Sự "biến hình" khó lường của virus SARS-CoV-2
Số ca mắc và tử vong tiếp tục giảm ở hầu hết các khu vực trong 7 ngày qua giúp tiến trình mở cửa trở lại các nền kinh tế thu được những kết quả khả quan.
Tuy nhiên, việc một loạt quốc gia châu Á tuần qua ghi nhận nhiều ca nhiễm các biến thể tái tổ hợp khác nhau của virus SARS-CoV-2, sau khi hàng trăm ca được phát hiện ở châu Âu trước đó, khiến Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phải đưa ra cảnh báo về khả năng tiếp tục "biến hình" của virus SARS-CoV-2 trong tương lai.
Trong tuần tính đến sáng 10/4, thế giới ghi nhận gần 7,3 triệu ca mắc mới COVID-19, giảm 23% so với một tuần trước đó. Số ca tử vong cũng giảm 13%. Trừ Bắc Mỹ, số ca mắc mới trong tuần tại các khu vực đều giảm, trong đó châu Á giảm mạnh nhất (27%).
Các chỉ số về dịch COVID-19 liên tục có những dấu hiệu tích cực khiến giới chức Israel lạc quan rằng nước này sắp đạt trạng thái “bình thường” trước dịch COVID-19, Nhật Bản dỡ bỏ hạn chế nhập cảnh với người đến từ 106 quốc gia/vùng lãnh thổ từ ngày 8/4, trong khi Lào xem xét mở cửa hoàn toàn cho khách du lịch nước ngoài từ tháng 5 tới.
Mặc dù vậy, sự xuất hiện của các ca nhiễm biến thể tái tổ hợp - một phiên bản mới của virus SARS-CoV-2 - tại nhiều quốc gia đang là vấn đề đáng lưu tâm. Chỉ tính từ đầu tháng 4 tới nay, hàng loạt quốc gia phát hiện các ca nhiễm hai dạng biến thể tái tổ hợp đang được WHO giám sát và theo dõi chặt là XD (kết hợp của biến thể Delta và Omicron) và XE (kết hợp giữa hai biến thể phụ BA.1 và BA.2 của dòng Omicron).
Thái Lan là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á báo cáo về biến thể XE, với ca nghi nhiễm được xác định ngày 2/4.
Tiếp đó là các ca được ghi nhận tại Ấn Độ ngày 6/4 và 9/4. Ngày 8/4, bang New South Wales của Australia thông báo phát hiện các ca nhiễm biến thể Deltacron (kết hợp giữa Delta và Omicron), cũng như các ca nhiễm biến thể tái tổ hợp BA.1 và BA.2 của Omicron, song chưa thể khẳng định có phải là phiên bản XE đã được phát hiện lần đầu ở Anh hay không.
Trong khi đó, Trung Quốc - nước đầu tiên ghi nhận các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên thế giới, thông báo phát hiện 2 ca nhiễm biến thể mới của Omicron có giải trình tự gene không giống với bất kỳ biến thể hiện có nào, một ca có nguồn gốc từ BA.1 và một co có nguồn gốc từ BA.2.
Các nhà khoa học cho biết biến thể tái tổ hợp xảy ra khi có ít nhất hai biến thể khác nhau cùng tác động lên một tế bào và thúc đẩy trao đổi gien giữa chúng. Đây là hiện tượng phổ biến trong các chủng virus corona.
Kịch bản biến thể tái tổ hợp đã từng được Giám đốc y tế của hãng dược phẩm Moderna, Tiến sĩ Paul Burton cảnh báo từ tháng 12/2021. Theo ông, nếu 2 chủng virus cùng lây nhiễm vào một tế bào, chúng có thể hoán đổi ADN và kết hợp với nhau để tạo ra một phiên bản mới của virus SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn.
Quy trình này được các nhà khoa học gọi là “sự kiện tái tổ hợp”. Tiến sĩ Paul Burton cho rằng việc biến thể Omicron và Delta lây lan mạnh ở Anh cuối năm ngoái khiến kịch bản này có khả năng xảy ra cao hơn.
Cho tới nay, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều dạng biến thể tái tổ hợp. Ví dụ tại châu Âu từng xuất hiện một số ca nhiễm biến thể tái tổ hợp giữa biến thể Alpha và B.1.177 (được các nhà khoa học gọi là XA). Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện 26 bệnh nhân COVID-19 ở Nhật Bản nhiễm phiên bản tổ hợp giữa biến thể Delta và Alpha.
Riêng đối với hai biến thể phụ BA.1 và BA.2 của Omicron, các nhà khoa học đã phát hiện ít nhất 6 dạng tái tổ hợp gồm XE, XG, XH, XJ, XK và XL. Trên thực tế, một số biến thể tái tổ hợp xuất hiện, gây ra các ca nhiễm và nhanh chóng biến mất. Hiện WHO đang tiếp tục giám sát hai dạng biến thể tái tổ hợp XE và XD, cả về cách thức hình thành, phát tán, khả năng gây bệnh nặng, mức độ kháng vaccine và đặc biệt là mức độ lây lan so với các biến chủng trước.
XD được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 12/2021 và đến cuối tháng 3, có khoảng 50 mẫu nhiễm biến thể XD đã được tìm thấy ở Pháp, Đan Mạch và Bỉ. Nhà virus học Tom Peacock từ Đại học Hoàng gia London cho biết, đây là thể tái tổ hợp cần theo dõi vì sự lây lan của nó ra nhiều quốc gia và có thành phần của Delta, biến thể gây ra các hệ quả lâm sàng nghiêm trọng hơn.
Trong khi đó, XE được phát hiện lần đầu ở Anh tháng 1/2021 và tới cuối tháng 3, hơn 700 người ở Anh được xác định nhiễm biến thể tái tổ hợp này. Theo WHO, bằng chứng ban đầu cho thấy biến thể XE có khả năng lây lan nhanh hơn cả biến thể Omicron.
Kết quả nghiên cứu sơ bộ của Cơ quan An ninh y tế Vương quốc Anh (UKHSA) cho thấy XE có khả năng lây truyền cao hơn 10% so với biến chủng phụ lây lan nhanh nhất của Omicron là BA.2 (gọi là Omicron tàng hình) và cao hơn 43% so với Omicron "nguyên bản".
WHO tuyên bố trước mắt sẽ giám sát chặt mức độ lây lan của XE và XD, song cho biết chưa có bằng chứng cho thấy đây là các biến thể đáng quan ngại như Alpha, Delta hay Omicron. Riêng dòng XE, dù được dự báo có khả năng lây lan nhanh hơn, song cũng như chưa có bằng chứng cho thấy biến thể này khác biệt về độc lực (khả năng gây bệnh nặng) so với các dòng Omicron khác.
Ông Leo Poon, nhà virus học và Giáo sư Đại học Hong Kong (Trung Quốc), người đã theo dõi và thông báo về sự xuất hiện của các biến thể tái tổ hợp ở Trung Quốc, nhận định cần theo dõi chặt chẽ các phiên bản tái tổ hợp mới, nhưng không nên hoảng sợ vào lúc này.
Tổng Giám đốc Cục Khoa học y tế Thái Lan, Tiến sĩ Supakit Sirilak nêu rõ hiện không có bằng chứng nào cho thấy hai biến thể tái tổ hợp mới nêu trên nguy hiểm hơn các biến thể hiện đang lây lan tại Thái Lan. Giáo sư Susan Hopkins, cố vấn y tế chính của Cơ quan Dịch vụ Y tế quốc gia (NHS) Anh, chỉ ra rằng đến nay vẫn chưa có đủ bằng chứng để đưa ra kết luận về khả năng lây truyền, mức độ nghiêm trọng hoặc hiệu quả của vaccine trước biến thể XE.
Trong khi đó, Giáo sư Gagandeep Kang thuộc Đại học y khoa Christian (Ấn Độ) cũng khẳng định biến thể XE không phải là vấn đề đáng lo ngại bởi "biến thể này không làm cho bệnh trở nặng hơn so với biến thể phụ BA.1 và BA.2 gây ra", đặc biệt là trong bối cảnh người dân đã được tiêm chủng.
Các chuyên gia lưu ý khả năng lây nhiễm biến thể XE có thể gia tăng nhưng không có nghĩa là nó nguy hiểm hơn và các phương pháp điều trị hiện tại có thể sẽ vẫn hiệu quả.
Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO, ông Takeshi Kasai, đánh giá: “Không có khả năng virus sẽ sớm biến mất. Nó sẽ tiếp tục đột biến ". Điều này đã được chứng minh trong thực tế khi từ chủng virus gốc được phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc cuối năm 2019, thêm hàng loạt biến thể đáng quan ngại và đáng quan tâm đã xuất hiện gây ra những đợt bùng phát dịch lớn trên quy mô toàn cầu.
Bởi vậy, vấn đề ở đây không phải là virus vẫn đang tồn tại, tiếp tục biến đổi và gây ra những đợt bùng phát mới, mà là hệ thống có thể kiểm soát bền vững trước các đợt gia tăng lặp lại của COVID-19 trong khi tránh được những gián đoạn đáng kể cho xã hội hay không. Giám đốc phụ trách tình trạng khẩn cấp của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương Babatunde Olowokure cũng cho biết biến thể tái tổ hợp sẽ còn xuất hiện.
WHO cho rằng các quốc gia nên tiếp tục tăng cường lập kế hoạch COVID-19 để ứng phó với các đợt bùng phát và các đột biến, đồng thời sẵn sàng cho bất kỳ đại dịch nào trong tương lai. Cách tốt nhất để chấm dứt tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng là tỷ lệ bao phủ vaccine cao, tăng cường năng lực chăm sóc sức khỏe và duy trì các biện pháp y tế cộng đồng, áp dụng các biện pháp cụ thể hơn ở những nơi có nguy cơ cao như trường học để cho phép hoạt động trở lại. Đảm bảo cân bằng giữa kiểm soát dịch bệnh và phục hồi các hoạt động kinh tế-xã hội là chìa khóa để thế giới trở lại trạng thái bình thường mới trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 vẫn có khả năng "biến hình" khó lường./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Gần 50% số trẻ em ở Hàn Quốc mắc COVID-19
07:56' - 10/04/2022
Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết đến nay, số ca mắc COVID-19 ở nhóm trẻ từ 0-9 tuổi là 1.846.489 ca, chiếm 49,9% dân số nhóm tuổi này.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường việc làm tại Singapore về mức trước đại dịch COVID-19
07:27' - 10/04/2022
Tỷ lệ thất nghiệp tháng 2 của nước này đã quay trở lại mức trước dịch bệnh COVID-19, ngang bằng với mức trung bình hằng quý trong năm 2018 và 2019.
-
Kinh tế tổng hợp
Ngày 9/4: Số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục giảm mạnh
18:09' - 09/04/2022
Tính từ 16h ngày 8/4 đến 16h ngày 9/4, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 34.138 ca mắc COVID-19 ở trong nước, giảm 5.195 ca so với ngày trước đó.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác với dịch COVID-19
14:03' - 09/04/2022
Trong 3 tuần qua, số ca nhiễm, ca nặng và tử vong tại các tỉnh, thành phố có xu hướng giảm từng ngày.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng từ EU trước kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ
14:03'
EU đang đứng trước nguy cơ bùng phát một cuộc chiến thương mại quy mô lớn với Mỹ, sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa châu Âu, bắt đầu từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan lên kế hoạch "chống sốc" trước các "đòn thuế quan" của Mỹ
12:34'
Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) vừa lên tiếng cảnh báo nước này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế “chưa từng có”.
-
Kinh tế Thế giới
Tàu thương mại tìm mọi cách tránh bị tấn công trên Biển Đỏ
12:32'
Nhiều tàu thương mại di chuyển qua Biển Đỏ đang phải liên tục phát đi những thông điệp trên các kênh sóng công cộng với mong muốn có thể tránh trở thành mục tiêu bị tấn công của Houthi.
-
Kinh tế Thế giới
Tin tưởng tương lai tươi sáng của quan hệ song phương
10:44'
Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David B. Shear nhận định quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ đã đạt được những tiến triển to lớn, đánh dấu 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 30% hàng nhập từ Mexico, cảnh báo mở rộng nếu không hợp tác chặt chẽ
09:45'
Trong một sắc lệnh công bố ngày 12/7/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp mức thuế 30% lên hàng hóa nhập khẩu từ Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:20'
Tuần qua có các sự kiện kinh tế thế giới nổi bật như lần đầu Việt Nam tham gia BRICS, Mỹ thông báo mức thuế quan mới đối với hơn 20 quốc gia, Bitcoin lần đầu tiên tăng vượt ngưỡng 118.000 USD/BTC...
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump thông báo áp thuế 30% đối với EU và Mexico
20:19' - 12/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09' - 12/07/2025
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29' - 12/07/2025
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.