Số người di cư vì chiến tranh trên thế giới lên tới 40 triệu người
Đây là kết quả một báo cáo công bố mới đây của Trung tâm giám sát hoạt động di tản nội địa (IDMC), có trụ sở tại Geneva (Thụy Sỹ).
Chỉ tính riêng trong năm ngoái, có đến 8,6 triệu người mới đã gia nhập đội ngũ khổng lồ những người di cư chạy trốn khỏi các cuộc chiến tranh, trong đó 4,8 triệu người dân đến từ khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Con số trên nâng tổng số người phải di tản vì chiến tranh lên 40,8 triệu người. Đây là con số kỷ lục chưa từng được ghi nhận, cao gấp đôi so với lượng người lưu vong trên toàn cầu, theo khẳng định của Tổng thư ký Hội đồng về người di trú Na Uy, ông Jan Egeland. Cơ quan trên cũng là đồng tác giả báo cáo về người di trú vì lý do chiến tranh năm 2015. Di trú chạy trốn chiến tranh có xu hương tăng tốc từ buổi đầu của làn sóng "Mùa Xuân Arập", hồi cuối những năm 2000 và cả từ sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, cũng theo nhận xét của báo cáo thường niên kể trên. Đây cũng là năm thứ tư liên tiếp số người di tản nội địa đạt con số kỷ lục mới. Syria, Yemen, Iraq là những quốc gia chiếm phần nửa số người phải rời bỏ nhà cửa chạy trốn các cuộc chiến tranh trong năm 2015. Tiếp đến là người dân Afghanistan, Trung Phi, Colombia, Nigeria, Nam Sudan và Ukraine. Điều đáng buồn là tình hình có vẻ không thay đổi trong những năm gần đây. Các nước gồm Trung Phi, Colombia , Iraq và Nam Sudan chưa bao giờ ra khỏi danh sách top 10 nước có số người di cư lớn kể từ năm 2003.Điều này một lần nữa cho thấy nếu thiếu trợ giúp, những nạn nhân của các cuộc chiến tranh phải tồn tại trong hoàn cảnh di chuyển kéo dài trong hàng năm trời, thậm chí hàng thập kỷ, Giám đốc IDMC, bà Alexandra Bilak nhận xét. Lần đầu tiên, bản báo cáo đề cập đến số người di cư chạy trốn các vụ tàn sát có tổ chức và những hành động bạo lực của các băng nhóm cướp.
Tháng 12/2015, 1 triệu người El Salvador, Guatemala, Honduras và Mexico đã rơi vào tình trạng nói trên.
Cuối cùng, nói một cách khác, năm 2015, mỗi ngày có khoảng 66.000 người phải rời bỏ nhà cửa để chạy trốn những nguy hiểm do chiến tranh, bạo lực, thiên tai. Mới đây nhất, Liên hợp quốc (LHQ) đã đề xuất kế hoạch giải quyết cuộc khủng hoảng di cư và tị nạn được coi là lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ II tới nay, theo đó tái định cư cho ít nhất 10% số người tị nạn mỗi năm và yêu cầu các nước mở cửa biên giới đón những người tị nạn và di cư từ các khu vực chiến tranh và thảm họa.Đề xuất trên có tên gọi “Hiệp ước toàn cầu về chia sẻ trách nhiệm” do Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đưa ra, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng di cư, với khoảng 40-60 triệu người tị nạn và di cư trên toàn cầu hiện nay.
Kế hoạch của LHQ được đưa ra trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) bị sa lầy trong vấn đề giải quyết cuộc khủng hoảng di cư được coi là tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ II./.- Từ khóa :
- người di cư
- chiến tranh
- Syria
- Yemen
- Iraq
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Người di cư với "việc làm 1 euro” tại Đức
13:43' - 17/05/2016
Tại Đức, hàng nghìn người di cư đến từ Iraq , Syria, Moldova... đang làm các công việc như sửa xe đạp, quét dọn vỉa hè...với mức lương khoảng 1 euro/giờ.
-
Kinh tế Thế giới
LHQ chỉ trích EU "thiếu tầm nhìn" về khủng hoảng di cư
08:05' - 17/05/2016
Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về nhân quyền Francois Crepeau đã chỉ trích phản ứng của Liên minh châu Âu (EU) với cuộc khủng hoảng tị nạn là "thiếu tầm nhìn".
-
Kinh tế Thế giới
LHQ kêu gọi thông qua hiệp ước toàn cầu về vấn đề người di cư
08:25' - 10/05/2016
Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Ban Ki-moon kêu gọi các quốc gia thông qua một hiệp ước chia sẻ trách nhiệm trên toàn cầu nhằm cùng chung tay góp sức đảm bảo quyền con người cho mọi người tị nạn.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: Số người tới Đức xin tị nạn giảm mạnh
19:23' - 09/05/2016
Các số liệu thống kê mới công bố ngày 9/5 cho thấy số người di cư tới Đức đã giảm mạnh trong tháng 4, đặc biệt là sau thời điểm lộ trình di cư quen thuộc qua các quốc gia Balkan bị đóng lại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hợp tác toàn diện Việt Nam và Lào luôn được củng cố
13:22'
Mặc dù tình hình khu vực và thế giới đang tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, nhưng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam vẫn luôn được củng cố.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới
13:20'
Tờ Wall Street Journal ngày 25/4 đưa tin các quan chức Mỹ đang chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng nhiều năm tới
10:34'
Nhiên liệu hóa thạch có khả năng vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng trong nhiều năm tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các giải pháp thay thế vẫn còn hạn chế.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Anh-Mỹ bế tắc
10:29'
Sau cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves đã “ra về tay trắng” sau khi phía Mỹ đưa ra yêu cầu mới về việc giảm thuế đối với ô tô Mỹ nhập khẩu vào Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Mỹ trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa
09:50'
Các nhà bán lẻ Mỹ đang cảnh báo rằng người tiêu dùng nước này có thể một lần nữa phải đối mặt với tình trạng kệ hàng trống rỗng và chuỗi cung ứng hỗn loạn.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức lớn nhất với doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc
08:55'
Sách trắng được AmCham China công bố hôm 25/4 đã liệt kê căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc thận trọng trước bất ổn địa chính trị
08:12'
Một xu hướng đáng lo ngại đã xuất hiện khi tỷ lệ doanh nghiệp coi Trung Quốc là điểm đến đầu tư chính giảm 6 điểm phần trăm so với năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27' - 25/04/2025
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11' - 25/04/2025
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.