Sự bấp bênh trong quan hệ Mỹ-Trung
Theo bài viết, sau nhiều thăng trầm trong năm qua, quan hệ Mỹ-Trung vẫn chìm trong sự bấp bênh. Mặc dù có hai cuộc gặp thượng đỉnh năm ngoái, trong đó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã dành cho Tổng thống Mỹ Donald Trump sự đón tiếp chưa từng có tiền lệ hồi tháng 11/2017 và 9 cuộc điện đàm giữa hai nguyên thủ, thì quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn luôn biến động và không thể dự đoán được.
Có những lúc có vẻ như lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đạt được đồng thuận và phối hợp cùng nhau để giải quyết những vấn đề chung.
Khi ở Bắc Kinh, ông Trump đã tán dương ông Tập và thay vì chỉ trích Trung Quốc về quan hệ thương mại không cân bằng giữa hai bên, nhà lãnh đạo Mỹ lại ca ngợi Trung Quốc vì đã tận dụng hiệu quả những lợi thế để mang lại lợi ích cho người dân Trung Quốc.
Tổng thống Trump cũng đăng trên mạng Twitter rằng những cuộc đối thoại giữa hai bên về thương mại và vấn đề Triều Tiên là rất "năng suất". Truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng cả hai vị lãnh đạo đã ca ngợi những thành quả to lớn đạt được trong quan hệ song phương và nhất trí đẩy mạnh phối hợp hơn nữa.
Theo nhiều nguồn tin, chính quyền Donald Trump đang chuẩn bị áp đặt những biện pháp trừng phạt thương mại hà khắc đối với Trung Quốc.
Bộ Thương mại Mỹ dự kiến công bố những tình tiết về cuộc điều tra đánh cắp sở hữu trí tuệ và gián điệp mạng trong tuần này. Các biện pháp trả đũa đang được cân nhắc bao gồm những giới hạn mới đối với đầu tư Trung Quốc vào Mỹ hoặc tăng thuế.
Một yêu cầu khác của Bộ Thương mại Mỹ là đánh giá tác động đối với an ninh quốc gia Mỹ từ mặt hàng thép và nhôm của Trung Quốc.
Sau các phát hiện của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ về việc các thiết bị sử dụng năng lượng Mặt trời và máy giặt nhập khẩu từ Trung Quốc đã gây tổn thương nghiêm trọng đối với các nhà sản xuất Mỹ, ông Trump đang cân nhắc thận trọng những lựa chọn, trong đó có việc đánh thuế, áp mức giá tối thiểu hoặc quy định hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ở một số khía cạnh cụ thể, các hành động thương mại chống Trung Quốc của Mỹ không gây ngạc nhiên bởi trong suốt thời gian tranh cử, ông Trump liên tục chỉ trích Trung Quốc vì những hoạt động gian lận thương mại.
Kể từ khi trở thành Tổng thống, các biện pháp trừng phạt về thương mại đối với Trung Quốc bị trì hoãn theo chính yêu cầu của ông Trump bởi sự phối hợp với Trung Quốc trong gây sức ép, buộc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ New York Times vào tháng trước, ông Trump nói rằng: "Tôi đã rất mềm mỏng với Trung Quốc bởi một điều duy nhất đối với tôi quan trọng hơn thương mại là chiến tranh.
Nếu họ giúp tôi về vấn đề Triều Tiên, tôi có thể xem xét vấn đề thương mại khác biệt đi một chút, ít nhất trong một khoảng thời gian". Tuy nhiên, có vẻ như sự kiên nhẫn của ông đối với Trung Quốc đang hết dần.
Mặc dù, Bắc Kinh ủng hộ các nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an LHQ về cấm nhập khẩu than, quặng thép, chì, hải sản và một số mặt hàng của Triều Tiên, nhưng Trung Quốc vẫn chống lại sức ép của Mỹ về việc giảm nguồn cung dầu thô của Trung Quốc cho Triều Tiên bởi lo ngại điều này sẽ dẫn đến bất ổn và bạo động, cuối cùng làm sụp đổ chế độ Kim Jong-un.
Trong nghị quyết gần đây nhất của Hội đồng Bảo an ngày 22/12/2017, Trung Quốc chỉ đồng ý giảm cung cấp dầu thô cho Triều Tiên ở mức bốn triệu thùng mỗi năm và sẽ giảm nhiều hơn nếu Bình Nhưỡng tiếp tục thử hạt nhân hoặc phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trong tương lai.
Hơn nữa, có những lo ngại về sự vi phạm của Trung Quốc, như việc quan chức Mỹ đã chỉ ra rằng họ có chứng cứ cho thấy các thuyền Trung Quốc đang vận chuyển trái phép dầu lửa cho các thuyền Triều Tiên.
Như vậy, Mỹ-Trung ban đầu chỉ có khả năng bước vào một cuộc chiến tranh thương mại thì đến nay có thể nhanh chóng biến thành một cuộc cạnh tranh chiến lược, với những tác động nghiêm trọng đối với việc giàn xếp nhiều vấn đề khu vực và quốc tế như Biển Đông, Biển Hoa Đông, Vùng lãnh thổ Đài Loan, bán đảo Triều Tiên và nhiều vấn đề khác nữa.
Chính trị nội bộ Mỹ cũng sẽ buộc Tổng thống Trump phải có những biện pháp thương mại mang tính trừng phạt đối với Trung Quốc. Vào tháng 11/2018 khi Mỹ tổ chức bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ, ông Trump sẽ chịu áp lực thực hiện cam kết tranh cử của ông về việc trừng phạt Trung Quốc. Nếu chính quyền Mỹ có biện pháp trừng phạt thương mại thì chắc chắn Trung Quốc sẽ trả đũa.
Ông Tập Cận Bình nổi lên từ Đại hội Đảng lần thứ 19 với một vị thế mạnh mẽ hơn, sẽ không thực hiện những nhượng bộ đơn phương, bởi như vậy ông sẽ hứng chịu những chỉ trích và thậm chí làm suy giảm sức mạnh của ông trong việc thực hiện chương trình nghị sự củng cố Đảng và biến Trung Quốc thành một siêu cường, đạt được chủ nghĩa xã hội hiện đại vào giữa thế kỷ này.
Trung Quốc nhiều khả năng sẽ mua ít máy bay Boeing hơn, cũng như mua ít vải bông, đậu nành, lúa mỳ và các nông sản khác từ Mỹ. Có nguy cơ vô cùng lớn là cuộc chiến tranh thương mại có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với hệ thống thương mại thế giới.
Từ khi chính quyền Trump thu hẹp chương trình nghị sự với Trung Quốc chủ yếu chỉ còn thương mại và Triều Tiên, trở ngại trong quan hệ song phương sẽ không thể được bù đắp bằng sự phối hợp ở những lĩnh vực khác.
Ngày 1/6 năm ngoái, Mỹ chấm dứt tham gia Thỏa thuận Paris 2015 về biến đổi khí hậu vốn là trọng tâm của sự phối hợp Mỹ-Trung dưới thời Tổng thống Barack Obama.
Do vậy, phối hợp giữa hai bên đối với những vấn đề như chất lượng không khí, bảo tồn năng lượng, sử dụng hiệu quả năng lượng, bảo tồn tự nhiên và bảo vệ đại dương không còn là ưu tiên cao nữa.
Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ được công bố gần đây cũng công khai mối quan hệ ngày càng thù địch giữa Bắc Kinh với
Văn bản này gắn mác Trung Quốc là "đối thủ" về chính trị, kinh tế, quân sự và coi Trung Quốc là "nước theo chủ nghĩa xét lại" đang tìm cách định hình thế giới chống lại những giá trị và lợi ích của Mỹ.
Quan hệ Mỹ-Trung là mối quan hệ quan trọng nhất trên thế giới trong kỷ nguyên hiện đại. Sự đối đầu giữa Mỹ với Trung Quốc trong thế kỷ 21 có thể sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với sự đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô trong thế kỷ trước. Một cuộc chiến tranh nóng là quá khủng khiếp để có thể dự tính.
Những phàn nàn của Mỹ về sự không cân bằng, không có đi có lại trong quan hệ thương mại, kinh tế Mỹ-Trung là chính đáng và cần được giải quyết. Nhưng cần phải tránh một cuộc chiến tranh thương mại có thể thay đổi bối cảnh địa chính trị và gây phương hại cho cả thế giới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc qua các số liệu mới nhất
18:33' - 19/01/2018
Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố báo cáo cho hay đầu tư vào tài sản cố định và doanh số bán lẻ của nước này trong năm 2017 đều tăng chậm lại so với của năm trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chạy đua với Mỹ giành ưu thế hải quân
13:18' - 18/01/2018
Chính quyền Trung Quốc đang thách thức ưu thế quân sự của Mỹ trong nhiều năm với việc củng cố lực lượng quân đội toàn diện.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc trông đợi điều gì trong chuyến thăm của Tổng thống Pháp Macron?
05:30' - 15/01/2018
Với những người ủng hộ việc tăng cường quan hệ Bắc Kinh-Paris, việc ông Macron chọn Trung Quốc là điểm đến trong chuyến công du châu Á đầu tiên với vai trò nguyên thủ Pháp là một lựa chọn hiển nhiên.
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Tổng thống Trump mở ra cuộc Chiến tranh Lạnh về kinh tế với Trung Quốc
06:30' - 14/01/2018
Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) mới đây đăng bài phân tích về mối quan hệ kinh tế Mỹ-Trung của ông James Pethokoukis, biên tập viên phụ trách chuyên mục kinh tế của viện nghiên cứu này.
-
Kinh tế Thế giới
Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ tăng trên 10% năm 2017
19:37' - 12/01/2018
Tổng Cục Hải quan Trung Quốc ngày 12/1 công bố số liệu cho thấy thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ trong năm 2017 tăng 13% so với năm trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu từ Triều Tiên
16:20' - 12/01/2018
Năm 2017, Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu từ Triều Tiên, trong bối cảnh nhiều nước thắt chặt trừng phạt đối với Bình Nhưỡng liên quan tới các chương trình hạt nhân và tên lửa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.