Singapore: Đằng sau vị trí số một thế giới về năng lực cạnh tranh (Phần 2)
Singapore tụt lại rất xa phía sau về khuôn khổ quy định tình trạng không trả được nợ của nước này. Khuôn khổ này có thể giúp khôi phục các công ty có thể tồn tại và loại bỏ các công ty không thể. Trong lĩnh vực này, Singapore xếp thứ hạng thấp, mức 88.
Trong nhiều năm qua, có quá nhiều công ty mắc nợ đáng lẽ có thể phục hồi và phát triển thì đã bị phá sản, chủ yếu là do các nhà tín dụng đã có quá nhiều tác động đến các công ty nợ nần.
Năm 2017, Singapore đã đưa ra những cải cách đối với luật về tình trạng không trả được nợ và vấn đề tái cơ cấu của nước này bằng việc đưa ra một số điều khoản dựa trên Chương 11 của Luật phá sản Mỹ.Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bị mắc nợ tiếp tục hoạt động trong khi tái cơ cấu các khoản nợ của họ để việc trả nợ có thể được trải dài trong một giai đoạn dài hơn. Điều này làm thay đổi cán cân quyền lực theo hướng có lợi cho các công ty nợ và đem lại cho các công ty này cơ hội tốt hơn để tồn tại trong những thời điểm khó khăn.
Còn quá sớm để đưa ra phán xét về sự thành công của công cuộc cải cách lớn này, nhưng có cơ hội tốt để Singapore sẽ được xếp hạng cao hơn đối với các quy định về tình trạng không trả được nợ của nước này trong tương lai. Sự quản trị tốt hơn về vấn đề cổ đông cũng sẽ có ích và đây một lần nữa là lĩnh vực mà Singapore bị xếp thứ hạng thấp hơn mức đáng lẽ nó cần nhận được, thứ 37. Điều này có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên.Trong những năm gần đây, có nhiều trường hợp mà quyền lợi của cổ đông bị vi phạm. Những người buôn bán hàng hóa của hãng Noble nhiều lần bị bút toán những khoản nợ khổng lồ, trong khi thực tế không phải như vậy. Trong quá trình này đã có nhiều sự ra đi của các cổ đông và người nắm giữ trái phiếu.
Công ty Keppel đã bị phát hiện phạm tội hối lộ để nhận được các hợp đồng ở Brazil. Một hãng có uy tín khác, Singapore Post, không vạch trần những xung đột lợi ích trong ban điều hành công ty. Ở một số công ty nhỏ hơn khác nổi lên vấn đề chi tiêu không theo quy tắc tài chính.
Các nhà hoạt động về quản trị công ty đã chỉ ra nhiều vấn đề trong các ban điều hành công ty, trong đó có sự thiếu bình đẳng giới, nhiệm kỳ kéo dài quá mức của một số giám đốc cũng như sự thịnh hành của “tư duy nhóm”.Từ đó, các thành viên ban điều hành công ty có xu hướng tập trung vào quan điểm cá nhân, không khuyến khích quan điểm trái chiều hay những ý tưởng khác - một hội chứng cũng đã được các chuyên gia cảnh báo.
Cuối cùng, trong khi Singapore đạt mức điểm cao về định hướng tương lai của chính phủ nước này, đứng thứ 8/141, có một lĩnh vực trong đó theo phương thức đánh giá rộng rãi này nó đạt điểm thấp là chính sách của Singapore đối với năng lượng tái tạo.Singapore xếp thứ 62 về quy định về năng lượng tái tạo. Tiêu chuẩn đánh giá về lĩnh vực này đề cập đến những sự khích lệ và quy định nhằm thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo.
Singapore vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào nhiên liệu hóa thạch để đáp ứng nhu cầu năng lượng của nước này và mặc dù trong năm nay Singapore đã đưa ra một cơ chế tính giá khí thải carbon (thuế khí thải carbon), nước này có lẽ cần một thời gian nữa mới đạt được cách thức tốt nhất trong việc đem lại những sự khuyến khích, các khoản trợ cấp và tài trợ công cho việc sử dụng năng lượng tái tạo. Singapore cũng xếp ở thứ hạng thấp (119) về số lượng các hiệp ước quốc tế về môi trường mà nước này ký kết. Trong 29 hiệp ước liên quan đến môi trường có hiệu lực, Singapore đã ký 18 hiệp ước. Với biến đổi khí hậu và tính bền vững đang trở thành những vấn đề ngày càng cấp bách, chính sách môi trường của các nước được coi là yếu tố quyết định quan trọng của năng lực cạnh tranh. Nói tóm lại, trong khi Singapore có thể tự hào được xếp hạng là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới, nước này vẫn cần phải có nhiều sự cải thiện hơn nữa trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là Singapore cần phải xem xét thực hiện một chính sách tự do hơn đối với người lao động nước ngoài, có nhiều giáo viên hơn trong các trường học, cải thiện công tác quản trị về vấn đề cổ đông, mở rộng các quyền tự do truyền thông và thực hiện các chính sách tích cực hơn để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo.Điểm cuối cùng: Như nhiều mức xếp hạng cho thấy, khi đề cập đến năng lực cạnh tranh, vấn đề nhận thức cũng rất quan trọng. Sự xếp hạng này không chỉ về những gì chúng ta làm, mà còn về những gì chúng ta nghĩ về những việc chúng ta làm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Singapore: Đằng sau vị trí số một thế giới về năng lực cạnh tranh (Phần 1)
05:30' - 23/10/2019
Singapore đã đánh bật Mỹ khỏi vị trí số một thế giới về Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Đây là sự công nhận đáng giá từ một tổ chức có uy tín trên thế giới.
-
Kinh tế tổng hợp
Singapore sẽ cấm quảng cáo đồ uống đóng hộp có lượng đường cao
14:33' - 11/10/2019
Singapore sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành quy định cấm quảng cáo đồ uống đóng hộp (chai, lon, hộp…) có hàm lượng đường cao.
-
Kinh tế Thế giới
Những ưu tiên của Singapore trong chính sách tiền tệ
06:30' - 01/10/2019
Tháng trước, Chính phủ Singapore đã hạ dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm nay từ 1,5%-2,5% xuống còn 0%-1%.
-
Kinh tế tổng hợp
Singapore thông qua luật bảo hiểm thương tật bắt buộc
16:14' - 03/09/2019
Quốc hội Singapore đã thông qua Dự luật Chăm sóc Cuộc sống và Chăm sóc Dài hạn, quy định bắt buộc tham gia chương trình bảo hiểm thương tật lâu dài với tất cả những người sinh từ năm 1980.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27'
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37'
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.