Tái cấu trúc dòng vốn để doanh nghiệp không phụ thuộc vào ngân hàng
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch và đối mặt với áp lực suy giảm cầu toàn cầu, việc củng cố và mở rộng nguồn vốn cho khu vực kinh tế tư nhân - lực lượng được xác định là động lực tăng trưởng quan trọng nhất - trở thành một yêu cầu cấp thiết.
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và Nghị quyết số 198/2025/QH15 của Quốc hội về “Một số cơ chế chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân” không chỉ là những "tuyên ngôn chính sách", mà còn là cơ sở pháp lý để thúc đẩy hành lang thể chế và thị trường cho doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, hiện thực hóa những định hướng đó đòi hỏi nhiều hơn những cam kết, hành động cụ thể, đồng bộ và quyết liệt.
Thêm kênh dẫn vốn Một thực trạng dễ nhận thấy trong cấu trúc tài chính của doanh nghiệp Việt Nam là sự phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng. Đây là một điểm yếu cố hữu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ - nhóm chiếm tới 97% số doanh nghiệp đang hoạt động.Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch HĐQT Công ty xếp hạng đánh giá tín nhiệm FiinGroup, chỉ rõ: “Các doanh nghiệp đang quá lệ thuộc vào ngành ngân hàng. Trên thị trường chứng khoán, bất động sản hay các quỹ..., nhà đầu tư tổ chức vẫn rất yếu. Đây là điểm mấu chốt để khai thông dòng vốn dài hạn cho khu vực tư nhân”. Theo ông Thuân, muốn đa dạng hóa, phải có sản phẩm tài chính mới ngoài ngân hàng. Sự phụ thuộc này không chỉ giới hạn sự sáng tạo về mặt tài chính, mà còn khiến doanh nghiệp dễ bị tổn thương khi thị trường tín dụng thắt chặt hoặc lãi suất tăng cao.
Giải pháp được ông Thuân đề xuất là phát triển các sản phẩm tài chính thay thế, như trái phiếu doanh nghiệp, tín dụng xanh và đặc biệt là hệ thống chấm điểm tín nhiệm độc lập. Đây là những công cụ đã chứng minh hiệu quả ở các thị trường phát triển, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn không chỉ từ ngân hàng mà còn từ thị trường vốn, nhà đầu tư tổ chức, quỹ đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, để làm được điều đó, môi trường pháp lý phải đi trước một bước, minh bạch và có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư. Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp - lực lượng tiên phong trong đổi mới sáng tạo nhưng cũng là nhóm dễ bị tổn thương nhất, TS Nguyễn Đình Thắng - nguyên Chủ tịch ngân hàng thương mại, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, nhận định: “Gần như 100% hoạt động khởi nghiệp hiện nay đến từ khu vực tư nhân, nhưng thiếu cơ chế hỗ trợ rõ ràng, nhất là về vốn và tài sản thế chấp”. Ông cho rằng Nhà nước cần vào cuộc, không chỉ bằng chính sách ưu đãi, mà còn đóng vai trò “khách hàng lớn”, đặt hàng sản phẩm của doanh nghiệp nội địa. Nếu không có sự hỗ trợ này, các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ khó cạnh tranh với các "ông lớn" nước ngoài. Đồng thời, việc làm chủ công nghệ nền tảng là vô cùng quan trọng, cần có chính sách đặc biệt để khuyến khích phát triển công nghệ lõi, đặc biệt là các sản phẩm "Make in Vietnam". Chưa dừng ở đó, thủ tục pháp lý kéo dài đang tạo rào cản khiến dòng vốn chậm được đưa vào sản xuất, đầu tư. Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã mô tả quy trình đầu tư sử dụng đất hiện nay là “rất phức tạp, liên quan ít nhất 15 thủ tục lớn và nhiều thủ tục nhỏ, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều chính quyền các cấp, kéo dài nhiều năm, làm gia tăng rủi ro cho kế hoạch kinh doanh”. Kết quả khảo sát của VCCI cho thấy 74% doanh nghiệp phải trì hoãn hoặc hủy bỏ dự án do vướng thủ tục hành chính, đặc biệt là đất đai. Bên cạnh đó, 67% doanh nghiệp cho rằng thời gian giải quyết dài hơn so với quy định. Điều này cho thấy, nếu không cải cách triệt để thể chế và hành chính, mọi nỗ lực hỗ trợ tài chính sẽ bị triệt tiêu ngay từ đầu nguồn. Cần cú hích thể chế Trong bối cảnh nhiều cải cách pháp lý cần thời gian, Quốc hội đã chủ động ban hành Nghị quyết số 198 với hiệu lực tức thời. TS Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho biết: “Đây là nghị quyết quy phạm hiếm hoi được thông qua chỉ sau 10 ngày kể từ khi có Nghị quyết 68, áp dụng ngay nhằm rút ngắn độ trễ chính sách”.Nội dung Nghị quyết 198 rất thực chất, từ hỗ trợ lãi suất cho tín dụng xanh, quy định rõ về tần suất thanh tra doanh nghiệp, đến việc miễn thuế ba năm và miễn phí phần mềm kế toán cho doanh nghiệp nhỏ. Những chính sách này nếu được thực thi hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp an tâm hơn khi mở rộng hoạt động.Tuy nhiên, như ông Hiếu cảnh báo: "Nghị quyết không tự thành công được, mà phải được thực thi quyết liệt, sớm và mạnh mẽ”. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc thực chất của toàn bộ bộ máy hành chính, từ Trung ương đến địa phương.
Ông Nguyễn Bá Hùng, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng ADB, thẳng thắn cho rằng: “Cái khó của doanh nghiệp không phải là chi phí cao, mà là thủ tục phức tạp, thời gian xử lý không rõ ràng”. Đầu tư và sản xuất là những hoạt động cần có kế hoạch trung và dài hạn. Do đó, môi trường kinh doanh phải ổn định và có tính dự báo cáo. Ông Hùng kiến nghị các cơ quan quản lý cần có cam kết thời gian xử lý hồ sơ hành chính rõ ràng, hoặc mặc định chấp thuận nếu quá thời hạn, là một giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả, giúp giảm thiểu rủi ro bất định và nâng cao tính minh bạch. TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược, bổ sung góc nhìn từ thực tiễn: “Cải cách cần bắt đầu từ những điều cụ thể nhất, như chia sẻ dữ liệu giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội... để giảm chi phí thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp”. Đây là những cải cách tưởng như nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa rất lớn, đặc biệt với các doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc quy mô nhỏ. Tuy các chính sách hỗ trợ đang được thúc đẩy mạnh mẽ, nhưng chính doanh nghiệp cũng cần tự đổi mới, thích nghi. TS Phan Đức Hiếu cho rằng: “Nếu không tự nâng cao năng lực, doanh nghiệp sẽ bị đào thải khi thị trường mở rộng và cạnh tranh gia tăng”. Rõ ràng, để tạo đòn bẩy cho kinh tế tư nhân, không chỉ cần mở thêm kênh dẫn vốn, phát triển thị trường vốn lành mạnh, mà còn cần khơi thông những ách tắc pháp lý, cải cách thể chế và xây dựng môi trường chính sách minh bạch. Khi chính sách được triển khai nhất quán, thể chế hành chính được cải cách triệt để và doanh nghiệp chủ động đổi mới, thì vốn sẽ không chỉ chảy mạnh hơn mà còn bền vững hơn.Tin liên quan
-
Ngân hàng
OCB phát hành cổ phiếu thưởng, tăng vốn điều lệ thêm gần 2.000 tỷ đồng
20:11' - 22/05/2025
OCB dự kiến phát hành hơn 197,2 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tương ứng tỷ lệ thực hiện quyền 100:8.
-
Chứng khoán
VPBankS đón vốn ngoại kỷ lục
18:56' - 22/05/2025
Nguồn vốn huy động được sẽ giúp VPBankS đẩy mạnh năng lực tài chính, mở rộng các hoạt động kinh doanh như môi giới chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp và phát triển dịch vụ tài chính số.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận chế tài ngăn chặn “vốn ảo”, “doanh nghiệp ma”
09:01' - 20/05/2025
Ngày 20/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; luật doanh nghiệp nhằm ngăn chặn “vốn ảo”, “doanh nghiệp ma”.
-
Ngân hàng
HSBC tài trợ khoản vay hợp vốn xanh trị giá 3.750 tỷ đồng cho Gamuda Land
18:10' - 19/05/2025
Trong giao dịch này, HSBC Việt Nam đóng vai trò là Thành viên Điều phối, Thành viên Đầu mối Dàn xếp cấp tín dụng chính, Thành viên Đồng Điều phối khoản vay xanh và Đầu mối cấp Tín dụng hợp vốn.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
USD bật tăng, tiền số lập đỉnh mới
11:33'
Đồng bạc xanh kết thúc tuần với mức tăng khoảng 0,65%, bất chấp những phiên dao động mạnh do ảnh hưởng từ dữ liệu lạm phát và các phát biểu trái chiều từ giới chức Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Ngân hàng
Nga đưa đồng ruble kỹ thuật số vào lưu thông
08:11'
Mới đây, Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga) đã thông qua luật về việc đưa đồng ruble kỹ thuật số vào lưu thông, cũng như mã QR phổ quát để thanh toán hàng hóa và dịch vụ.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 18/7: Điều chỉnh nhẹ với đồng USD và NDT
08:59' - 18/07/2025
Tỷ giá USD hôm nay tại Vietcombank giảm nhẹ 10 đồng ở cả hai chiều giao dịch xuống còn 25.970 - 26.330 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 17/7: Giá USD tăng nhẹ
08:33' - 17/07/2025
Tỷ giá USD tại Vietcombank và BIDV cùng tiếp tục tăng nhẹ thêm 20 đồng ở cả hai chiều giao dịch, niêm yết ở mức 25.980 - 26.340 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Barclays bị phạt 42 triệu bảng do không kiểm soát rửa tiền
17:28' - 16/07/2025
Cơ quan Quản lý tài chính Anh (FCA) đã phạt ngân hàng Barclays 42 triệu bảng (56,23 triệu USD) vì không quản lý đúng mức các rủi ro rửa tiền trong hai trường hợp.
-
Ngân hàng
Bắt tay cùng FIDT, VPBankS nâng tầm giải pháp quản lý tài sản tại Việt Nam
11:28' - 16/07/2025
VPBankS và FIDT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, mở ra hướng đi mới trong việc phát triển các giải pháp tài chính cá nhân chuyên sâu.
-
Ngân hàng
Tổng thống Trump tăng sức ép lên Chủ tịch Fed
10:29' - 16/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/7 cho biết Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent có thể là một ứng cử viên để thay thế Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 16/7: Giá USD và NDT điều chỉnh trái chiều
09:11' - 16/07/2025
Tỷ giá USD tại Vietcombank và BIDV cùng nhích tăng nhẹ 10 đồng ở cả hai chiều giao dịch, lên thành 25.960 - 26.320 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh
08:11' - 16/07/2025
Đẩy mạnh kinh tế số, tăng cường hỗ trợ hộ kinh doanh và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang trở thành lĩnh vực ưu tiên của ngành ngân hàng.