Số vụ tội phạm mạng tại Nhật Bản tăng lên mức cao kỷ lục
Cảnh sát Nhật Bản ngày 16/3 cho biết số vụ tội phạm mạng được phát hiện tại nước này trong năm 2022 lên tới 12.369 vụ - mức cao nhất từ trước tới nay, trong đó số vụ tấn công bằng mã độc tống tiền (ransomware) tăng mạnh.
Theo cảnh sát Nhật Bản, số vụ truy cập Internet đáng ngờ trung bình mỗi ngày, trong đó có tấn công mạng, cũng tăng lên mức cao kỷ lục là 7.707,9 trên mỗi địa chỉ IP, tăng gần gấp 3 so với 2.752 vụ trong năm 2018.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 thúc đẩy mô hình làm việc từ xa, số vụ tấn công bằng mã độc tống tiền trong năm 2022 đã tăng tới 57,5% so với năm 2021, lên 230 trường hợp, xuất hiện tại 37 trong tổng số 47 tỉnh của Nhật Bản. Dữ liệu cho thấy quy mô doanh nghiệp không phải là yếu tố thực hiện các vụ tấn công bằng mã độc tống tiền bởi hơn 50% số vụ tấn công nhắm vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Lĩnh vực sản xuất bị tấn công mạng nhiều nhất, với 75 vụ, tiếp đó là lĩnh vực dịch vụ (49 vụ) và lĩnh vực y tế (20 vụ). Trong số 182 vụ tấn công đã xác định được phương thức phạm tội, có 119 vụ liên quan đến mã độc tống tiền kép, trong đó tin tặc mã hóa và đánh cắp dữ liệu của nạn nhân rồi đòi tiền nếu không sẽ công khai dữ liệu.
Theo khảo sát các công ty bị tấn công, 63 trong số 102 công ty trả lời cho biết tấn công được thực hiện thông qua dịch vụ mạng riêng ảo, 19 công ty bị tấn công mạng liên quan đến phần mềm điều khiển màn hình từ xa trong đó tin tặc cướp quyền kiểm soát thiết bị và 9 trường hợp liên quan đến thư điện tử đáng ngờ.
Đa số các công ty tham gia khảo sát nói tổng chi phí khôi phục mất khoảng từ 10 triệu yen (75.000 USD) đến 50 triệu yen (375.000 USD). Hầu hết các vụ tấn công bắt nguồn từ nước ngoài.
Trong tổng số 12.369 vụ tấn công mạng có 3.304 vụ là lừa đảo, trong khi khoảng 1.560 vụ vi phạm luật chống khiêu dâm và mại dâm trẻ em và 522 vụ vi phạm luật truy cập máy tính trái phép.
Để đối phó với tội phạm mạng ngày một gia tăng, Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản hồi tháng 4/2022 đã thành lập phòng điều tra đặc biệt có nhiệm vụ giải quyết các trường hợp tội phạm mạng nghiêm trọng./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Trường đại học công nghệ hàng đầu của Israel bị tấn công bằng mã độc tống tiền
07:53' - 13/02/2023
Phóng viên TTXVN tại Israel đưa tin Đại học Technion - một biểu tượng công nghệ hàng đầu của Israel - ngày 12/2 đã bị nhóm tin tặc DarkBit tấn công bằng mã độc tống tiền (ransomware).
-
Kinh tế & Xã hội
Các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền tăng 47%
08:30' - 26/08/2022
Công ty an ninh mạng NCC cho biết các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền (ransomware) đã tăng 47% trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 7/2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
"Gã khổng lồ" dược phẩm gặp rắc rối tại châu Âu
07:00'
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn thông cáo từ EC cho biết, Teva đã "phát tán thông tin sai lệch một cách có hệ thống" về các sản phẩm cạnh tranh nhằm cản trở sự xuất hiện của chúng trên thị trường.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử sơ thẩm vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội bị truy tố
20:55' - 21/11/2024
Ngày 21/11, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil).
-
Kinh tế và pháp luật
Kỷ luật nhiều cán bộ Sở Nội vụ Gia Lai
10:57' - 21/11/2024
Tỉnh ủy Gia Lai ban hành quyết định kỷ luật ông Nguyễn Đình Tiến (Giám đốc Sở Nội vụ) bằng hình thức khiển trách.
-
Kinh tế và pháp luật
18 năm tù cho nhà sáng lập quỹ đầu tư Archegos vì gian lận tài chính
09:53' - 21/11/2024
Ngày 20/11, tòa án New York, Mỹ đã kết án 18 năm tù cho nhà sáng lập quỹ đầu tư Archegos, Bill Hwang vì gian lận tài chính liên quan đến vụ sụp đổ quỹ này vào năm 2021, gây thiệt hại hàng tỷ USD.
-
Kinh tế và pháp luật
Dự án trường học có cần giấy phép môi trường?
07:00' - 21/11/2024
Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường phải bảo đảm đáp ứng đồng thời quy định tại Khoản 8 Điều 3 và Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh được xác định là chủ mưu
21:12' - 20/11/2024
Trong vụ án này, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) được xác định có vai trò cầm đầu, chủ mưu.
-
Kinh tế và pháp luật
Công chức lãnh đạo, quản lý bị xem xét miễn nhiệm khi nào?
07:00' - 20/11/2024
Ông Đ.V.P làm Phó Trưởng phòng tại cơ quan cấp sở. Tháng 4/2021, cơ quan thực hiện sắp xếp lại tổ chức theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP, từ 5 phòng xuống còn 4 phòng.
-
Kinh tế và pháp luật
Điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề y
07:00' - 19/11/2024
Theo quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 135 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1: Thu giữ số tài sản khoảng 4.900 tỷ đồng từ các bị cáo
21:14' - 18/11/2024
Theo Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh, hiện tổng số tiền đang tạm giữ trong tài khoản của cơ quan này là hơn 4.250 tỷ đồng và 27 triệu USD (tương đương 685 tỷ đồng).