Sự tái cấu trúc phức tạp của chuỗi cung ứng toàn cầu
Theo tạp chí The Economist, ba năm trước, thuật ngữ “cân bằng chậm lại” đã được sử dụng để mô tả tình trạng mong manh của thương mại và thương mại quốc tế.
Sau những năm 1990 và 2000, tốc độ hội nhập kinh tế đã bị đình trệ trong những năm 2010, khi các công ty vật lộn với dư chấn của cuộc khủng hoảng tài chính, cuộc nổi dậy của chủ nghĩa dân túy chống lại biên giới mở và cuộc chiến thương mại của cựu Tổng thống Donald Trump. Luồng hàng hóa và vốn bị đình trệ. Nhiều ông chủ trì hoãn các quyết định lớn về đầu tư ra nước ngoài, nhường chỗ cho thời gian chờ đợi. Không ai biết liệu toàn cầu hóa sẽ đối mặt với một đốm sáng hay sự diệt vong.* An toàn thay vì hiệu quảGiờ đây, sự chờ đợi đã kết thúc, vì đại dịch và căng thẳng ở Ukraine đã kích hoạt một thế hệ tái tưởng tượng về chủ nghĩa tư bản toàn cầu trong các hội đồng quản trị và chính phủ. Ở nhiều nơi trên thế giới, chuỗi cung ứng đang được chuyển đổi.Loại hình toàn cầu hóa mới này dường như đặt yếu tố an ninh (chứ không phải hiệu quả) lên đầu, trong đó ưu tiên kinh doanh đối với những đối tác an toàn, ở những quốc gia “thân thiện”. Điều này có thể tạo ra chủ nghĩa bảo hộ và khiến lạm phát ngày càng trầm trọng hơn. Ngoài ra, nếu các công ty và chính trị gia thể hiện sự kiềm chế, điều đó có thể làm thay đổi nền kinh tế thế giới theo hướng tốt hơn, giữ lợi ích của sự cởi mở trong khi cải thiện khả năng phục hồi.Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, “kim chỉ nam” của toàn cầu hóa là tính hiệu quả. Các công ty đặt sản xuất ở nơi chi phí thấp nhất, trong khi nhà đầu tư triển khai vốn ở nơi lợi nhuận cao nhất. Các chính phủ mong muốn đối xử bình đẳng với các công ty bất kể quốc tịch và thực hiện giao dịch thương mại với các nền kinh tế khác nhau. Trong hơn hai thập kỷ, điều này đã làm nảy sinh các chuỗi giá trị tinh vi, chiếm đến một nửa tổng hoạt động thương mại. Tất cả những điều này đã giúp duy trì môi trường giá thấp cho người tiêu dùng và giúp đưa 1 tỷ người tại các nước đang phát triển thoát khỏi cảnh nghèo cùng cực, bao gồm cả Trung Quốc.Tuy nhiên, khái niệm toàn cầu hóa siêu hiệu quả cũng có vấn đề. Dòng vốn biến động làm mất ổn định thị trường tài chính. Nhiều công nhân cổ xanh ở các nước giàu đã mất trắng. Gần đây, những nỗi lo khác lại lớn dần lên. Đầu tiên, một số chuỗi cung ứng tinh gọn hóa ra không có giá trị tốt như vẻ ngoài của chúng, bởi nhiệm vụ chủ yếu của chúng là giữ chi phí thấp, nhưng khi chuỗi cung ứng bị phá vỡ, nhiều hoạt động có thể bị tê liệt. Sự tắc nghẽn ngày nay đã làm suy giảm ít nhất 1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Các cổ đông và người tiêu dùng đều bị ảnh hưởng vì tình trạng thiếu chip đã khiến hoạt động sản xuất ô tô bị đình trệ. Trong năm 2022, dòng tiền của các nhà sản xuất ô tô đã giảm 80% so với cùng kỳ năm 2021. Tim Cook, chuyên gia về chuỗi cung ứng, Giám đốc điều hành Apple, ước tính những vụ tắc nghẽn có thể làm giảm doanh số bán hàng của Apple tới 8 tỷ USD, tương đương 10% trong quý này.Trong khi đại dịch COVID-19 là một cú sốc, các yếu tố như căng thẳng địa chính trị, thời tiết khắc nghiệt hoặc một loại virus khác đều có thể dễ dàng phá vỡ chuỗi cung ứng trong thập kỷ tới.
Một dấu hiệu cho thấy các công ty đang chuyển từ định hướng hoạt động hiệu quả sang thúc đẩy khả năng phục hồi là lượng hàng tồn kho đề phòng hiện đang tích tụ rất lớn. Đối với 3.000 công ty lớn nhất trên toàn cầu, con số này đã tăng từ 6% lên 9% GDP thế giới kể từ năm 2016. Nhiều công ty đang áp dụng nguồn cung ứng kép và lâu hơn với các hợp đồng có thời hạn. Mô hình đầu tư đa quốc gia đã bị đảo ngược, 69% là từ các công ty con địa phương tái đầu tư tại địa phương, thay vì các công ty mẹ gửi vốn qua biên giới.Điều này lặp lại kịch bản của những năm 1930, khi các công ty toàn cầu phản ứng với chủ nghĩa dân tộc bằng cách làm cho các công ty con ở nước ngoài tự cung tự cấp nhiều hơn.
Các ngành công nghiệp chịu nhiều áp lực nhất đã và đang đổi mới mô hình kinh doanh của họ, được khuyến khích bởi các chính phủ từ châu Âu đến Ấn Độ quan tâm đến “quyền tự chủ chiến lược”.Ngành công nghiệp xe hơi với hãng Tesla của tỷ phú Elon Musk đang tiến tới tích hợp theo chiều dọc, trong đó hãng sẽ kiểm soát mọi thứ từ khai thác nickel đến thiết kế chip.
Các nhà lắp ráp thiết bị điện tử của Đài Loan (Trung Quốc) cũng đã cắt giảm tỷ trọng tài sản của họ tại Trung Quốc từ 50% xuống 35% kể từ năm 2017 do các khách hàng như Apple đa dạng hóa nhu cầu.
Trong lĩnh vực năng lượng, phương Tây đang tìm kiếm thỏa thuận cung cấp dài hạn từ các đồng minh thay vì dựa vào các thị trường giao ngay do các đối thủ thống trị.Đây cũng là lý do khiến phương Tây trở nên thân thiện với Qatar, một nước giàu khí đốt. Năng lượng tái tạo cũng sẽ làm cho thị trường năng lượng mang tính khu vực hơn.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Israel và Ai Cập cung ứng khí đốt “giải cứu” Liên minh châu Âu
05:30' - 21/06/2022
Báo Libération đưa tin Liên minh châu Âu (EU), Israel và Ai Cập vừa ký một thỏa thuận liên quan đến cung cấp khí đốt, cho phép châu Âu giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga.
-
Ô tô xe máy
Các “đại gia” ô tô Nhật Bản đang hỗ trợ đối tác cung ứng ra sao?
18:55' - 16/06/2022
Với lạm phát đang gia tăng trên toàn thế giới, các quản lý cấp cao của Toyota, Nissan và nhiều công ty khác đang cố gắng mở rộng sự trợ giúp khác cho các nhà cung cấp phụ tùng gặp khó khăn.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ khẳng định châu Mỹ cần tăng cường đầu tư cho chuỗi cung ứng
10:45' - 09/06/2022
Ngày 8/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh rằng châu Mỹ cần đầu tư hơn nữa nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng an toàn và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhanh chóng hồi phục chuỗi cung ứng sau những đứt gãy
10:44' - 08/06/2022
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương siết chặt quản lý thị trường, chỉ đạo các hệ thống, các hiệp hội ngành hàng tháo gỡ khó khăn, góp phần giảm đà tăng giá.
-
Doanh nghiệp
Dịch COVID-19 tại Trung Quốc vẫn làm gián đoạn các chuỗi cung ứng
15:39' - 01/06/2022
Hoạt động của các nhà máy ở nhiều nước châu Á từ Nhật Bản tới Malaysia đã giảm trong tháng 5 trong bối cảnh các biện phòng chống dịch COVID-19 của Trung Quốc tiếp tục làm gián đoạn các chuỗi cung ứng.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia sẽ xây dựng chuỗi cung ứng chất bán dẫn linh hoạt
12:29' - 31/05/2022
Theo Bộ trưởng cấp cao kiêm Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp quốc tế Malaysia, việc thiết lập chuỗi cung ứng chất bán dẫn linh hoạt là cần thiết để tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30'
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30'
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.