Sự phục hồi mong manh và không đồng đều trong Eurozone
Kinh tế khu vực Eurozone đã có dấu hiệu cải thiện và lấy lại tốc độ tăng trưởng của đầu những năm 2000 với mức khoảng 1,8%/năm.
Trong năm 2015, toàn khu vực đã tạo ra 2,2 triệu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 9,4%.
Thặng dư tài khoản vãng lai đạt tương đương 4% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và duy trì nợ công ổn định khoảng 92% GDP.
Một số quốc gia có tỷ lệ nợ công cao như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italy đã ghi nhận những dấu hiệu phục hồi tích cực.
Động lực lớn nhất cho sự phục hồi của khu vực Eurozone là yếu tố nội tại cùng với các chính sách kích thích kinh tế của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thông qua sự tái định hướng chiến lược ưu tiên cho chống giảm phát, thúc đẩy tín dụng và kích thích tiêu dùng.
Bên cạnh đó, xu hướng cải thiện của môi trường bên ngoài như giá dầu giảm, lãi suất thấp và đồng euro yếu đi so với USD cũng đã tác động đến sự phục hồi của khu vực Eurozone.
Tuy nhiên, khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn chưa vượt qua được cuộc đại khủng hoảng 2008 và chưa thể đảm bảo một sự phục hồi mạnh mẽ và bền vững.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do tình hình kinh tế quốc tế có nhiều diễn biến không thuận lợi như kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, các cú sốc trên các thị trường (tài chính, chứng khoán…) ảnh hưởng tiêu cực đến các nước mới nổi.
Cùng với đó, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng rất khiêm tốn quanh mức 0,2%, tình hình tiêu dùng và chỉ số đầu tư toàn khu vực còn ở mức hạn chế khiến các nước phải đối mặt với tình trạng giảm phát.
Bên cạnh đó, sự chậm trễ trong việc đưa ra chính sách kinh tế có thể thích nghi với những cú sốc của năm 2008 và cuộc khủng hoảng nợ công tại Eurozone đã tác động nặng nề đến các doanh nghiệp và làm gia tăng thất nghiệp.
Sự phục hồi chậm chạp của hoạt động tín dụng cũng cho thấy sự yếu kém của lĩnh vực ngân hàng trong tiến trình tái cơ cấu và thể hiện những nguy cơ bất ổn tiềm ẩn trong hệ thống tài chính.
Hơn nữa, Eurozone còn chịu những nguy cơ tiềm ẩn xét về mặt chính trị.
Trong tháng Bảy tới, nếu các chủ nợ và Hy Lạp không đạt được thỏa thuận về khoản nợ 5 tỷ euro thì Hy Lạp có thể lại một lần nữa rơi vào nguy cơ vỡ nợ.
Bên cạnh đó, nguy cơ nước Anh ra khỏi EU, hay còn gọi là kịch bản Brexit, có thể khởi động tiến trình tan rã EU và làm tăng thêm nghi ngờ về tính bền vững của đồng tiền chung châu Âu.
Mặt khác, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy đã hạn chế tiến trình cải cách của nhiều quốc gia thành viên cũng như của cả Eurozone.
Yếu tố quan trọng dẫn tới sự phục hồi mong manh của kinh tế Eurozone là sự khác biệt giữa các quốc gia thành viên khi thực hiện cải cách.
Chính sự khác biệt này cũng tạo ra khoảng cách giữa các nước trong tiến trình phục hồi và khiến khu vực Eurozone khó có thể duy trì được sự phát triển ổn định và lâu dài./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Các ngân hàng Eurozone chuẩn bị cho cú sốc từ "Brexit"
14:27' - 11/05/2016
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa yêu cầu các ngân hàng lớn trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) chuẩn bị sẵn kế hoạch khẩn cấp trong trường hợp xảy ra kịch bản “Brexit”.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Eurozone đang mất dần động lực để tăng trưởng vượt Mỹ
10:29' - 07/05/2016
Theo dự đoán của Markit, trong cả năm nay kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng “ổn định nhưng không ấn tượng” ở mức 1,5%.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng công nghiệp của Eurozone tăng nhanh nhất trong hơn sáu năm
20:19' - 14/03/2016
Sản lượng công nghiệp của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong tháng Một tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn sáu năm,
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát tháng 2 tại Eurozone rơi vào vùng âm
15:38' - 07/03/2016
Bất chấp một loạt biện pháp mà ECB thực hiện nhằm đẩy lùi nguy cơ giảm phát, tỷ lệ lạm phát trong tháng 2/2016 tại Eurozone đã rơi xuống âm 0,2% lần đầu tiên trong 5 tháng qua.
-
Thị trường
Eurozone: Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong hơn bốn năm
06:09' - 04/03/2016
Theo Eurostat, tỷ lệ thất nghiệp của Khu vực sử dụng đồng tiền châu Âu trong tháng 1/2016 giảm xuống 10,3%, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2011).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.