Sớm hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn qua Bình Thuận
Để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng toàn bộ Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn tỉnh theo đúng tiến độ, UBND tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo các Sở, ngành và các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành công tác đền bù, hoàn thành giải phóng mặt bằng trước ngày 31/5/2020.
Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh Bình Thuận có tổng chiều dài 160 km. Dự án gồm 3 dự án thành phần: đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây. Quy mô hoàn chỉnh của dự án gồm 6 làn xe với tổng mức đầu tư khoảng 39.650 tỷ đồng. Toàn tuyến dự án này đi qua 29 xã, thị trấn thuộc 5 huyện của tỉnh gồm: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân Đến ngày 15/5/2020, tỉnh đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đạt 100% hồ sơ; chi trả tiền bồi thường cho 2.418/2.683 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 90,1%; bàn giao cho các huyện quản lý 1.096/1.221 ha diện tích đất sạch. Tổng vốn đã giải ngân đến nay đạt 1.383 tỷ đồng/2.018 tỷ đồng. Trên địa bàn tỉnh phải xây dựng 5 khu tái định cư để đáp ứng nhu cầu tái định cư của 259 hộ. Đến nay đã hoàn thành xây dựng 2 khu tái định cư tại huyện Tuy Phong và huyện Bắc Bình; đã thi công cơ bản hoàn thành 2 khu tái định cư tại huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Hàm Tân, đang triển khai bổ sung các hạng mục phụ trợ; còn 1 khu tái định cư tại huyện Hàm Thuận Nam đang thi công. Về công tác di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật (điện, cấp nước, viễn thông), đến nay đã hoàn thành việc phê duyệt hồ sơ thiết kế di dời tuyến ống nước, cáp viễn thông, hiện đang chuẩn bị lựa chọn đơn vị thi công xây dựng. Đối với việc di dời đường dây trung, hạ thế, đường dây 110kV, đã hoàn thành công tác lập hồ sơ thiết kế di dời, hiện đã trình Sở Công Thương thẩm định. Để hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt và sớm bàn giao toàn bộ mặt bằng thi công dự án, UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu các lãnh đạo các huyện có đường cao tốc đi qua tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của công trình này để vận động nhân dân sớm nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Cơ bản hoàn thành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho tất cả các hộ dân trước ngày 31/5/2020. Tiến độ bàn giao hồ sơ, xác nhận hoàn thành công tác thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng dự án cho các Ban Quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông Vận tải trước ngày 31/5/2020. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bình Thuận cũng đề nghị Sở Công Thương khẩn trương làm việc với Công ty Truyền tải điện 3, Tổng công ty Điện lực Miền Nam, Điện lực Bình Thuận, các đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế... để hướng dẫn, tạo điều kiện trong việc thống nhất giải pháp kỹ thuật, lập, thẩm định các hồ sơ di dời, cải tạo đường dây, phương án tổ chức thi công tại các vị trí giao chéo giữa đường cao tốc với đường điện (cao thế 500kV, 220kV, 110 kV, trung hạ thế và trạm biến áp)./.>>>Tập trung cao độ giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam phía Đông
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tập trung cao độ giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam phía Đông
16:44' - 25/05/2020
Đến 20/6, UBND hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định báo cáo Bộ Giao thông Vận tải những phần nào còn tồn đọng về dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cao Bồ - Mai Sơn và Mai Sơn - Quốc lộ 45.
-
Chuyển động DN
Giảm vốn điều lệ Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam
09:26' - 23/05/2020
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa ký Quyết định số 235/QĐ – UBQLV điều chỉnh mức vốn điều lệ của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).
-
Kinh tế Việt Nam
Cà Mau mở tuyến tàu cao tốc kết nối với huyện đảo Phú Quốc
14:55' - 22/05/2020
Tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đồng ý chủ trương sẽ mở tuyến tàu cao tốc kết nối Cà Mau với quần đảo Nam Du và huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) để phát triển du lịch.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Mưa to, lũ lớn gây nhiều thiệt hại tại vùng núi phía Tây Nghệ An
18:59' - 06/07/2025
Một số gia đình phải di chuyển ra khỏi vị trí nguy hiểm đề phòng sạt lở, sụt trượt đất đá để đảm bảo an toàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế
14:34' - 06/07/2025
Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt 25,7% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48' - 06/07/2025
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45' - 06/07/2025
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44' - 06/07/2025
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59' - 06/07/2025
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36' - 06/07/2025
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56' - 06/07/2025
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.