Sức nóng từ Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả
Hiện nay, hàng giả, hàng kém chất lượng ngày càng len lỏi ở mọi ngõ ngách trong cuộc sống, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chân chính và quyền lợi chính đáng người tiêu dùng. Thực trạng thật-giả lẫn lộn ngày càng tinh vi khiến sử dụng mắt thường khó có thể nhận biết. Điều này đã tạo cản trở trong cuộc chiến chống nạn sản xuất, kinh doanh hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ.
Trước thực trạng này, việc mở cửa Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả định kỳ hàng tháng của Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) tại 62 Tràng Tiền-Hà Nội được ví như “công cụ” hiệu quả trong kiểm soát, ngăn chặn xử lý sản phẩm giả. Qua đó, hạn chế mức thấp nhất khả năng lưu thông hàng lậu, hàng giả trên thị trường.
Theo Tổng cục Quản lý thị trường, tính riêng 4 tháng đầu năm 2023, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 4.712 hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; xử phạt vi phạm hành chính trên 43,3 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm trên 45,5 tỷ đồng.
Thực tế, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang là một trong những hình thức gian lận thương mại phổ biến tại Việt Nam. Nguyên nhân do vị trí địa lý Việt Nam khá thuận lợi, đường biên giới dài, giáp ranh với nhiều quốc gia.
Mặt khác, người tiêu dùng còn dễ bằng lòng với hàng hoá nên vô tình tiếp tay cho đối tượng có cơ hội sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bà Vũ Thị Minh Ngọc, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính (Tổng cục Quản lý thị trường) cho biết, việc phòng, chống và ngăn chặn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm của quản lý thị trường.
Song song với kiểm tra, kiểm soát, lực lượng quản lý thị trường cũng phối hợp với hải quan, biên phòng, công an... tiến hành kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm trong lĩnh vực hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Ngoài ra, việc thường xuyên tổ chức trưng bày hàng giả - hàng thật với đa dạng chuyên đề hàng hóa, Tổng cục Quản lý thị trường đã giúp người tiêu dùng nhận diện cơ bản hàng giả - hàng thật, giảm thiểu rủi ro khi mua sắm.
Là người có sở thích sưu tầm các loại sâm, ông Nguyễn Đức Tuấn ở phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng bày tỏ, chỉ cần gõ “sâm Ngọc Linh”, hàng loạt thông tin từ củ tươi, củ khô, lá sâm đến cả rượu và sản phẩm chiết xuất từ sâm đều hiện ra đa dạng nguồn cung cấp.
Chính vì vậy, thị trường không khác nào ma trận, nếu người tiêu dùng không nắm bắt được kiến thức cơ bản về phân biệt hàng giả - hàng thật và rất dễ rơi vào cảnh tiền mất tật mang.
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, có tới hơn 90% sản phẩm sâm Ngọc Linh được giới thiệu, chào bán trên thị trường. Do đó, nếu không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng thì tuyệt đối đó không phải là sâm được trồng trên đỉnh Ngọc Linh.
Hơn nữa, sâm được trồng ở các tỉnh Lai Châu, Sapa (Lào Cai) hay được trồng ở Lào, Vân Nam (Trung Quốc)... được cơ sở kinh doanh thu mua hô biến, hoán đổi thành sâm Ngọc Linh (Kon Tum) để bán giá cao hơn, đánh lừa người tiêu dùng.
Trước đó, Tổng cục Quản lý thị trường đã tổ chức trưng bày với chuyên đề “Nhận diện hóa - mỹ phẩm trên thị trường” với hơn 500 sản phẩm của hơn 30 nhãn hiệu. Hầu hết là dầu gội đầu, sữa tắm, nước hoa, thực phẩm chức năng, sản phẩm dưỡng da, làm đẹp… đã được lực lượng quản lý thị trường phát hiện và thu giữ.
Thường xuyên tham quan phòng trưng bày mỗi khi có đợt tổ chức chuyên đề, chị Nguyễn Hồng Hạnh, ở quận Đống Đa, Hà Nội cho hay: Nhiều sản phẩm giả được làm rất công phu, tỉ mỉ. Nếu không có sản phẩm thật để so sánh rất khó để phân biệt và dễ mua phải hàng giả, hàng vi phạm.
Lĩnh hội nhiều thông tin bổ ích từ quản lý thị trường, người tiêu dùng chú ý hơn khi lựa chọn, sử dụng sản phẩm nhập khẩu, nhất là tem nhập khẩu và thận trọng khi mua hàng xách tay giao bán trên mạng xã hội.
Hàng chục chương trình đã được tổ chức, trưng bày hàng nghìn sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ cao và được ưa chuộng trên thị trường nhằm giúp người tiêu dùng nhận diện hàng giả và giảm rủi ro trong mua sắm.
Đánh giá cao ý nghĩa thiết thực và hiệu quả của Phòng trưng bày, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam cho biết, Phòng Trưng bày mang ý nghĩa thiết thực giúp người tiêu dùng nhận biết dấu hiệu thật, giả, từ đó trở thành người tiêu dùng thông thái, nói không với việc lựa chọn mua, sử dụng sản phẩm giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
“Qua nhiều lần tổ chức, Phòng Trưng bày đã giúp nâng cao nhận thức người tiêu dùng trong việc mua sắm sản phẩm chính hãng, rõ nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, người dân, cơ quan quản lý nhà nước trong việc ngăn chặn, phát hiện, xử lý hàng giả, hạn chế mức thấp nhất khả năng lưu thông trên thị trường”, ông Nguyễn Mạnh Hùng ghi nhận.
Theo ông Nguyễn Trần Tiến - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thời trang Yody, Phòng Trưng bày khẳng định sự đồng hành của Chính phủ, lực lượng chức năng nói chung và của quản lý thị trường nói riêng với cộng đồng doanh nghiệp trong việc bảo vệ thương hiệu, quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, doanh nghiệp.
Ông Trần Hữu Linh- Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường nhấn mạnh, Phòng Trưng bày nhận diện hàng giả- hàng thật ngoài việc giúp người tiêu dùng phân biệt dấu hiệu hàng thật, hàng giả còn tạo mối liên kết chặt chẽ trong ngăn chặn, phát hiện, xử lý sản phẩm hàng giả, hàng vi phạm, hạn chế mức thấp nhất khả năng lưu thông trên thị trường.
Bên cạnh đó, qua đây còn thông tin về địa chỉ bán sản phẩm uy tín, chính hãng cũng được cung cấp cho người tiêu dùng để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái của một số sản phẩm.Cũng theo ông Trần Hữu Linh, nhằm đẩy lùi tệ nạn hàng giả, hàng nhái, ngoài việc tiếp tục tổ chức Phòng Trưng bày nhận diện hàng giả-hàng thật, lực lượng sẽ tăng cường phổ biến pháp luật.
Điều này giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng hóa kém chất lượng. Đồng thời, khuyến khích người dân phát hiện, tố giác cho cơ quan chức năng kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm.
Tổng cục Quản lý thị trường đang trình Chính phủ Đề án nâng cao năng lực của cơ quan quản lý thị trường trong xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính.
Nếu được phê duyệt, Đề án sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng quản lý thị trường trong thực thi nhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và gian lận thương mại./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Trải nghiệm Tuần lễ nhận diện đúng sách và đồ chơi trẻ em
09:28' - 01/06/2023
Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Tuần lễ nhận diện sách giáo dục và đồ chơi an toàn cho trẻ em” nhân dịp Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.
-
DN cần biết
Làm sao để nhận diện đúng sâm Ngọc Linh trên thị trường?
12:20' - 12/04/2023
Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện đúng Sâm Ngọc Linh trên thị trường nhằm giúp người tiêu dùng, khách tham quan nhận diện, phân biệt sâm Ngọc Linh trồng tại tỉnh Kon Tum và một số loại sâm khác.
-
Thị trường
Nhận diện hàng thật hàng giả: Quản lý thị trường đi cùng nhịp sống
18:13' - 10/10/2022
Nhân kỷ niệm 4 năm thành lập, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả, hàng vi phạm với chủ đề “Quản lý thị trường đi cùng nhịp sống” tại Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Các thương hiệu xa xỉ lại bỏ khuyến mãi sâu trên nền tảng thương mại điện tử Tmall
18:02' - 09/05/2025
Các thương hiệu xa xỉ như Balenciaga, Versace và Valentino đang giảm bớt hoặc loại bỏ các chương trình khuyến mãi sâu trên nền tảng thương mại điện tử Tmall ở Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng nhưng tăng mạnh giá
17:10' - 09/05/2025
Xuất khẩu hồ tiêu những tháng đầu năm 2025 giảm về lượng nhưng tăng mạnh về giá trị nhờ giá xuất khẩu tăng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tiếp tục tăng do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt
15:37' - 09/05/2025
Giá dầu tăng phiên chiều 9/5, tiếp nối mức tăng khoảng 3% của phiên trước, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - hai nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới - có dấu hiệu hạ nhiệt.
-
Hàng hoá
MXV: Giá dầu thô tăng mạnh bất ngờ
10:43' - 09/05/2025
Toàn thị trường hàng hóa đang trong xu hướng tăng giá nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường năng lượng: giá dầu bật tăng hơn 3%, nông sản, giá đậu tương cũng có nhiều yếu tố tích cực.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng gần 3% nhờ kỳ vọng đột phá trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung
07:38' - 09/05/2025
Giá dầu thế giới tăng mạnh khoảng 3% trong phiên giao dịch ngày 8/5, được hỗ trợ bởi hy vọng về bước tiến mới trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Hàng hoá
“Phụ phẩm vàng” Việt Nam chính thức xuất khẩu sang Trung Quốc
20:49' - 08/05/2025
Việt Nam ký Nghị định thư xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang Trung Quốc, mở ra cơ hội biến phụ phẩm nông nghiệp thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực có giá trị cao.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhẹ nhờ kỳ vọng vào đàm phán thương mại Mỹ-Trung
16:56' - 08/05/2025
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch chiều 8/5 bởi hy vọng đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - hai quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới - có thể đạt được bước đột phá.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu yến thô thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc
15:53' - 08/05/2025
Ngày 8/5, Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định thư về xuất khẩu tổ yến từ Việt Nam sang Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh tăng hơn 36%
15:36' - 08/05/2025
Tính chung 4 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đạt 444.885 tỷ đồng và tăng 20% so với cùng kỳ.