Singapore với thời khắc quyết định trong phòng chống dịch COVID-19
Từng được đánh giá khá thành công trong giai đoạn đầu đối phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, tuy nhiên Singapore đang phải đối mặt với thời khắc quyết định khi số ca nhiễm tiếp tục gia tăng mạnh trong nước, buộc giới chức "đảo quốc sư tử" phải áp dụng các biện pháp mạnh nhất từ trước tới nay.
Nói là thời khắc quyết định bởi lẽ Singapore đã buộc phải "phong tỏa một phần" đất nước để đối phó với dịch COVID-19 lan rộng.
Ngoài các biện pháp giãn cách xã hội hay dừng nhập cảnh với khách du lịch vẫn đang có hiệu lực, Singapore cuối cùng đã phải quyết định đóng cửa toàn bộ các công sở, dịch vụ không thiết yếu từ ngày 7/4.
Các trường học, từ công đến tư, đều phải đóng cửa, chuyển sang học trực tuyến kể từ ngày 8/4. Thời gian áp dụng đến ngày 4/5 và có thể gia hạn nếu tình hình vẫn chưa được kiểm soát.
Các biện pháp mạnh này được giới chức Singapore coi là "cầu dao tổng" để cắt nguồn lây nhiễm trong cộng đồng.
Không chỉ vậy, Quốc hội Singapore ngày 7/4 còn thông qua đạo luật cấm tụ tập, tiệc tùng với người nhà, bạn bè (nếu không ở chung một nhà), không chỉ tại những nơi công cộng mà còn tại nhà riêng, trong vòng 6 tháng, có thể gia hạn tới 1 năm nếu thấy cần thiết. Hình phạt thực sự mang tính răn đe.
Theo đó, người vi phạm lần đầu sẽ bị phạt tới 10.000 SGD, (tương đương 7.3018 USD), hoặc phạt tù 6 tháng. Vi phạm lần hai phạt tiền tới 20.000 SGD, (14.037 USD), hoặc phạt tù tới 1 năm.
Nói là thời khắc quyết định cũng bởi lẽ tình hình lây lan của dịch COVID-19 tại Singapore dường như đang dần vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Số ca nhiễm mới tăng gần 600 ca chỉ trong một tuần qua.
Tính tới hết ngày 8/4, tổng số ca nhiễm đã lên tới 1.623 ca, trong đó có 406 ca đã xuất viện, 6 ca tử vong và 29 ca đang trong tình trạng nguy kịch.
Điều đáng quan ngại là việc xuất hiện 3 ổ dịch mới là các khu nhà ở chật hẹp, không bảo đảm vệ sinh của gần 20.000 công nhân, trong đó một khu đã có tới 118 ca nhiễm. Đáng quan ngại hơn nữa là số ca nhiễm không rõ nguồn gốc đã vượt con số 200.
Các cơ quan chức năng Singapore thừa nhận, đây là vấn đề lo ngại nhất bởi nó cho thấy mức độ lây lan không thể kiểm soát trong cộng đồng.
Dù Bộ trưởng Y tế Singapore Gan Kim Ong ngày 26/3 trấn an rằng năng lực y tế của đảo quốc đã được chuẩn bị đủ để đối phó với sự bùng phát của dịch COVID-19, nhưng ngày càng có thêm những lo ngại về nguy cơ quá tải nếu số ca nhiễm cứ gia tăng chóng mặt như tuần qua.
Đã xuất hiện các ổ dịch mới là khu nhà ở với 12 giường/phòng của hàng nghìn công nhân nước ngoài, rồi gần 200.000 người dân Singapore đang ở nước ngoài trở về.
Lo ngại đó không phải là không có cơ sở khi mà thời gian qua Singapore đã phải huy động cả hệ thống bệnh viện tư nhân vào cuộc.
Còn hiện tại, nước này đã và đang phải cải tạo khu triển lãm Singapore Expo thành khu cách ly cho các bệnh nhân đang hồi phục để có thể giúp giảm tải cho hệ thống bệnh viện công trong thời gian tới.
Cuối cùng, nói là thời khắc quyết định bởi lẽ "đảo quốc sư tử" có thành công trong việc khoanh vùng, dập dịch sau một tháng phong tỏa hay không, còn phụ thuộc vào ý thức của mỗi người dân.
Không hề ngẫu nhiên khi Singapore phải triển khai hơn 2.000 nhân viên tỏa đi khắp các khu vực để nhắc nhở người dân chấp hành quy định.
Chỉ trong ngày 7/4, ngày đầu tiên các biện pháp mới có hiệu lực, lực lượng chức năng Singapore đã phải phát "giấy cảnh báo" đối với hơn 7.000 người dân vì vi phạm quy định về giữ khoảng cách an toàn.
Và cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà lãnh đạo Bộ Y tế trong cuộc họp báo gần đây đã lên tiếng chỉ trích thái độ thiếu trách nhiệm xã hội của một bộ phận người dân, khiến nỗ lực chống dịch của chính phủ thành “dã tràng xe cát”...
Như đánh giá của một phóng viên báo Straits Times, Singapore rơi vào tình huống ngày hôm nay bởi lẽ nhiều người dân Singapore đã không chịu lắng nghe, đã không hành động đúng. Dù được khuyến cáo cần gặp bác sỹ khi thấy không khỏe thì nhiều người lại vẫn tiếp tục đi làm.
Dù được yêu cầu tránh tụ tập hay tới chỗ đông thì nhiều người vẫn tiếp tục đến các trung tâm mua sắm, tụ tập ăn uống với bạn bè hay tới các quán bar đông người mỗi tối để thư giãn. Dù được yêu cầu cách ly tại nhà 14 ngày nhưng nhiều người vẫn cố tình vi phạm.
Nếu các biện pháp mạnh lần này thất bại thì kết cục sẽ là phong tỏa toàn diện và cũng có nghĩa là sẽ có thêm nhiều người tử vong.
Hãy ở nhà, chỉ ra đường khi thực sự cần thiết, và nếu phải ra đường, sử dụng phương tiện công cộng hay đến những nơi đông người như siêu thị, chợ cóc, hay các khu ăn uống bình dân,... thì hãy đeo khẩu trang để bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng.
Đó là lời kêu gọi cấp bách được các nhà lãnh đạo Singapore liên tục đưa ra trong những ngày qua. Một sự thay đổi lớn về quan điểm liên quan tới khẩu trang, dù muộn, nhưng cần thiết để góp phần ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Hình ảnh các thành viên nội các Singapore đeo khẩu trang trong cuộc họp ngày 8/4 được Thủ tướng Lý Hiển Long đăng tải trên trang Facebook cá nhân, là lời cảnh tỉnh đối với những người vốn bấy lâu vẫn thích "ném ánh mắt kỳ thị" vào những người đeo khẩu trang khi ra đường thời gian qua.
Cũng sẽ là quá phóng đại khi cho rằng Singapore giờ đây giống như một "thành phố chết" với sự hoảng loạn lan rộng trong dân chúng.
Thực tế, các biện pháp mới đã giúp giảm 70% lưu lượng đi lại hằng ngày, tạo nên một sự vắng lặng hiếm thấy ở một đô thị hiện đại, nhộn nhịp và phồn hoa như Singapore.
Người dân Singapore vẫn bình tĩnh, kiên cường, thậm chí nhiều người vẫn bình tĩnh tới mức thờ ơ trước dịch bệnh và phải nhận giấy cảnh báo vi phạm đáng tiếc nói trên.
Tất nhiên, đó chỉ là thiểu số. Đa số cư dân, dù mang quốc tịch Singapore hay không, đều đang chung tay cùng chính phủ thực hiện các biện pháp cách ly để có thể giúp "đảo quốc sư tử" sớm vượt qua thời khắc quyết định này!
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19 "tàn phá" kinh tế Canada mạnh hơn cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009
07:52' - 09/04/2020
CEO của Royal Bank of Canada, ông Dave McKay, nhận định Canada đang đối mặt với một cú sốc kinh tế và tình hình dịch bệnh chưa từng có.
-
Kinh tế Thế giới
Sống chậm trong tình trạng khẩn cấp ở Tokyo
19:34' - 08/04/2020
Đôi chút lo lắng và bất an, đó là tâm trạng chung của người dân Nhật Bản sau khi Thủ tướng Shinzo Abe quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp ở 7 tỉnh, thành.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Singapore chuẩn bị kịch bản tổng tuyển cử mùa dịch bệnh
15:47' - 07/04/2020
Ngày 7/4, Chính phủ Singapore đã đề xuất một dự luật nhằm đảm bảo ngày tổng tuyển cử an toàn nếu được tổ chức trong thời điểm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vẫn hoành hành.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu chính thức đóng cửa
18:51' - 01/10/2023
Hà Lan ngày 1/10 đã chấm dứt việc khai thác khí đốt tự nhiên từ mỏ Groningen, mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc: Xuất khẩu sụt giảm tháng thứ 12 liên tiếp
14:08' - 01/10/2023
Tháng Chín vừa qua, Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận tình trạng xuất khẩu suy giảm tháng thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm ba tàu chở hàng rời cảng của Ukraine trên Biển Đen
13:56' - 01/10/2023
Ngày 1/10, ba tàu chở hàng đã rời các cảng của Ukraine trên Biển Đen, khởi hành qua 'hành lang nhân đạo" tạm thời được Kiev thiết lập sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen.
-
Kinh tế Thế giới
EU chính thức triển khai cơ chế điều chỉnh carbon giai đoạn 1
11:58' - 01/10/2023
Từ ngày 1/10, Liên minh châu Âu (EU) chính thức áp dụng Cơ chế Điều chỉnh Biên giới carbon (CBAM) giai đoạn 1, còn gọi là giai đoạn chuyển tiếp, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh.
-
Kinh tế Thế giới
Không nhiều dấu hiệu lạc quan chờ đón các thị trường trong quý IV/2023
11:41' - 01/10/2023
Các thị trường mới nổi vừa kết thúc một quý nhiều biến động, khi nền kinh tế Trung Quốc lớn thứ hai thế giới sa sút, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng vọt và giá dầu tiệm cận mốc 100 USD/thùng.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ J.Biden ký ban hành đạo luật ngân sách tạm thời đến ngày 17/11 tới
11:25' - 01/10/2023
Sau khi Thượng viện Mỹ ngày 30/9 thông qua dự luật ngân sách tạm thời, Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng ngày đã ký ban hành đạo luật ngân sách ngắn hạn này nhằm ngăn nguy cơ chính phủ đóng cửa một phần.
-
Kinh tế Thế giới
Điểm lại những lần Chính phủ Mỹ đóng cửa
10:07' - 01/10/2023
Kể từ khi thực hiện quy trình xem xét dự toàn ngân sách tại Quốc hội vào năm 1976 tới nay, Chính phủ Mỹ đã có hơn 20 lần đóng cửa vì không còn ngân sách hoạt động.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada tiếp tục tăng trưởng yếu
09:29' - 01/10/2023
Báo cáo của Cơ quan thống kê Canada công bố ngày 30/9 cho thấy nền kinh tế Canada dường như không có sự tăng trưởng khi nước này bước vào giai đoạn nửa cuối năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập kỳ vọng trở thành một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới
09:27' - 01/10/2023
Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi ngày 30/9 đã kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào khoảng 150 dự án ưu tiên của quốc gia Bắc Phi này.