Sự trỗi dậy về tài chính của Trung Quốc chỉ là vấn đề sớm muộn
Một thập kỷ trước, kỳ vọng về sức mạnh tài chính của Trung Quốc dường như chỉ dừng lại ở những dự đoán lạc quan của một vài chuyên gia kinh tế. Giờ đây mọi thứ đã khác, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang ghi nhận tốc độ gia tăng tiềm lực tài chính mạnh mẽ nhờ vào nỗ lực mở cửa thị trường vốn và quốc tế hóa đồng nhân dân tệ (NDT).
Nhìn vào lịch sử, các cường quốc đều có một điểm chung đó là lợi thế về quy mô. Mặc dù việc sở hữu một thị trường rộng lớn không thể đảm bảo sự thống trị, song một quốc gia có quy mô chắc chắn sẽ được hưởng lợi.
Điều này đã đúng với Mỹ, và bây giờ là Trung Quốc. Ngoài vai trò là một cường quốc kinh tế và thương mại hàng đầu, Trung Quốc đang ngày một vững vàng trên con đường trở thành cường quốc tài chính toàn cầu.
* Một thị trường vốn rộng mở
Đó là diễn biến đã được dự báo trước trong cuốn sách xuất bản hồi năm 2011 của tác giả Arvind Subramanian thuộc trường Đại học Brown (Mỹ). Cuốn sách có tên "Nhật thực: Sống trong cái bóng của sự thống trị kinh tế Trung Quốc" lập luận rằng sự thống trị của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không chỉ sắp xảy đến mà sẽ diễn ra trên quy mô rộng lớn hơn tất cả các ước tính, bao gồm những ảnh hưởng tài chính trong các lĩnh vực mà Trung Quốc sẽ định hình lại.
Dự báo này dường như đang trở thành hiện thực. Một thập kỷ sau khi cuốn sách của tác giả Subramanian ra đời, ảnh hưởng tài chính của Trung Quốc ngày càng rõ rệt. Trong 20 tháng bắt đầu từ ngày 1/4/2019, có đến 364 trái phiếu chính phủ và trái phiếu ngân hàng mang tính chính sách của Trung Quốc (định giá bằng đồng NDT) được đưa vào chỉ số tổng hợp toàn cầu Bloomberg Barclays.
Chỉ số tổng hợp toàn cầu Bloomberg Barclays là một trong ba nhà cung cấp chỉ số trái phiếu chủ chốt trên thế giới. Việc trái phiếu Trung Quốc được đưa vào chỉ số này có nghĩa là các nhà đầu tư theo dõi chỉ số đó có khả năng tham khảo sự phân bổ tài sản của chỉ số để đầu tư vào các trái phiếu bằng đồng NDT, từ đó thúc đẩy càng nhiều nguồn vốn chủ động và thụ động chảy vào thị trường trái phiếu Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên trái phiếu của Chính phủ Trung Quốc được công nhận trong một chỉ số tổng hợp toàn cầu và được coi là một cột mốc quan trọng trong việc mở cửa thị trường tài chính của nước này.
Quý I/2020, JP Morgan đã quyết định đưa trái phiếu Trung Quốc vào rổ những trái phiếu hàng đầu của ngân hàng này, trong khi FTSE Russell cũng cân nhắc làm điều tương tự vào cuối năm nay.
Điều này có nghĩa là trái phiếu Trung Quốc sẽ được đưa vào cả ba bộ chỉ số trái phiếu chính được các nhà đầu tư toàn cầu theo dõi. Khi đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi Chỉ số Toàn cầu hóa của đồng NDT, đo lường tốc độ tăng trưởng của việc sử dụng đồng NDT ở nước ngoài, đã đạt mức cao kỷ lục mới trong năm nay sau ba năm tăng trưởng với tốc độ 40% mỗi năm.
Việc quốc tế hóa nhanh chóng thị trường trái phiếu của Trung Quốc đã thúc đẩy quá trình quốc tế hóa đồng NDT - một quá trình mà Bắc Kinh từ lâu đã hướng đến. Năm 2010, Trung Quốc cho phép các ngân hàng trung ương và các ngân hàng thực hiện thanh toán bù trừ ra nước ngoài bằng đồng NDT được đầu tư vào thị trường trái phiếu liên ngân hàng của Trung Quốc.
Bắc Kinh hồi năm 2014 đã ra mắt chương trình Kết nối chứng khoán Thượng Hải-Hong Kong, là một kênh đầu tư xuyên biên giới kết nối Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Sở giao dịch chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc), và Kết nối Chứng khoán Thâm Quyến-Hong Kong hai năm sau đó.
Cả hai đều kênh này đều sử dụng hệ thống thanh toán bằng đồng NDT hai chiều. Ngoài ra, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) cũng cho phép các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đủ điều kiện tiếp cận thị trường trái phiếu liên ngân hàng Trung Quốc một cách trực tiếp mà không có hạn ngạch hoặc hạn chế kể từ năm 2016.
Năm 2017, Trung Quốc thành lập chương trình Kết nối Trái phiếu Trung Quốc, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường Trung Quốc Đại lục thông qua nền tảng hạ tầng thương mại ở Hong Kong.
Những nỗ lực này đang mang lại kết quả. Theo Financial Times, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 35,3 tỷ USD cổ phiếu Trung Quốc thông qua các chương trình Kết nối chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến với Hong Kong trong giai đoạn từ tháng 1-7/2021, tăng khoảng 49% so với cùng kỳ năm ngoái.
Họ cũng đã nắm giữ hơn 228 tỷ USD cổ phiếu loại A được định giá bằng đồng NDT (là cổ phiếu chứng khoán của các công ty có trụ sở tại Trung Quốc Đại lục, giao dịch trên hai Sàn chứng khoán Trung Quốc là Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải (SSE) và Sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến).
Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài cũng mua vào hơn 75 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Trung Quốc trong năm nay, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái và khoảng 578 tỷ USD trái phiếu Trung Quốc thông qua chương trình Kết nối Trái phiếu Trung Quốc. Tính tổng cộng, các nhà đầu tư nước ngoài hiện nắm giữ 806 tỷ USD cổ phiếu và trái phiếu của Trung Quốc, tăng 40% so với một năm trước đây.
Giới chuyên gia cho rằng môi trường chính sách tiền tệ "cực kỳ nới lỏng" ở Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) trong đại dịch COVID-19 là yếu tố thúc đẩy xu hướng gia tăng mua sắm tài sản Trung Quốc. Một lượng tiền khổng lồ đang chảy ra khỏi Mỹ, EU và Trung Quốc là điểm đến an toàn hơn so với các nền kinh tế mới nổi khác.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa đây là xu hướng ngắn hạn. Kết quả khảo sát của Global Public Investor, được Diễn đàn các định chế tài chính và tiền tệ chính thức công bố, cho thấy có đến 30% số ngân hàng trung ương trên thế giới có kế hoạch tăng tỷ lệ nắm giữ đồng NDT trong vòng 12-24 tháng tới, so với mức chỉ 10% của năm ngoái. Chỉ tính riêng châu Phi, gần 50% số ngân hàng trung ương đang có kế hoạch tăng dự trữ đồng NDT.
Kết quả là tỷ trọng dự trữ ngoại hối toàn cầu của đồng NDT đang trên đà tăng, với tốc độ trung bình hàng năm tương đương khoảng 1 điểm phần trăm trong vòng 5 năm tới. Nghiên cứu của hai tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới Goldman Sachs và Citi đưa ra dự đoán rằng đồng NDT sẽ là một trong số ba đồng tiền hàng đầu thế giới trong vòng một thập kỷ tới.
* Quốc tế hóa đồng NDT và hoàn thiện kênh thanh toán kỹ thuật số xuyên biên giới
Khi Trung Quốc mở cửa thị trường vốn, nước này cũng đang âm thầm thúc đẩy sự phát triển của đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC). CBDC hiện đang được thử nghiệm tại 10 thành phố quan trọng. Điều này đặt PBoC vào một vị thế vượt trội hơn so với đa số các ngân hàng trung ương khác, bởi trong khi có 80% ngân hàng đã bắt đầu thiết kế hệ thống tiền tệ kỹ thuật số, chỉ 16% trong số này đã đi đến bước thí điểm.
Trung Quốc cũng đã và đang phát triển một hệ thống thanh toán kỹ thuật số xuyên biên giới. PBoC đã phối hợp với Cơ quan Tiền tệ Hong Kong, Ngân hàng Trung ương Thái Lan và Ngân hàng Trung ương Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) để khởi động một dự án nghiên cứu đa phương có tên Multiple CBDC Bridge, nhằm khám phá các cách đưa tiền tệ kỹ thuật số vào các giao dịch xuyên biên giới.
Mặc dù CBDC của Trung Quốc hiện đang được định vị như một chứng từ thanh toán bằng tiền mặt, nhưng tiềm năng của đồng tiền này là rất lớn. Trong khi sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc tạo điều kiện để gia tăng dòng chảy thương mại và đầu tư, đồng NDT điện tử sẽ giúp nới rộng việc sử dụng đồng NDT trong các giao dịch xuyên biên giới, từ đó giảm sự phụ thuộc vào mạng lưới SWIFT do Mỹ dẫn đầu và đặt nền tảng cho việc thiết lập một mạng lưới thanh toán tiền tệ kỹ thuật số khu vực thuận tiện hơn do Trung Quốc dẫn đầu.
Và quan trọng nhất, đồng NDT kỹ thuật số chắc chắn sẽ giúp Trung Quốc quốc tế hóa khoản nợ nội địa trị giá hàng nghìn tỷ USD, từ đó tạo ra một thị trường khổng lồ để quốc tế hóa đồng NDT.
Có thể nói, mặc dù đang phải đối mặt với nhiều thách thức, song sự trỗi dậy về tài chính của Trung Quốc là vấn đề sớm muộn. Và dự đoán của chuyên gia Subramanian đã trải qua một thập kỷ cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, sự trỗi dậy này sẽ xảy ra nhanh hơn và toàn diện hơn tất cả những gì mà hầu hết các nhà quan sát từng dự báo./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Thị trường việc làm Trung Quốc ổn định trong bảy tháng qua
16:17' - 16/08/2021
Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) ngày 16/8 cho biết, thị trường việc làm của nước này nhìn chung vẫn ổn định trong tháng 7/2021.
-
Kinh tế Thế giới
PBoC bơm hàng tỷ NDT vào hệ thống tài chính Trung Quốc
13:31' - 16/08/2021
PBoC cho biết, hoạt động cho vay nhằm “đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh khoản của các tổ chức tài chính" trong khi vẫn giữ các điều kiện cho vay ở mức hợp lý
-
Thị trường
Trung Quốc thành khách hàng lớn nhất mua LNG của Australia
11:11' - 16/08/2021
Xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Australia sang nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cao kỷ lục, đưa Trung Quốc lần đầu tiên trở thành khách hàng mua LNG lớn nhất của “xứ Chuột túi”.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc giảm tốc
10:21' - 16/08/2021
Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tháng Bảy tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn nhiều so với mức tăng 8,3% của tháng Sáu và mức dự đoán 7,8% theo khảo sát của Reuters.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà đầu tư có nên thận trọng khi rót tiền vào các công ty Trung Quốc?
05:30' - 16/08/2021
Các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút bởi các công ty Trung Quốc mới "chào sàn" vào thời điểm mối quan tâm đối với cổ phiếu Trung Quốc đang ở mức cao nhất mọi thời đại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
21:05' - 05/04/2025
Chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi quốc gia và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump sa thải Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ
14:28' - 05/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/4 đã đình chỉ chức vụ của Tướng Timothy Haugh - Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) kiêm Chỉ huy Bộ Tư lệnh An ninh mạng Mỹ (USCYBERCOM).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hoa Kỳ thông báo về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm
05:24' - 05/04/2025
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thông báo trên mạng xã hội Truth Social về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Thế giới
Fed và ECB có thể sớm hạ lãi suất
21:58' - 04/04/2025
Thuế đối ứng của Mỹ buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải bắt đầu hạ lãi suất từ cuối năm nay, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất ngay trong tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kiên quyết đáp trả biện pháp thuế quan của Mỹ
21:30' - 04/04/2025
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố thực thi các biện pháp thuế quan mới, nhiều bộ, ban ngành của Trung Quốc đã phản đối và khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả cứng rắn.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ gợi ý Trung Quốc bán Tiktok để được giảm thuế
19:19' - 04/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/4 gợi ý rằng Tiktok có thể trở thành một phần của thỏa thuận rộng hơn với Trung Quốc bằng cách trao đổi giữa thỏa thuận mua Tiktok với việc giảm thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông báo áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
18:15' - 04/04/2025
Trang mạng tiếng Anh của Tân Hoa xã ngày 4/4 đưa tin nước này sẽ áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế ô tô của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất Nhật Bản thiệt hại hàng chục tỷ USD
17:40' - 04/04/2025
Mỹ đã áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào nước này vào ngày 3/4. Các chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến ngành ô tô và nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Người tiêu dùng châu Âu hưởng lợi từ thuế quan của Mỹ?
17:35' - 04/04/2025
Thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng trên diện rộng, với mức cao hơn nhiều so với dự đoán, đã gây ra làn sóng phản đối toàn cầu.