Sự bùng nổ của dịch vụ Mobile Money tại châu Phi
Hồi tháng 10/2020, công ty khởi nghiệp Stripe có trụ sở tại Mỹ đã thông báo sẽ mua lại Paystack, một nền tảng thanh toán của Nigeria.
Nhìn bên ngoài, đây chỉ là một trong vô số những giao dịch mua bán – sáp nhập (M&A) khác trong thế giới công nghệ tài chính (fintech).
Nhưng giới quan sát chỉ ra rằng thương vụ Stripe - Paystack cho thấy sức hấp dẫn ngày càng tăng của các thị trường mới nổi, đặc biệt là các thị trường ở châu Phi trong mảng fintech.
Châu Phi từ lâu đã nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư chính phủ và tư nhân. Tuy nhiên, những biến động và bất ổn chính trị, cùng hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển che mờ sự hấp dẫn của khu vực này.
Nhưng hiện thời thế đã thay đổi. Paystack không phải là công ty khởi nghiệp (startup) châu Phi duy nhất lọt vào mắt xanh của các nhà đầu tư nước ngoài.
Chipper Cash - một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại San Francisco cung cấp các khoản thanh toán ngang hàng (P2P) dựa trên thiết bị di động ở 7 quốc gia châu Phi - đã huy động được 30 triệu USD trong vòng kêu gọi vốn có sự tham gia của Ribbit Capital và Bezos Expeditions. WorldRemit, một nền tảng thanh toán xuyên biên giới có trụ sở tại Vương quốc Anh, cũng công bố thương vụ mua lại Sendwave trị giá 500 triệu USD, một nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền kỹ thuật số tập trung ở Đông Phi, vào tháng 8/2020.
Điểm chung của những startup này: Họ đều có những ứng dụng và dịch vụ chuyển tiền – thanh toán qua di động (Mobile Money).
*Tại sao là Mobile Money?
Nói một cách đơn giản, Mobile Money đề cập đến các dịch vụ thanh toán kỹ thuật số nhưng không phải như ví điện tử, cũng không cần có tài khoản ngân hàng để đảm bảo giao dịch. Thay vào đó, một nhà cung cấp viễn thông sẽ thực hiện chức năng của ngân hàng.
Theo một thông kê của tờ Wall Street Journal, gần một nửa trong số 1,04 tỷ tài khoản Mobile Money đã đăng ký trên toàn thế giới là ở châu Phi hạ Sahara.
Mobile Money trở nên phổ biến ở các thị trường mới nổi là có lý do. Một nghiên cứu của công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey ước tính rằng, khoảng 2 tỷ cá nhân và 200 triệu doanh nghiệp nhỏ ở các nền kinh tế mới nổi ngày nay thiếu khả năng tiếp cận với các khoản tiết kiệm và tín dụng chính thức.
Cũng trong nghiên cứu đó, McKinsey cho hay việc áp dụng và sử dụng rộng rãi công nghệ tài chính kỹ thuật số có thể làm tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của tất cả các nền kinh tế mới nổi thêm 6% hay tổng cộng 3.700 tỷ USD vào năm 2025. Điều này tương đương với việc thế giới có thêm một nền kinh tế quy mô như Đức.
*Sự bùng nổ của Mobile Money tại châu Phi
Mobile Money không phải điều gì mới. Ngay từ trước khi đại dịch xảy ra, các nước châu Phi đã đi tiên phong trong ngành công nghiệp này.
Theo McKinsey, khoảng hơn một nửa trong số 282 dịch vụ Mobile Money đang hoạt động trên toàn thế giới nằm ở châu Phi hạ Sahara.
Không thể phủ nhận rằng đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh tốc độ ứng dụng công nghệ Mobile Money một cách đáng kể. Song các chính phủ châu Phi cũng đóng một vai trò lớn: Nhiều nước đã giảm bớt các rào cản đối với việc đăng ký tham gia những dịch vụ này.
Ví dụ được đưa ra là ở Rwanda. Trước khi các lệnh phong tỏa để phòng dịch được áp đặt, Ngân hàng trung ương Rwanda đã chỉ thị cho các hãng viễn thông nới lỏng các hạn chế.
Kết quả là số giao dịch lượng chuyển tiền thông qua dịch vụ Mobile Money tăng gấp đôi trong tuần sau khi lệnh phong tỏa được áp dụng vào tháng 3/2020.
Sang cuối tháng Tư cùng năm, đã có khoảng 3 triệu giao dịch được thực hiện ở Rwanda mỗi tuần, tăng gấp năm lần so với mức trước đại dịch.
Theo sau Rwanda, các chính phủ khác tại châu Phi, từ Kenya đến Zambia, đã nới lỏng các hạn chế và miễn phí giao dịch cho các dịch vụ Mobile Money.
Song giới phân tích cũng lưu ý rằng dù COVID-19 có thể đã đóng vai trò như một chất xúc tác để tăng cường ứng dụng Mobile Money, đại dịch cũng để nhiều tác động tài chính bất lợi.
Như tờ Economist cho biết: “Cuộc khủng hoảng cũng khiến người dân trở nên nghèo hơn. Tại Kenya, nơi Mobile Money đã có một vị thế vững vàng, ngân hàng trung ương báo cáo số lượng giao dịch hàng ngày tuy có tăng 10% nhưng tổng giá trị giao dịch lại giảm 5%.
Dù vậy, Economist cũng lưu ý rằng những tác động này chỉ là tạm thời. Tờ báo nhấn mạnh những thói quen được hình thành trong một cuộc khủng hoảng đôi khi có thể tồn tại lâu dài.
Giới quan sát cho rằng vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển lĩnh vực Mobile Money tại châu Phi. Theo Wall Street Journal, hiện mới chỉ 45% dân số châu Phi có điện thoại di động, so với con số hơn 80% ở châu Âu.
Giờ đây, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã có thể tiếp cận và khai thác lượng người tiêu dùng lớn hơn, sân chơi sẽ mở ra cho các sản phẩm tài chính khác, chẳng hạn như các ưu đãi tiết kiệm và cho vay.
Sự giàu có đến từ các nguồn tài nguyên được tạo ra bởi những cơ sở hạ tầng kỹ thuật số này là không thể phủ nhận. Và cuộc đua để khai thác tốt nhất những nguồn tài nguyên này tại châu Phi đã bắt đầu nóng lên./.
- Từ khóa :
- Mobile Money
- châu phi
- dịch vụ Mobile Money
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Bank of Ireland sẽ đóng cửa 103 chi nhánh từ tháng 9/2021
06:00' - 05/03/2021
Bank of Ireland, một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất ở Ireland đã xác nhận sẽ đóng cửa 103 chi nhánh ở Ireland và Bắc Ireland thuộc Anh bắt đầu từ tháng 9/2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Khẳng định cam kết đồng hành cùng nữ doanh nhân
11:54'
VPBankSME – phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) – đã xuất sắc giành giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất cho doanh nghiệp nữ chủ 2025”.
-
Ngân hàng
Tín dụng tăng mạnh, chạm mốc 17,2 triệu tỷ đồng
10:44'
Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2025, tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt trên 17,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2024, tăng 19,32% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 8/7: Giá USD và NDT giảm tiếp
09:00'
Tỷ giá USD hôm nay 8/7 tại Vietcombank giao dịch ở mức 25.970 VND/USD (mua vào) và 26.330 VND/USD (bán ra), giảm 25 đồng ở cả hai chiều giao dịch.
-
Ngân hàng
Chinh phục thế hệ trẻ, VPBank Prime nhận giải thưởng quốc tế danh giá
17:34' - 07/07/2025
Thương hiệu tài chính VPBank Prime không ngừng mở rộng, khẳng định vị thế trong phân khúc khách hàng trẻ nhờ giải pháp linh hoạt, công nghệ thân thiện và trải nghiệm số hóa toàn diện.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 7/7: Giá ngoại tệ giảm nhẹ trong sáng đầu tuần
08:55' - 07/07/2025
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.995 - 26.355 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 15 đồng ở cả chiều mua và bán so với sáng 4/7.
-
Ngân hàng
Đồng euro tăng giá mạnh đang đe dọa mục tiêu lạm phát
07:38' - 07/07/2025
Từ tháng 1/2025, đồng euro đã tăng giá khoảng 14%, gây ra lo ngại cho nhiều quan chức ECB sau khi lạm phát khu vực chạm mục tiêu 2% trong tháng 6/2025.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể tăng lãi suất vào cuối năm 2025
20:21' - 05/07/2025
Lạm phát tại Nhật Bản đang tăng mạnh một cách đáng ngạc nhiên, làm dấy lên khả năng Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ nâng lãi suất vào cuối năm nay.
-
Ngân hàng
Vietcombank nhận cú đúp giải thưởng quản trị rủi ro tại Asian Banking and Finance Awards 2025
09:41' - 05/07/2025
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa được vinh danh tại Lễ trao giải Asian Banking and Finance Awards 2025 với hai giải thưởng danh giá ở cả phân khúc ngân hàng bán buôn và bán lẻ.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 4/7: Giá mua vào đồng USD vượt mức 26.000 VND/USD
08:54' - 04/07/2025
Tại các ngân hàng thương mại vào lúc 8h25 sáng nay, Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 26.010 - 26.370 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 25 đồng ở cả chiều mua và bán.