Sửa đổi Luật thuế thu nhập cá nhân thích ứng với sự thay đổi của nền kinh tế
Ngày 14/3, tại Hội thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân - Đảm bảo công bằng, thúc đẩy tăng trưởng tổ chức chiều 14/3, các chuyên gia kinh tế cho rằng, theo biến động tình hình kinh tế - xã hội trong thời gian qua cần sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân hướng đến đảm bảo công bằng, tăng nguồn thu ngân sách và thích ứng với sự thay đổi của nền kinh tế để phù hợp với điều kiện và mức sống.
Theo đó, thuế thu nhập cá nhân không chỉ là công cụ điều tiết thu nhập mà còn là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng. Trong bối cảnh hiện nay, cải cách thuế thu nhập cá nhân cần hướng đến mục tiêu công bằng, hiệu quả, giảm gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời tạo động lực cho tăng trưởng...Bên cạnh đó, việc sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân sẽ cần xem xét nhiều yếu tố như mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội; ngưỡng thu nhập chịu thuế từ kinh doanh; thuế suất lũy tiến và khoảng cách giữa các bậc thuế; chính sách ưu đãi thuế với nhân lực chất lượng cao; điều chỉnh thuế đối với các nguồn thu nhập mới phát sinh.
Theo ông Lê Xuân Trường - Trưởng khoa Thuế, Học viện Tài chính, giãn cách của biểu thuế hiện nay quá dày, điều tiết không hợp lý giữa những người có thu nhập khác nhau, đặc biệt đối với người có thu nhập trung bình. Vì vậy, cần phải điều chỉnh lại giãn cách giữa các bậc và nghiên cứu điều chỉnh giảm thuế suất cao nhất để phù hợp. Nếu giảm thuế suất cao nhất có thể thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ông Phan Hữu Nghị - Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính (Đại học Kinh tế Quốc dân) bày tỏ, xu hướng cải cách thuế thu nhập cá nhân hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam đang hướng đến ba mục tiêu chính là giảm gánh nặng thuế cho người lao động, đảm bảo tính công bằng theo chiều dọc do thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu và mở rộng cơ sở thuế để thích ứng với chuyển đổi số và toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, một mục tiêu quan trọng nữa là thúc đẩy động lực phát triển kinh tế, hướng tới tăng trưởng bền vững. Theo ông Phan Hữu Nghị, thuế thu nhập cá nhân là một trong 9 loại thuế của Việt Nam hiện nay. Năm 2024, sắc thuế này đóng góp hơn 198 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 10%) vào tổng thu ngân sách nhà nước. Tỷ trọng thu thuế trên tổng thu ngày một tăng đã góp phần điều tiết thu nhập tạo công bằng. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng cùng với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội, thuế thu nhập cá nhân bộc bộ những hạn chế cần chỉnh sửa bổ sung. Ông Phan Hữu Nghị chỉ ra, dữ liệu thuế thu nhập cá nhân và thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2020 - 2024 cho thấy, mức thu thuế tăng nhanh hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người. Cụ thể, tổng thu thuế tăng 72% (từ 115 nghìn tỷ đồng lên 198 nghìn tỷ đồng), trong khi thu nhập bình quân đầu người chỉ tăng 30,2%. Lạm phát trung bình hàng năm dao động từ 0,81 - 4,16%, khiến mức tăng thực tế của thu nhập thấp hơn con số danh nghĩa. Tổng lạm phát cộng dồn khoảng 12,58%, khiến sức mua thực tế của người dân không tăng tương ứng với mức tăng thu nhập. Trong khi đó, tổng thu thuế thu nhập cá nhân vẫn tăng liên tục, tạo áp lực tài chính, đặc biệt với người có thu nhập trung bình. Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Thuế cho rằng, cần nghiên cứu kết hợp nâng mức giảm trừ gia cảnh với giãn khoảng cách giữa các bậc thuế, nghiên cứu bỏ thuế suất 35%. Đồng thời, nghiên cứu giảm thuế đối với một số lĩnh vực cần khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao để đảm bảo những người có thu nhập khác nhau đều được giảm điều tiết về thuế, đảm bảo bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế. Ông Phan Hữu Nghị góp ý, nên giảm số bậc thuế từ 7 bậc xuống còn 5 bậc, đồng thời mở rộng khoảng cách giữa các bậc. Ngoài ra, thuế suất cao nhất có thể điều chỉnh về mức hợp lý hơn, khoảng 25% thay vì 35% như hiện nay. Cùng với đó, mức giảm trừ gia cảnh hiện nay đã lỗi thời so với mức sống thực tế, không phản ánh đúng chi phí sinh hoạt của người lao động. Do đó, cần điều chỉnh mức giảm trừ này dựa trên các yếu tố kinh tế như CPI, thu nhập bình quân đầu người và mức lương tối thiểu. Luật Thuế thu nhập cá nhân được Quốc hội thông qua năm 2007 và áp dụng từ 2009, nhưng quá trình thực thi đã bộc lộ bất cập, dẫn đến các điều chỉnh quan trọng. Năm 2012, mức giảm trừ gia cảnh tăng từ 4 triệu đồng lên 9 triệu đồng/tháng với cá nhân và từ 1,6 triệu đồng lên 3,6 triệu đồng/tháng với người phụ thuộc nhằm phản ánh mức sống và lạm phát. Năm 2020, mức này tiếp tục tăng lên 11 triệu đồng và 4,4 triệu đồng/tháng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và lạm phát.Tin liên quan
-
Tài chính
Cục Thuế hỗ trợ hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
17:49' - 04/03/2025
Cục Thuế đã nghiên cứu, xây dựng chức năng “Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân gợi ý” trên các ứng dụng Thuế điện tử của ngành thuế.
-
Tài chính
Đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế thu nhập cá nhân
15:01' - 21/02/2025
Bộ Tài chính sẽ hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế) để trình Chính phủ xem xét quyết định trước khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Czech có nguy cơ mất hàng tỷ USD do chính sách thuế quan của Mỹ
09:08' - 28/04/2025
Chuyên gia Marek ước tính cuộc chiến thương mại có thể gây thiệt hại khoảng 60 tỷ CZK (hơn 2,7 tỷ USD) cho kinh tế Czech trong năm 2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB dự kiến sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2025
14:22' - 27/04/2025
ECB dự kiến sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2025
-
Tài chính & Ngân hàng
Ba "ông lớn" ngân hàng số Hàn Quốc tăng tốc mở rộng toàn cầu
07:40' - 27/04/2025
Hiện nay, các ngân hàng chỉ hoạt động trên Internet của Hàn Quốc đang chuyển hướng tập trung vượt ra ngoài sự tăng trưởng trong nước, hướng đến thị trường toàn cầu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tuần tăng giá đầu tiên của đồng USD kể từ giữa tháng 3/2025
15:05' - 26/04/2025
Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 25/4), đồng USD tăng khoảng 0,07% so với rổ tiền tệ chủ chốt, hướng tới mức tăng nhẹ trong tuần – đà tăng lần đầu tiên sau hơn một tháng đi xuống.
-
Tài chính & Ngân hàng
BoK có thể cắt giảm 1 điểm % lãi suất để hỗ trợ tiêu dùng nội địa
08:22' - 26/04/2025
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) dự kiến đến cuối năm 2025 sẽ hạ lãi suất cơ bản xuống mức 1,75%, tức giảm 1 điểm phần trăm từ mức 2,75% hiện nay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Động thái “gỡ rào” lĩnh vực tiền điện tử cho các ngân hàng Mỹ
12:17' - 25/04/2025
Các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ ngày 24/5 thông báo thu hồi một số văn bản hướng dẫn trước đây, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải thận trọng khi tham gia các hoạt động liên quan đến tiền điện tử.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Châu Á còn dư địa nới lỏng tiền tệ ứng phó thuế quan Mỹ
07:28' - 25/04/2025
Trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới được công bố, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ chậm lại, xuống còn khoảng 3,9% vào năm 2025 và 4% vào năm 2026.
-
Tài chính & Ngân hàng
Những dấu hiệu khiến ECB có thể tiếp tục phải hạ lãi suất
22:25' - 24/04/2025
Thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), ông Olli Rehn nhận định ngân hàng có thể cần phải hạ lãi suất hơn nữa.
-
Tài chính & Ngân hàng
Anh điều chỉnh phát hành trái phiếu để tăng vay nợ công
07:38' - 24/04/2025
Việc điều chỉnh phát hành mới nhất của DMO là để ứng phó với dữ liệu chính thức trong ngày 23/4 của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) cho thấy thâm hụt của chính phủ là 151,9 tỷ bảng.