựng, hoàn thiện và vận hành của hai nhà máy, thực trạng hoạt động, tình hình tài chính, yếu kém, thua lỗ.
Dưới sự chủ trì của lãnh đạo Chính phủ trong mỗi lần đi thị sát, các bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo và các cá nhân có trách nhiệm của các dự án, nhà máy, đơn vị chủ quản thảo luận các phương án xử lý cấp bách cũng như quyết định tương lai của các dự án, nhà máy. Ban Chỉ đạo đã tổ chức cuộc họp lần thứ nhất vào trung tuần tháng 12/2016 nhằm thống nhất cách thức hoạt động và xây dựng các báo cáo đánh giá tổng thể mọi mặt của từng dự án trên tinh thần đề cao tối đa trách nhiệm cá nhân người đứng đầu của mỗi bộ, cơ quan, đơn vị.
Trong thực tế, hầu hết các bộ, ngành, tập đoàn, doanh nghiệp đã triển khai tích cực các chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, của Trưởng Ban Chỉ đạo về đánh giá thực trạng tình hình, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án, nhà máy, tiến tới khởi động lại hoạt động của các nhà máy.
Thông qua đó, việc khôi phục sản xuất, kinh doanh của các nhà máy đã có kết quả tích cực như Nhà máy đạm Ninh Bình đã đi vào hoạt động từ đầu năm mới Đinh Dậu với 80% công suất, cắt giảm từ 25- 30% các chi phí vận hành, cắt giảm gần 100 lao động dư thừa...
Tuy vậy, một số bộ, ngành doanh nghiệp còn chậm trễ, thiếu tích cực, chưa thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm các ý kiến kết luận, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ. Do đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã giao Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc thực hiện trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2017.
Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo đã thảo luận báo cáo của Bộ Công Thương về tổng quan hiện trạng, tình hình tài chính, kỹ thuật, pháp lý và các phương án xử lý cho từng dự án, nhà máy trong nhóm 12 đơn vị yếu kém của ngành Công Thương theo nguyên tắc thị trường và các quan điểm đã được xác định trong Nghị quyết số 05- Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: “Phải xử lý kiên quyết, khẩn trương, nhà nước không bỏ thêm tiền cho các dự án này”.
Bên cạnh đó, các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán, Công an báo cáo bổ sung thêm các kết luận làm việc của các cơ quan này đối với một số nhà máy đã được ban hành nhằm củng cố thêm dữ liệu về nguyên nhân, thực trạng yếu kém của các nhà máy để phục vụ cho việc đề xuất phương án xử lý. Việc phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm toán, công an trong thời gian tới sẽ xác định, làm rõ và xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân gây thua lỗ, thất thoát tài sản của nhà nước.
Từ thực tiễn của Công ty đạm Ninh Bình, Phó Thủ tướng chỉ đạo Ban quản lý Dự án Nhà máy sơ sợi Đình Vũ PVTex, Ethanol Quảng Ngãi… khẩn trương tính toán sự cần thiết, chi phí bỏ ra so với lợi ích thu về để tái khởi động nhà máy đã phải ngừng hoạt động trong thời gian dài.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Công Thương tiếp thu ý kiến phát biểu và kết luận tại cuộc họp để hoàn thiện báo cáo, các phương án xử lý cả về cơ sở pháp lý, nội dung, so sánh chi phí và lợi ích từng phương án, đề xuất lựa chọn phương án, điều kiện thực hiện, lộ trình thực hiện phương án để Ban chỉ đạo báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2017.
“Việc không thể chậm trễ, các bộ, ngành, đơn vị liên quan phải bám sát nhiệm vụ, sớm hoàn thiện các phương án xử lý để trình Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định, không để tiếp tục kéo dài tình trạng yếu kém, gây thiệt hại cho Nhà nước”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Môi trường Mỹ
19:59' - 16/02/2017
Chiều 16/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã tiếp giáo sư John D. Graham, Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Môi trường, Đại học Indiana (Hoa Kỳ).
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kiểm tra tình hình khắc phục lũ tại Bình Định
23:03' - 15/02/2017
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã đi kiểm tra tình hình khắc phục lũ lụt tại xã Nhơn Phúc (thị xã An Nhơn), thăm hỏi tình hình đời sống của người dân bị thiệt hại do lũ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Gỡ nút thắt thị trường, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
16:21' - 09/02/2017
Niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào cam kết về một Chính phủ kiến tạo, hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển đã được tạo dựng sau một năm thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP.
-
Ngân hàng
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm Ngân hàng Chính sách Xã hội
21:42' - 02/02/2017
Ngày 2/2, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu năm 2017, Ngân hàng Chính sách Xã hội tập trung cho vay, thiết kế các chương trình cho vay gắn trực tiếp với xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cấp, cải tạo bảo đảm an toàn chạy tàu 07 tuyến đường sắt hiện có
08:02'
Văn phòng Chính phủ có văn bản về việc hoàn chỉnh kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của giá xăng, dầu tăng cao
07:06'
Ngày 12/8, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 5142/VPCP-NN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về việc hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của giá xăng dầu tăng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát dịch bệnh có hiệu quả để phát triển bền vững kinh tế - xã hội
21:54' - 12/08/2022
Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 246/TB-VPCP ngày 12/8/2022 về Kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN, Báo Nhân dân và UBND TP Hải Phòng ký chương trình hợp tác truyền thông
18:53' - 12/08/2022
Chiều 12/8, tại thành phố Hải Phòng, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ký chương trình hợp tác truyền thông giai đoạn 2022-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp hoàn thành đóng cọc nhà ga hành khách tại sân bay Long Thành
17:57' - 12/08/2022
Ngày 12/8, Ban Quản lý Dự án sân bay Long Thành cho biết, sau hơn 4 tháng thi công, liên danh nhà thầu đã đóng được 1.500/1.545 cọc công trình nhà ga hành khách sân bay Long Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Tình trạng chậm, hủy chuyến bay chưa được cải thiện
16:20' - 12/08/2022
Mặc dù đã có nhiều chỉ đạo để chấn chính tình trạng chậm, hủy chuyến bay của các hãng hàng không thời gian qua. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn chưa được cải thiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội chật vật “tắc đường” mùa mưa
15:45' - 12/08/2022
Chỉ trong nửa đầu tháng 8, người dân Thủ đô đã phải hứng 2 trận mưa kèm theo tình trạng tắc nghẽn giao thông, nhiều tuyến đường ngập sâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: Bài 3 - Tiếp tục chi trả hỗ trợ, bảo đảm quyền lợi người lao động
13:26' - 12/08/2022
Việc cho phép tiếp tục chi trả đối với người lao động đáp ứng đủ điều kiện và nộp hồ sơ đúng thời hạn theo quy định không ảnh hưởng tới mục tiêu của Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: Bài 2 – Còn những bất cập trong quá trình thực hiện
13:23' - 12/08/2022
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của 295.107 người thuộc đối tượng hưởng hỗ trợ nhưng chưa giải quyết với số tiền dự kiến là gần 819 tỷ đồng.