Số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa chưa đạt được 1/3 kế hoạch
Tuy nhiên, đến thời điểm này, số lượng doanh nghiệp được cổ phần hóa lại chưa đạt được 1/3. Vậy làm thế nào để kế hoạch này cán đích đúng hẹn?
Bộ Tài chính cho biết, năm 2017, kế hoạch cổ phần hóa 44 doanh nghiệp, nhưng chỉ đạt được 24 doanh nghiệp; năm 2018, kế hoạch là 64 doanh nghiệp, nhưng chỉ đạt 23 doanh nghiệp.
Trong khi đó, kế hoạch từ năm 2017-2020, sẽ phải có 127 doanh nghiệp cổ phần hóa. Như vậy, trung bình mỗi quý sẽ có khoảng 10 doanh nghiệp được cổ phần hóa. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, chưa có doanh nghiệp nào được cổ phần hóa trong quý I vừa qua.
Như vậy, với 64 doanh nghiệp còn tồn lại của 2 năm 2017, 2018 và 18 doanh nghiệp của năm 2019 cho thấy tốc độ cổ phần hóa đang chậm dần đều.Việc hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa theo kế hoạch đến năm 2020 đang trở thành nhiệm vụ quá nặng nề mà “nếu không có biện pháp quyết liệt thì không hoàn thành được”, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) nói.
Theo ông Đặng Quyết Tiến, không thể phủ nhận có nhiều vấn đề khách quan tồn tại bấy lâu nay dẫn đến tiến độ chậm, đó là do doanh nghiệp phải cổ phần hóa có quy mô lớn, quản lý nhiều tài sản Nhà nước. Hay có doanh nghiệp đang vướng mắc vì có vụ việc phải xử lý. Ví dụ như MobiFone phải xong vụ AVG thì mới cổ phần hóa được. Đơn vị này không thể cổ phần hóa khi vụ việc chưa được xử lý rốt ráo. Tuy nhiên, ông Đặng Quyết Tiến cho rằng nguyên nhân cơ bản là do quá trình tổ chức thực hiện của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương cũng như doanh nghiệp, đặc biệt trong việc phê duyệt phương án sử dụng đất đai và giá để tính vào giá trị doanh nghiệp.Ví dụ trường hợp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), mặc dù đã hơn một năm thực hiện nhưng hiện phương án sử dụng đất vẫn chưa hoàn thành.
Ông Đặng Quyết Tiến cũng chỉ ra, qua rà soát đôn đốc, kiểm tra thấy việc này đang được triển khai rất chậm ở các địa phương. Trong Luật Đất đai có quy định, chính quyền địa phương có trách nhiệm trả lời cho doanh nghiệp trong vòng 30 ngày. Song, trên thực tế có dự án đến hàng tháng trời, có dự án 6-9 tháng vẫn chưa xong. Điều đó dẫn đến các doanh nghiệp phải điều chỉnh tiến độ cổ phần hóa. Ông Đặng Quyết Tiến cho biết thêm, nếu có các cơ quan thanh tra, kiểm tra việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính về cổ phần hóa hoặc quyết toán cổ phần hóa hay niêm yết cổ phần hóa trên thị trường thì tiến độ sẽ được đẩy nhanh hơn. “Như vậy, rõ ràng cần phải có sự răn đe và cũng qua thanh tra, kiểm tra để phát hiện, xử lý những sai phạm”, ông Đặng Quyết Tiến nói. Một nguyên nhân nữa từ phía doanh nghiệp là nhiều doanh nghiệp không lường trước được quy mô của mình về vấn đề quản lý đất đai, tài sản dẫn đến tình trạng “cứ nghĩ” là nhanh, nhưng bắt tay vào làm mới thấy phức tạp dẫn đến đưa ra tiến độ cổ phần hóa không khả thi. Một chuyên gia kinh tế cho rằng, có nhiều trường hợp giá trị của đất đai không đưa vào ngân sách Nhà nước mà bị chia đi chỗ khác. Doanh nghiệp Nhà nước khi cổ phần hóa phải tính toán, sắp xếp lại đất đai phục vụ cho sản xuất kinh doanh, còn dôi dư thì chuyển lại cho địa phương quản lý theo đúng quy định.Vì vậy, việc xác định đúng giá trị và công khai, minh bạch trong sắp xếp đất đai trước và trong thực hiện cổ phần hóa rất quan trọng. Nếu thực hiện được như vậy, mới không gây thất thoát tài sản của Nhà nước như thời gian qua.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, giá trị sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai trong từng thời kỳ. Theo đó, trước năm 2011, đất thuê trả tiền hàng năm phải tính giá trị vị trí địa lý và giá trị doanh nghiệp.Từ năm 2013, tiền thuê đất đã được điều chỉnh lại sát với giá thị trường và doanh nghiệp phải nộp ngân sách phần chênh lệch. Theo đó, phương án sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước thời điểm cổ phần hóa.
Sau cổ phần hóa, đất phải được sử dụng đúng theo phương án đã phê duyệt. Trường hợp chuyển đổi mục đích phải được thu hồi để đấu giá theo quy định.
Bộ trưởng Tài chính nhấn mạnh, việc quản lý đất đai của doanh nghiệp trước và sau cổ phần hóa rất hệ trọng. Do đó cần phải có sự vào cuộc của các cấp, ngành. Theo các chuyên gia kinh tế, để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành và đặc biệt là các địa phương phải tập trung thống nhất, chung tay đẩy nhanh hơn tiến độ. Ông Đặng Quyết Tiến cho rằng, Thủ trưởng, người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đôn đốc, triển khai thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn theo đúng quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, phải đẩy mạnh việc niêm yết trên thị trường chứng khoán và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, công khai, minh bạch các trường hợp làm chậm, cố tình không làm. Những ai không làm, không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị xử lý trách nhiệm.Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị tăng cường giám sát kiểm tra và công khai thông tin để tới đây những doanh nghiệp làm chậm cũng phải công khai cho xã hội, người dân biết.
Đồng thời, Bộ Tài chính đã cử cán bộ thường xuyên nắm bắt, kịp thời lắng nghe khó khăn để tháo gỡ vướng mắc của các tập đoàn, tổng công ty và các địa phương trong thời gian nhanh nhất. “Làm được các giải pháp đó chúng ta sẽ thúc đẩy được tiến độ cổ phần hóa, đảm bảo cổ phần hóa đúng pháp luật và theo nguyên tắc thị trường”, ông Đặng Quyết Tiến khẳng định. Theo ông Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Việt Nam đã có hành lang pháp lý đầy đủ để thực hiện tiến trình cổ phần hóa, vấn đề là tổ chức thực hiện như thế nào. Đặc biệt, ông Đỗ Văn Sinh cũng cho rằng cần tăng cường kỷ cương, kỷ luật của người đứng đầu trong việc cổ phần hóa. Nếu những vấn đề này được giải quyết thì đây sẽ là cơ sở thực hiện kế hoạch Chính phủ đã phê duyệt./.- Từ khóa :
- cổ phần hóa
- mobifone
- avg
- agribank
- doanh nghiệp cổ phần hóa
Tin liên quan
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện cổ phần hóa rà soát quỹ đất đang quản lý
12:07' - 28/03/2019
Các doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện cổ phần hóa cần khẩn trương rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử phạt những doanh nghiệp sau cổ phần hóa chậm niêm yết
18:36' - 01/03/2019
Bộ và các cơ quan liên quan sẽ có giải pháp xử lý các doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng chậm niêm yết trên thị trường chứng khoán.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương sẽ công khai DN cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết
18:30' - 01/02/2019
Bộ Công Thương sẽ công khai các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, đủ điều kiện nhưng chưa niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán và xem xét trách nhiệm người đứng đầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Chưa phát hiện lợi ích nhóm, sân sau trong cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước
16:43' - 18/01/2019
Công tác đổi mới, sắp xếp, nhất là công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm tiến độ, một số bộ, ngành có vướng mắc, một số địa phương trọng điểm chưa tiến hành được lộ trình này.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" năng lượng Nga tăng cường tỷ trọng phát điện xanh
07:57'
Tập đoàn năng lượng và luyện kim En+ của Nga đã hoàn tất việc nâng cấp toàn diện thiết bị tại tổ máy 1 Nhà máy thủy điện (HPP) Bratsk ở tỉnh Irkutsk.
-
Doanh nghiệp
Hàng không châu Á-Thái Bình Dương gặp các vấn đề về chuỗi cung ứng
13:34' - 14/11/2024
Nhu cầu đi lại ở châu Á-Thái Bình Dương đã phục hồi sau đại dịch COVID-19 nhưng lợi nhuận của các hãng hàng không đang chịu áp lực do những vấn đề về chuỗi cung ứng làm gián đoạn hoạt động.
-
Doanh nghiệp
Hưng Yên công nhận hơn 270 sản phẩm OCOP
08:23' - 14/11/2024
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có 271 sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được công nhận; trong đó 225 sản phẩm đạt 3 sao và 46 sản phẩm đạt 4 sao.
-
Doanh nghiệp
PVFCCo và PV GAS hợp tác lâu dài cùng phát triển bền vững
19:08' - 13/11/2024
Tổng công ty Phân bón và hóa chất Dầu khí (PVFCCo) và Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa ký Thỏa thuận hợp tác lâu dài để tăng cường liên kết, tạo sức mạnh tổng hợp cùng phát triển bền vững.
-
Doanh nghiệp
Dự án đường sắt cao tốc trên trục Bắc - Nam: Doanh nghiệp nội địa tự tin đủ năng lực tham gia
16:15' - 13/11/2024
3 năm gần đây, Hòa Phát đã nghiên cứu về dòng sản phẩm thép ray. Do vậy, tập đoàn tự tin việc sản xuất thép ray đường sắt cao tốc nằm trong khả năng.
-
Doanh nghiệp
EVN thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ khách hàng đến hết năm 2024
15:26' - 13/11/2024
Chương trình Tháng tri ân khách hàng năm nay diễn ra trong tháng 11 và 12 năm 2024 với mục đích thể hiện sự tri ân của EVN tới các khách hàng sử dụng điện.
-
Doanh nghiệp
Mercado Libre sẽ đầu tư 2,5 tỷ USD vào Mexico
07:48' - 13/11/2024
Tập đoàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất Mỹ Latinh Mercado Libre sẽ đầu tư 2,5 tỷ USD vào Mexico nhằm củng cố vị trí dẫn đầu tại quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới.
-
Doanh nghiệp
Mạng X bị báo Pháp kiện vi phạm bản quyền
21:44' - 12/11/2024
Theo tuyên bố chung ngày 12/11 của các cơ quan báo chí, X đã vi phạm quyền lân cận (còn gọi là các quyền liên quan), một quy định của luật pháp châu Âu được áp dụng tại Pháp.
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam đẩy mạnh chuyển đổi số
18:28' - 12/11/2024
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đang đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 184-NQ/ĐU ngày 15/02/2022 của Đảng ủy Tập đoàn về thực hiện chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, đơn vị trong tập đoàn.