Số ca mắc COVID-19 và tử vong tiếp tục tăng tại một số nước châu Âu
Ngày 23/4, Phó Thủ tướng Tây Ban Nha Pablo Iglesias thông báo trẻ em dưới 14 tuổi sẽ được phép rời nhà trong 1 giờ với sự giám sát của người lớn và không được phép đi quá phạm vi 1 km tính từ nhà họ trong bối cảnh đà lây lan của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang chậm lại.
Hiện giới chức Tây Ban Nha đang nới lỏng các biện pháp hạn chế được áp đặt để phòng chống dịch COVID-19 sau khi số ca mắc mới mỗi ngày giảm từ 20% xuống còn 2%. Các công nhân nhà máy và xây dựng đã được phép trở lại làm việc.
Tuy nhiên, trẻ em chủ yếu vẫn ở nhà trong 40 ngày qua do các biện pháp hạn chế đi lại nghiêm ngặt.
Trong tuần này, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết sẽ cho phép trẻ em ra ngoài đi dạo, song không nêu rõ.
Bộ Y tế Tây Ban Nha thông báo với thêm 440 ca tử vong trong 24 giờ qua, quốc gia châu Âu này ghi nhận tổng cộng 22.157 ca tử vong tính đến sáng 23/4 (giờ địa phương). Đây là mức tăng nhẹ so với con số tử vong 435 ca của 1 ngày trước.
Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 ở Tây Ban Nha ghi nhận đến nay là 213.024 người, tăng 4.635 ca so với 1 ngày trước.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng một số bang của Đức đang quá “vội vàng” trong việc nới lỏng các biện pháp hạn chế, đồng thời cảnh báo nguy cơ những bang này sẽ khiến công sức chống dịch của chính phủ đổ bể. Tuy nhiên, bà Merkel không nêu cụ thể bang nào.
Phát biểu trước Quốc hội cùng ngày 23/4, bà Merkel cho biết dù số ca mắc mới tại Đức đang bắt đầu giảm xuống, song chính phủ và người dân vẫn còn nhiều việc cần làm.
Thủ tướng Merkel khẳng định hiện Đức chưa bước vào giai đoạn cuối của dịch bệnh mà vẫn đang ở giai đoạn đầu, đồng thời cảnh báo: “Chúng ta sẽ sống chung với virus này trong một thời gian dài”.
Cùng ngày, Tòa án thành phố Praha của CH Séc đã ra phán quyết hủy một số biện pháp hạn chế mà chính phủ nước này đã thông qua về phòng chống COVID-19.
Cụ thể, tòa khẳng định các biện pháp của chính phủ hạn chế hoạt động di chuyển và đóng cửa các doanh nghiệp bán lẻ hiện nay là bất hợp pháp.
Các biện pháp hạn chế trên do Bộ Y tế Séc áp đặt để phòng chống COVID-19. Tòa nhấn mạnh một bộ không có quyền như vậy mà Chính phủ Séc lẽ ra phải thông qua các biện pháp này như một phần trong các biện pháp của mình để giải quyết khủng hoảng theo các nguyên tắc về tình trạng khẩn cấp.
Từ nay đến ngày 27/4 tới, Chính phủ Séc phải thông qua lại các biện pháp trên sao cho phù hợp với quy định luật pháp nước này.
Đến nay, Séc ghi nhận tổng cộng 7.136 ca mắc, trong đó 210 ca tử vong. Dự kiến, khoảng 27.000 người trong độ tuổi từ 18 - 89 tuổi trên cả nước sẽ được xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trong 2 tuần tới.
Bên cạnh đó, trẻ em trên 8 tuổi tại thủ đô Praha và thành phố lớn thứ 2 của Séc là Brno cũng sẽ được xét nghiệm.
Kế hoạch này nhằm phục vụ một nghiên cứu xác định những ca mắc bệnh nhưng không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ.
Kết quả được công bố đầu tháng 5 tới sẽ giúp nhà chức trách điều chỉnh kế hoạch nới lỏng các biện pháp hạn chế được áp đặt để phòng chống dịch.
Trong khi đó, số ca mắc và tử vong tiếp tục tăng tại một số nước khác ở châu Âu. Tại Hà Lan, Viện Y tế cho biết số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở nước này tăng lên 35.729 người, với 887 ca nhiễm mới và thêm 123 ca tử vong. Đến nay, Hà Lan xác nhận tổng cộng 4.177 ca tử vong.
Số ca mắc bệnh thực tế có thể cao hơn con số thống kê do không phải tất cả các trường hợp đều được xét nghiệm virus.
Tại Bỉ, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Bỉ Emmanuel Andre thông báo nước này ghi nhận tổng cộng 6.490 ca tử vong, với 230 ca tử vong mới ghi nhận trong 24 giờ qua. Trong khi đó, Bỉ ghi nhận thêm 908 ca mắc trong 1 ngày qua, nâng tổng số ca mắc bệnh lên 42.797.
Tại Thụy Sĩ, tính đến ngày 23/4, số ca tử vong do COVID-19 là 1.268 người, tăng so với 1.217 người một ngày trước đó. Tổng số ca nhiễm virus là 28.496 người, tăng từ 28.268 người của ngày 22/4.
Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu Hans Kluge cho biết có đến 50% số ca COVID-19 tử vong tại châu lục này từng ở trong các viện dưỡng lão, đồng thời gọi đây là một thảm kịch “không thể tưởng tượng được”.
Phát biểu trong cuộc họp báo cùng ngày 23/4, ông Kluge cho biết một thực tế vô cùng đáng lo ngại cho thấy tác động của dịch COVID-19 đối với những ngôi nhà lâu nay dành cho người cao tuổi nhưng thường bị chỉ trích lơ là công tác chăm sóc.
Ông Kluge cũng cho biết các nhân viên y tế tại những trung tâm này thường phải làm việc quá sức và nhận lương thấp, đồng thời kêu gọi các chính quyền hỗ trợ cũng như cung cấp thêm đồ bảo hộ cho “những người hùng thầm lặng” trong thời dịch bệnh này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19 tại châu Âu và nhiều quốc gia ghi nhận diễn biến khả quan
21:03' - 20/04/2020
Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại châu Âu và nhiều quốc gia khác đã có những diễn biến khả quan trong vòng 24 giờ qua.
-
Kinh tế Thế giới
WHO cảnh báo tình hình dịch bệnh COVID-19 tại châu Âu
18:20' - 16/04/2020
WHO khu vực châu Âu cho biết dù một số quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 đã ghi nhận những dấu hiệu lạc quan, nhưng số ca nhiễm mới vẫn tăng lên và sắp chạm mốc 1 triệu người.
-
Kinh tế Thế giới
Cập nhật dịch COVID-19 ở châu Âu: Nga, Đức, Ukraine ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm mới
17:01' - 16/04/2020
Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, thủ đô Moskva tiếp tục là địa phương có nhiều người nhiễm virus SARS-CoV-2 nhất với 1.370 ca, đưa tổng số ca nhiễm lên 16.146 ca.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56' - 26/04/2025
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34' - 26/04/2025
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump bảo vệ chính sách thuế quan và trục xuất người nhập cư trái phép
19:19' - 26/04/2025
Về vấn đề nhập cư và an ninh nội địa, ông Trump khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là tội phạm.
-
Kinh tế Thế giới
Hợp tác toàn diện Việt Nam và Lào luôn được củng cố
13:22' - 26/04/2025
Mặc dù tình hình khu vực và thế giới đang tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, nhưng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam vẫn luôn được củng cố.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới
13:20' - 26/04/2025
Tờ Wall Street Journal ngày 25/4 đưa tin các quan chức Mỹ đang chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng nhiều năm tới
10:34' - 26/04/2025
Nhiên liệu hóa thạch có khả năng vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng trong nhiều năm tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các giải pháp thay thế vẫn còn hạn chế.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Anh-Mỹ bế tắc
10:29' - 26/04/2025
Sau cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves đã “ra về tay trắng” sau khi phía Mỹ đưa ra yêu cầu mới về việc giảm thuế đối với ô tô Mỹ nhập khẩu vào Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Mỹ trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa
09:50' - 26/04/2025
Các nhà bán lẻ Mỹ đang cảnh báo rằng người tiêu dùng nước này có thể một lần nữa phải đối mặt với tình trạng kệ hàng trống rỗng và chuỗi cung ứng hỗn loạn.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức lớn nhất với doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc
08:55' - 26/04/2025
Sách trắng được AmCham China công bố hôm 25/4 đã liệt kê căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc.