Sử dụng hiệu quả vốn ODA trong phát triển hệ thống truyền tải điện
EVNNPT sử dụng hiệu quả vốn ODA phát triển hệ thống truyền tải điện. Ảnh minh họa: TTXVN
Trong nhiều năm qua, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) luôn được Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) sử dụng một cách hiệu quả. Tính đến nay, Tổng công ty này đã tiếp cận số vốn lên tới 2,6 tỷ USD, được các tổ chức tài chính đánh giá cao.
Theo thông tin từ EVNNPT, những ngày đầu thành lập 2008, EVNNPT gặp khó khăn do nhu cầu vốn đầu tư lớn, tương đương 700-800 triệu USD/năm, trong khi năng lực tài chính không đáp ứng các điều kiện vay vốn.
Đại diện lãnh đạo EVNNPT cho hay, Tổng công ty mới ra đời nên chưa có đủ các yếu tố cơ bản ban đầu về các chỉ số tài chính, thời gian hoạt động mà các nhà tài trợ, các ngân hàng cũng như Bộ Tài chính yêu cầu để có thể độc lập đứng ra huy động vốn.
Thêm vào đó, EVNNPT lại đi vào hoạt động trong thời điểm khủng hoảng kinh tế vẫn còn tiếp diễn trên toàn cầu, nguồn tiền của các nhà tài trợ, các tổ chức tín dụng rất hạn chế.
Tuy nhiên, với nỗ lực của EVNNPT, sự hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, sự ủng hộ của các bộ ngành và Chính phủ cùng với sự phối hợp chặt chẽ hiệu quả của các nhà tài trợ chính như Ngân hàng thế giới, ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Tái thiết Đức, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản và Cơ quan phát triển Pháp, Tổng công ty hoạt động hiệu quả, đang từng bước trở thành đơn vị hàng đầu khu vực trong lĩnh vực truyền tải điện.
Tính đến nay, sau 10 năm thành lập, tổng số lũy kế vay vốn ODA đa phương và song phương ký kết theo hiệp định của EVNNPT đã lên tới 2,6 tỷ USD, bao gồm các khoản vay lẫn hỗ trợ kỹ thuật, tăng 3,1 lần so với thời điểm mới thành lập (khoảng 850 triệu USD), chiếm 51% tổng đầu tư của EVNNPT cho hệ thống truyền tải điện giai đoạn 2008-2018, .
Trong đó, đứng đầu về quy mô và tổng số vốn tài trợ là Ngân hàng thế giới với tổng số vốn tài trợ tương đương 1,15 tỷ USD; tiếp đó là Ngân hàng Phát triển châu Á tương đương 944 triệu USD; lần lượt là Ngân hàng Tái thiết Đức 184 triệu USD, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản là 174 triệu USD và Cơ quan phát triển Pháp là 138 triệu USD.
Theo đánh giá của bà Hyunjung Lee, Trưởng dự án, Ngân hàng Phát triển châu Á, qua làm việc với các đơn vị và đi kiểm tra thực địa trạm 500kV Phố Nối, Đường dây 500kV Pleiku – Mỹ Phước – Cầu Bông và Trạm 220kV Phú Mỹ 2 (nay là trạm 220kV Tân Thành), đoàn đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ của EVNNPT trong quá trình triển khai dự án; tất cả các tiểu dự án thuộc cả 2 phân kỳ đều đóng điện đúng tiến độ.
"Các cam kết về chỉ số tài chính: tỷ lệ tự tài trợ, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, môi trường, dân tộc thiểu số; nhân lực và nguồn lực cho công tác tái định cư, chính sách an toàn, báo cáo giám sát an toàn, vấn đề giới, hợp đồng xây lắp, báo cáo tài chính và kiểm toán, vốn đối ứng đều được EVNNPT tuân thủ.", bà Hyunjung Lee nói.
Trạm biến áp 220kV Mỹ Phước. Ảnh: EVNNPT
Đến nay, EVNNPT đang quản lý, vận hành khoảng 24.362 km đường dây truyền tải và 138 trạm biến áp với tổng dung lượng khoảng 76.000 MVA. Hệ thống truyền tải điện liên tục được mở rộng, nâng cấp về quy mô và chất lượng, đáp ứng được yêu cầu vận hành an toàn, liên tục và ổn định, góp phần quan trọng đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân.
Sự phát triển lớn mạnh của hệ thống truyền tải điện quốc gia hiện nay có phần đóng góp lớn lao và ý nghĩa của nguồn vốn ODA.
Báo cáo của Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia cho biết, trong số các Hiệp định vay, hợp tác kinh tế đã ký kết và tiếp nhận, một số khoản vay/hợp tác kinh tế đã hoàn tất, các Hiệp định đã đóng với tổng số vốn tương đương 1,6 tỷ USD.
Nhìn chung, các nhà tài trự đều đánh giá các dự án sử dụng vốn vay ODA của EVNNPT khá hiệu quả với tỷ lệ giải ngân tương đối tốt, cơ bản đáp ứng tiến độ về thu xếp vốn và triển khai các dự án, các mục tiêu đầu ra của các dự án được đảm bảo.
Hiện EVNNPT đang tiếp tục triển khai các Hiệp định vay với tổng số vốn tương đương 1 tỷ USD; trong đó, lớn nhất là nguồn vốn của Ngân hàng thế giới tương đương 500 triệu USD, kế tiếp là Ngân hàng Phát triển châu Á 231 triệu USD; Ngân hàng Tái thiết Đức 78 triệu USD, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản là 109 triệu USD và Cơ quan phát triển Pháp là 90 triệu USD.
Những con số trên phần nào cho thấy vai trò, tầm quan trọng và những đóng góp đáng kể của nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển hệ thống truyền tải điện quốc gia trong 10 năm qua.
Hơn thế nữa, những hợp tác kinh tế không hoàn lại và hợp tác kinh tế cho vay vốn của các nhà tài trợ đã giúp cho EVNNPT tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và tăng cường năng lực trên nhiều mặt./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Đảm bảo vốn cho lưới điện truyền tải
10:04' - 23/08/2018
Đến nay, EVNNPT đã thu xếp vốn đủ cho khoảng 450 dự án với tổng giá trị hơn 95.600 tỷ đồng; trong đó, vốn trong nước hơn 45.600 tỷ đồng, vốn nước ngoài khoảng 50.000 tỷ đồng,
-
Doanh nghiệp
Nâng cao chất lượng vận hành lưới điện
16:54' - 20/08/2018
Điện áp trên lưới 500kV đã ổn định, điện áp vận hành trên lưới 500kV đã tốt hơn nhiều so với các năm trước đây.
-
Phân tích doanh nghiệp
10 năm, EVNNPT đã truyền tải an toàn 1.201,2 tỷ kWh
10:17' - 04/07/2018
Hệ thống Truyền tải điện Quốc gia đã vươn tới tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước và kết nối với lưới truyền tải điện của các nước trong khu vực với công nghệ ngày càng hiện đại.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24'
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13'
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50' - 22/11/2024
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18' - 22/11/2024
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.