Siêu công ty của Saudi Arabia và cuộc chơi trên thị trường hydro xanh
Theo tờ báo tài chính Đức Handelsblatt, quỹ đầu tư công (PIF) của Saudi Arabia đứng sau kế hoạch thành lập siêu công ty Neom, nhắm tới Đức như một trong những thị trường mục tiêu chính. Tại Hội nghị Sáng kiến Đầu tư Tương lai (FII) ngày 29/10, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman Al Saud, tuyên bố: "Chúng tôi đã là nhà sản xuất hydro lớn nhất và chúng tôi đã sẵn sàng xuất khẩu hydro xanh và bền vững". Trong tương lai, Saudi Arabia muốn đáp ứng ít nhất 10% nhu cầu hydro toàn cầu.
Theo thông tin của Handelsblatt, ông Cord Landsmann, nhà quản lý năng lượng người Đức dày dạn kinh nghiệp, đã từng làm việc với các công ty Eon và Uniper trước đây, sẽ đảm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành (CEO) siêu công ty mới. Những "gã khổng lồ" trong ngành như Thyssen-Krupp Nucera và Siemens Energy được cho là sẽ cùng tham gia dự án. Khi được hỏi, người phát ngôn của Siemens Energy, cho biết họ không liên quan, nhưng Saudi Arabia là “một đối tác quan trọng và hai bên thường xuyên trao đổi”.Năng lượng hydro có thể được xuất khẩu bằng đường biển, dưới dạng amoniac xanh. Theo thông tin của Handelsblatt, dự án sẽ sớm được khởi công.Hydro xanh – Thị trường khó tăng trưởngNếu dự án này trở thành hiện thực, các chuyên gia cho rằng nó sẽ làm “thay đổi cuộc chơi” trong thị trường hydro phát triển rất chậm hiện nay. Chuyên gia Michael Sterner, nghiên cứu viên và giảng dạy tại Đại học Kỹ thuật ở Regensburg và là thành viên của Hội đồng Hydro Quốc gia - cơ quan tư vấn cho Chính phủ Liên bang Đức, cho biết: “Saudi Arabia có thể giải quyết được một vấn đề lớn... Một dự án tầm cỡ như thế này là ‘tín hiệu quan trọng’ cho thị trường”.Hydro xanh, được sản xuất bằng cách tách nước bằng điện phân và sử dụng điện được tạo ra hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo. Nguồn năng lượng này dự kiến sẽ trở thành một yếu tố quan trọng trong thế giới năng lượng trong tương lai. Nhưng thị trường hydro xanh đến nay vẫn gần như “giậm chân tại chỗ”. Các dự án lớn liên tục bị chậm trễ hoặc hủy bỏ hoàn toàn.Mới tuần trước, một số công ty năng lượng của Tây Ban Nha đã cảnh báo sẽ dừng các dự án hydro trị giá hàng tỷ euro. Một tháng trước, công ty năng lượng Shell cũng thông báo dừng một dự án hydro lớn ở Na Uy vì không tìm được thị trường cho cái gọi là hydro lam, được sản xuất bằng phương pháp nhiệt hoá hydrocarbon, kết hợp công nghệ thu gom và lưu trữ CO2.Trong khi đó, công ty sản xuất thép Thyssen-Krupp của Đức gây xôn xao dư luận khi tuyên bố trở thành một trong những khách hàng mua hydro xanh lớn nhất ở châu Âu khi chuyển từ than sang hydro xanh.Tuy nhiên, giá cổ phiếu của các công ty hydro như Plug Power, Ballard Power và Thyssen Krupp Nucera đã giảm hơn một nửa kể từ đầu năm đến nay. Chuyên gia Sterner cho biết: “Diễn biến thị trường không được như kỳ vọng. Giá cao, nguồn cung ít ỏi và thiếu cơ sở hạ tầng đang làm chậm quá trình tăng trưởng thị trường...".Hydro xanh sẽ chủ yếu được sử dụng ở những nơi khó chuyển sang sử dụng điện. Nhu cầu lớn nhất là trong lĩnh vực thép, hóa chất và vận tải. Ước tính đến năm 2030, toàn thế giới sẽ cần hơn 100 triệu tấn hydro xanh, trong khi các nhà máy hiện tại mới chỉ sản xuất được một triệu tấn. Hydro vẫn được sản xuất hầu như hoàn toàn bằng khí nhiên liệu hóa thạch.Đức có kế hoạch đáp ứng phần lớn nhu cầu hydro bằng cách nhập khẩu, đặc biệt vì điện xanh là mặt hàng khan hiếm “ở quốc gia này, trong khi lại có thể được sản xuất với giá rẻ hơn nhiều ở những quốc gia có nhiều nắng hoặc gió”.Saudi Arabia muốn tiếp tục là nhà xuất khẩu năng lượng quan trọngKhông nơi nào có thể sản xuất năng lượng Mặt trời với chi phí hiệu quả hơn ở các khu vực như châu Phi hay Trung Đông. Trong khi giá một kWh điện ở Đức là từ 4 đến 7 xu euro (7,6 xu Mỹ) thì các dự án ở Trung Đông có giá từ 1,5 đến 2 xu euro.Việc sản xuất và vận chuyển hydro xanh cũng có thể mang lại lợi nhuận cho Saudi Arabia và trong thời điểm nhu cầu dầu giảm, có khả năng giúp nước này đảm bảo vị trí là một trong những nhà xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới trong tương lai. Thay vì dầu mỏ, amoniac xanh sẽ chảy về châu Âu.Dưới sự lãnh đạo của Thái tử Mohammed bin Salman, quốc gia Trung Đông này đã chuẩn bị để sẵn sàng cho thời kỳ bùng nổ hậu dầu mỏ trong nhiều năm tới. Saudi Arabia là nước sản xuất dầu lớn thứ hai trên thế giới, sau Mỹ.Từ năm 2030, các chuyên gia dự đoán sự bùng nổ năng lượng hóa thạch vĩnh viễn sẽ chấm dứt, chủ yếu vì ngày càng có nhiều quốc gia theo đuổi các mục tiêu đầy tham vọng về khí hậu. Theo “Tầm nhìn 2030” của Thái tử bin Salman, Saudi Arabia muốn trở thành nhà sản xuất hydro bền vững lớn nhất thế giới.Công ty dầu khí quốc doanh lớn nhất Saudi Arabia, Aramco, tập trung chủ yếu vào sản xuất hydro xanh từ khí tự nhiên hóa thạch. Ông Ashraf Al Ghazzawi, Phó Giám đốc chiến lược của công ty, cho biết: “Chúng tôi đang theo dõi rất chặt chẽ sự phát triển của hydro và có kế hoạch sản xuất hai triệu tấn vào năm 2030”.Dự án Neom nhằm mục đích cung cấp hydro xanh cho thế giới và đây là nhà máy năng lượng được quy hoạch lớn nhất trên thế giới cho đến thời điểm này. Quyết định đầu tư cuối cùng cho dự án trị giá 8 tỷ USD được đưa ra hồi tháng 5/2024 và nhà máy dự kiến bắt đầu sản xuất vào năm 2026, với công suất 650 tấn hydro xanh mỗi ngày.Chuyên gia về hydro, Dirk Niemeier, của công ty tư vấn chiến lược PwC&, cho biết: “Những dự án như ở Saudi Arabia có thể phá vỡ nút thắt Gordian. Nó có quy mô lớn cần thiết và Saudi Arabia có các nguồn tài chính cần thiết để thực hiện dự án”. Đây cũng chính là lý do hầu hết các dự án từ trước đến nay đều thất bại.Nhiều yếu tố làm chậm tốc độ tăng trưởng của thị trườngCác dự án hydro với tổng công suất 840 gigawatt đã được công bố trên toàn thế giới, nhưng mới chỉ có 14 gigawatt được đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng, tức là chưa đến 2%. Hầu hết các dự án được công bố đều tập trung vào châu Âu. “Hiện các dự án hydro trên toàn thế giới đều vướng một vấn đề giống nhau, đó là có rất ít quyết định chốt đầu tư”, ông Niemeier giải thích, “vì thiếu người mua và khó khăn về tài chính”.Các chuyên gia cho biết, trên hết, sự không chắc chắn về trợ cấp, giá khí đốt giảm và ngành công nghiệp suy yếu đang khiến thị trường này khó tăng trưởng. Do công nghiệp suy yếu nên không có đủ người mua và vì thế, không đủ đảm bảo đầu tư cho người sản xuất. Ngoài ra, trợ cấp lại quá chậm và quá thấp. Trong khi đó, tất cả những yếu tố này đều rất cần thiết vì hydro xanh vẫn đắt hơn đáng kể so với nhiên liệu hóa thạch.Dự án Neom ở Saudi Arabia dự báo có lãi vì công ty Air Products của Mỹ đã cam kết mua khoảng 600 tấn hydro xanh mỗi ngày trong 30 năm tới. Tổng cộng, Neom có sản lượng hàng năm là 220.000 tấn - nhiều hơn mức 150.000 tấn hiện đang được sản xuất trên toàn thế giới.Ông Yasir Al-Rumayyan, Chủ tịch Ban giám đốc của quỹ đầu tư công Saudi Arabia - IPF, ngày 29/10 đã công bố một “kỷ nguyên mới” về đầu tư bền vững ở Riyadh. Ông Al-Rumayyan cho biết: “Saudi Arabia, với tư cách là một nhà môi giới siêu hạng, có thể thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như năng lượng”.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Trước thềm bầu cử Mỹ : Thách thức đối với khu vực Đông Nam Á
06:30'
Bất kể ai thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới, những thay đổi về chính sách có thể viết lại các quy tắc về hợp tác kinh tế cho ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á).
-
Phân tích - Dự báo
Nợ của châu Phi và vai trò của các hãng xếp hạng tín nhiệm
05:30'
Trong những năm gần đây, các bộ trưởng tài chính châu Phi ngày càng lo ngại về xếp hạng tín nhiệm của nước họ và đã kêu gọi thành lập một tổ chức xếp hạng tín dụng của riêng châu lục này.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc khủng hoảng xe điện châu Âu
05:30' - 04/11/2024
Nhu cầu ô tô của người tiêu dùng châu Âu đang giảm, trong khi các nhà sản xuất ô tô lại đang trải qua quá trình chuyển đổi đầy rủi ro và tốn kém từ động cơ đốt trong sang hệ thống truyền động điện.
-
Phân tích - Dự báo
Bầu cử Mỹ 2024: Đâu là "nơi trú ẩn an toàn"?
06:30' - 03/11/2024
Bất chấp sự suy yếu của đồng yen đang diễn ra, đồng nội tệ của Nhật Bản vẫn đang trên đà trở thành “nơi trú ẩn" của các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.
-
Phân tích - Dự báo
“Vòng kim cô" đối với chính sách tiền tệ của Hàn Quốc
05:30' - 03/11/2024
Việc trì hoãn cắt giảm lãi suất có thể khiến ngân hàng trung ương Hàn Quốc chậm chân so với một số ngân hàng trung ương lớn khác và sẽ khiến BoK "tốn kém" hơn khi khắc phục những hậu quả sau này.
-
Phân tích - Dự báo
Nền kinh tế tầm thấp: “Cuộc đua” khai thác không gian mới
06:30' - 02/11/2024
Trên thế giới, “nền kinh tế tầm thấp” mới đang ở giai đoạn sơ khai và chưa có quốc gia nào có lợi thế vượt trội. Trung Quốc coi đây là một điểm tăng trưởng kinh tế mới cần tạo ra và nắm bắt kịp thời.
-
Phân tích - Dự báo
Samsung: Đoàn tàu chệch hướng và câu chuyện bản sắc
05:30' - 02/11/2024
Sau nhiều năm “đứng trên đỉnh vinh quang”, công ty điện tử Samsung Electronics đang trải qua giai đoạn “sóng gió” do những sai lầm trong chiến lược kinh doanh và hệ thống quản lý.
-
Phân tích - Dự báo
“Lá bài” có thể thay đổi đế chế công nghệ của tỷ phú Elon Musk
06:30' - 01/11/2024
Tuyên bố ủng hộ ứng cử viên Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ của tỷ phú Elon Musk là một sự đánh cược với những hậu quả tiềm ẩn nghiêm trọng đối với tương lai của ngành công nghệ Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Giải mã lợi thế cạnh tranh của người Mỹ
05:30' - 01/11/2024
Theo tạp chí Le Nouvel Economiste của Pháp , sự đổi mới và tính năng động trong công nghệ đang tiếp tục mang lại cho Mỹ lợi thế cạnh tranh cao hơn hẳn so với phần còn lại của thế giới.