"Soán ngôi" đồng USD - Nhiệm vụ bất khả thi với BRICS?
Theo báo Die Welt của Đức, trong nhiều thập kỷ qua, đồng USD của Mỹ là đồng tiền phổ biến nhất trên thế giới, mặc dù trao đổi thương mại của nước này chỉ chiếm khoảng 10% tổng trao đổi thương mại thế giới. Giờ đây, một liên minh mới, dẫn đầu là Brazil và Nga, đang lên kế hoạch thiết lập đồng tiền chung của riêng họ. Và vàng là trung tâm của ý tưởng này. Nhưng liệu kế hoạch đó có dễ dàng thực hiện?
Một điều không thể tranh cãi là đồng USD đã trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu trong hàng thập kỷ qua. Giống như một ngôi sao cố định, các đồng tiền còn lại của thế giới quay xung quanh đồng USD. Điều này mang lại cho Mỹ sức mạnh to lớn về kinh tế, tài chính. Nhưng đồng USD cũng ngày càng trở thành mục tiêu cạnh tranh đối với các đồng tiền của một số quốc gia. Giờ là lúc thực hiện các bước đi cụ thể.
Từ ngày 22-24/8, hội nghị thượng đỉnh nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) diễn ra tại Johannesburg (Nam Phi). Tại hội nghị này, các nhà lãnh đạo BRICS có thể thiết lập một loại tiền tệ cạnh tranh mới. Nhưng điều mà các thành viên BRICS có thể sớm nhận ra, đó là cách tiếp cận của họ sẽ chủ yếu mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư phương Tây.Hiện khối lượng trao đổi thương mại của Mỹ chỉ chiếm khoảng 10% tổng khối lượng thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, hơn một nửa lượng thương mại hàng hóa của thế giới được giao dịch dựa trên đồng USD của Mỹ. Khoảng 59% dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương trên thế giới được thiết lập bằng đồng USD; trong giao dịch ngoại hối toàn cầu, 88% tổng số giao dịch liên quan đến đồng USD (theo số liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế - BIS).Cho đến ngày nay, vẫn chưa có gì có thể đảo ngược hoặc xóa bỏ vai trò của "đồng bạc xanh". Theo đó, không một quốc gia nào có thể thoát khỏi ảnh hưởng của nó. Nếu đồng USD giảm giá, hoạt động xuất khẩu sang Mỹ sẽ khó khăn hơn. Nếu lãi suất đồng USD ở Mỹ gia tăng, hầu hết các quốc gia sẽ phải làm theo, nếu không sẽ có nguy cơ tháo chạy vốn ồ ạt.Nga là nước đang ủng hộ mạnh mẽ nhất đối với một loại tiền tệ mới của nhóm BRICS. Hồi tháng Bảy vừa qua, Nga công bố rằng đồng tiền này nên dựa trên cơ sở là vàng. Ở Nam Mỹ, Tổng thống Brazil Lula da Silva từ lâu đã được coi là người ủng hộ mạnh mẽ việc cạnh tranh với đồng USD.
Một số nhà quan sát phương Tây cũng ủng hộ nhóm BRICS. Chuyên gia Dan Steinbock, người từng là thành viên của nhiều nhóm chuyên gia tư vấn về các nước BRICS, cho rằng các hiệp định tiền tệ toàn cầu không chỉ phục vụ lợi ích của người Mỹ, quốc gia chỉ chiếm 4,1% dân số thế giới. Hệ thống tiền tệ phải phản ánh chân thực nền kinh tế thế giới đa cực và cân nhắc đến lợi ích của các nước lớn mới nổi khác. Thực tế, các nước BRICS không quan tâm đến việc thay thế hoàn toàn đồng USD mà là mong muốn đa dạng hóa hệ thống tiền tệ.Nhưng ngay cả điều đó cũng không dễ dàng. Các vấn đề bắt đầu với việc thiết kế phương án thay thế đồng USD. Theo chuyên gia Santa Zvaigzne-Sproge từ công ty dịch vụ tài chính đa tiền tệ Conotoxia chuyên về giao dịch ngoại hối, việc giới thiệu một loại tiền tệ được quản lý tốt, đặc biệt là tiền tệ đa quốc gia, cần rất nhiều nỗ lực. Ví dụ, tất cả các nước thành viên sẽ phải đồng ý về một cơ chế tỷ giá hối đoái và một hệ thống thanh toán hiệu quả, đồng thời có một thị trường tài chính ổn định và được điều tiết tốt.
Với BRICS, vấn đề đã xảy ra. Minh chứng chính là Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) do các quốc gia BRICS thành lập năm 2015. Theo kỳ vọng ban đầu, NDB sẽ là một giải pháp thay thế cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và sẽ chủ yếu cho vay bằng đồng tiền nội tệ của nhóm BRICS. Nhưng cho đến nay, số tiền mà NDB đã cho vay tương đương với 30 tỷ USD, trong đó 2/3 được giải ngân bằng đồng USD. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với hãng tin Reuters, Giám đốc Tài chính của NDB Leslie Maasdorp giải thích rằng đồng tiền hoạt động của ngân hàng NDB là đồng USD vì lý do đơn giản là có tính thanh khoản cao nhất.
Theo chiến lược gia đầu tư tại ngân hàng đầu tư Thụy Sỹ UBS, ông Mark Haefele, tính thanh khoản cao là một trong những phẩm chất chính mà các nhà quản lý dự trữ toàn cầu và những người tham gia thương mại quốc tế luôn chú ý ở một loại tiền tệ. Về đặc điểm này, đồng USD là "vô song". Ở một mức độ tương tự, sự ổn định và an toàn cũng là hai thuộc tính quan trọng khác của một loại tiền tệ dự trữ. Ông Haefele cho rằng bất chấp tất cả những thách thức mà hệ thống tài chính của Mỹ phải đối mặt, quốc gia này vẫn tiếp tục hoạt động tốt trong nhiều lĩnh vực như pháp quyền, chất lượng và hiệu quả của quy định luật pháp, cũng như sự cởi mở của thị trường.Do đó, không có gì ngạc nhiên khi những người giàu có từ các quốc gia BRICS thường tìm mọi cách có thể để chuyển tiền của họ ra khỏi đất nước và trong rất nhiều trường hợp, mang đến Mỹ. Đối với đa số người dân ở các quốc gia này, họ biết rõ rằng họ mong muốn đầu tư tiền tiết kiệm cá nhân của họ vào nước nào, Mỹ hay các quốc gia BRICS, nếu họ được tự do lựa chọn.
Các quốc gia BRICS cũng sẽ tự đặt câu hỏi rằng họ muốn "ràng buộc" đồng nội tệ của họ với đồng tiền của quốc gia nào. Bởi vì không có gì chắc chắn rằng tất cả các quốc gia này sẽ được hưởng lợi như nhau từ một loại tiền tệ chung. Thay vào đó, có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ là quốc gia giữ vai trò chi phối đồng tiền này. Cho tới nay, Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất trong nhóm BRICS. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc gần gấp ba lần GDP của 4 quốc gia còn lại cộng lại. Một loại tiền tệ chung của nhóm BRICS cuối cùng sẽ trở thành đồng Nhân dân tệ mới, được thiết kế lại. Cả Ấn Độ cũng như Brazil - quốc gia đang đàm phán một Hiệp định Thương mại Tự do với EU, đều không muốn phụ thuộc quá mức vào thị trường Trung Quốc.
Nhưng ngay cả khi 5 quốc gia BRICS thống nhất được về một dự án tiền tệ chung, con đường thực hiện cũng sẽ còn dài, đặc biệt nếu điều này thực sự dựa trên vàng. Chuyên gia Santa Zvaigzne-Sproge nhận định trong tình huống đó, khả năng cao là tất cả các quốc gia thành viên BRICS sẽ được yêu cầu giữ một lượng vàng nhất định trong kho dự trữ của họ để đảm bảo tính ổn định và độ tin cậy của đồng tiền mới. Mặc dù rất khó dự đoán mỗi quốc gia sẽ phải mua bao nhiêu vàng, nhưng tổng nhu cầu về vàng cũng như giá vàng có thể sẽ tăng lên đáng kể.
Điều này sẽ khiến dự án đồng tiền chung trở thành một dự án tốn kém đối với các nước BRICS. Ngược lại, các nhà đầu tư, chủ yếu tại châu Âu và Mỹ, đã đầu tư vào vàng sẽ vui mừng. Do đó, trong ngắn hạn, họ sẽ là những người hưởng lợi lớn nhất từ kế hoạch của BRICS, trong khi sự thành công của đồng tiền mới bị đặt dấu hỏi lớn./.
- Từ khóa :
- USD
- Mỹ
- Trung Quốc
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Ai Cập có thể đón tới 120 tỷ USD đầu tư từ các quỹ ở Trung Đông
09:24' - 23/08/2023
Báo cáo của Knight Frank cho rằng các nền kinh tế lớn trên thế giới đã tăng cường đầu tư vào thị trường châu Phi, đặc biệt trong giai đoạn phục hồi sau dịch COVID-19.
-
Ngân hàng
Giá USD hôm nay 23/8
08:48' - 23/08/2023
Tại ngân hàng thương mại, sáng nay, giá đồng USD và Nhân dân tệ (NDT) tăng.
-
Ngân hàng
Giá USD ngày 22/8 "đứng im"
08:38' - 22/08/2023
Tại ngân hàng thương mại, sáng nay, giá đồng USD "đứng im" trong khi đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD có khởi đầu năm tệ nhất trong nửa thế kỷ
06:30'
Theo tờ New York Times, đồng tiền của Mỹ đã giảm hơn 10% trong sáu tháng qua, khi so sánh với những đồng tiền của các đối tác thương mại lớn trong rổ tiền tệ quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc dịch chuyển chiến lược của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu
05:30'
Theo tờ China Daily, các chuyên gia trong ngành cho biết những nhà sản xuất ô tô đa quốc gia đang đẩy nhanh các nỗ lực để nội địa hóa hoạt động ở Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30' - 03/07/2025
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài 1: Sự tham gia chiến lược
05:30' - 03/07/2025
Chính sách thuế quan đối ứng của Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò như một chất xúc tác, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nhanh chóng các khối thương mại trong khu vực châu Á, đặc biệt là tại Đông Nam Á.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc và bàn cờ ảnh hưởng tại lục địa Đen
06:30' - 02/07/2025
Theo tờ The Economist, hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, bao gồm từ quần áo đến nồi chiên không dầu tràn ngập thị trường, đang thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở châu Phi.
-
Phân tích - Dự báo
Chi phí và lợi ích của các chuỗi giá trị toàn cầu
05:30' - 02/07/2025
Tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích, song lập luận kinh tế để rút lui khỏi chúng cũng không hề rõ ràng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhà Trắng và Fed: Cuộc đọ sức định hình lại trật tự tài khoá Mỹ
06:30' - 01/07/2025
Trong hàng loạt phát biểu và bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump công khai chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell vì từ chối hạ lãi suất.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua chuyển đổi năng lượng: Đức có lỡ nhịp?
05:30' - 01/07/2025
Theo Chiến lược hydro quốc gia của chính phủ liên bang, đến năm 2030, Đức sẽ xây dựng các nhà máy sản xuất hydro xanh với tổng công suất 10 gigawatt (GW).
-
Phân tích - Dự báo
Đông Á già đi: "Trung tâm tăng trưởng toàn cầu" dời bước
06:30' - 30/06/2025
Do tỷ lệ sinh thấp dẫn đến suy giảm dân số và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, Đông Á đang bị buộc phải từ bỏ danh xưng “trung tâm tăng trưởng của thế giới” và nhường cho khu vực khác.