Tại sao các ngân hàng lãi lớn khi nền kinh tế đang gặp khó khăn?
Số phận của nền kinh tế và các ngân hàng thường gắn chặt với nhau. Khi kinh tế khó khăn, ngân hàng sẽ đối mặt với nguy cơ không thu hồi được nợ. Mùa Hè năm vừa rồi là khoảng thời gian dịch COVID-19 tạm lắng và hoạt động kinh tế phục hồi.
Đến mùa Đông, số ca mắc COVID-19 mới tăng lên và nhiều nước phải thực hiện các đợt phong tỏa vốn gây nhiều tổn hại cho hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, theo các số liệu được công bố trong khoảng thời gian từ 5 - 20/1, lợi nhuận của các ngân hàng lại giảm vào mùa Hè và tăng trong quý IV/2020. Tại sao lại có diễn biến như vậy?
Theo tạp chí The Economist của Anh, một lý do giải thích cho điều này là các quầy giao dịch và bộ phận ngân hàng đầu tư ở đa số các ngân hàng lớn đều hoạt động tốt, nhờ làn sóng phát hành lần đầu ra công chúng và thị trường chứng khoán bùng nổ. Phần lớn doanh thu tại các ngân hàng có lợi nhuận rất cao đến từ hoạt động ngân hàng đầu tư và mua bán.
Như Goldman Sachs đã kiếm được 4,5 tỷ USD trong quý IV/2020, chiếm một nửa lợi nhuận của họ trong cả năm 2020.
Lợi nhuận từ hoạt động ngân hàng đầu tư của JPMorgan Chase trong quý cuối cùng của năm 2020 cũng tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, đưa tổng lợi nhuận trong cùng giai đoạn đạt mức kỷ lục 12,1 tỷ USD.
Điều đáng chú ý là hoạt động kinh doanh của mảng ngân hàng thương mại và tiêu dùng cũng tỏ ra khá tốt. Đây là một câu hỏi hóc búa về vấn đề kế toán. Khi kỳ vọng trả nợ giảm, các ngân hàng phải giảm giá trị các tài sản của mình, ghi sổ sách như là khoản thua lỗ.
Do đó, nhiều ngân hàng báo cáo lợi nhuận thấp (một số trường hợp là lỗ) trong quý II và quý III, mặc dù người đi vay hầu hết đều trả các khoản vay của họ. Tuy nhiên, dù các khoản nợ không trả đúng kỳ hạn vẫn tăng lên trong quý IV/2020, các ngân hàng lại có niềm hy vọng mới - dưới hình thức một loại vaccine ngừa COVID-19.
Phục hồi kinh tế đồn nghĩa là việc trả nợ được đảm bảo. Vì vậy, các ngân hàng lớn nhất của Mỹ - Bank of America, Citigroup, JPMorgan và Wells Fargo - đã đánh giá lại sổ sách cho vay của mình một cách thuận lợi. Tháng 9/2020, JPMorgan dự kiến 33,6 tỷ USD trong danh mục cho vay trị giá 1.000 tỷ USD của mình sẽ không thu hồi được.
Cuối tháng 12 cùng năm, chưa đến 1,1 tỷ USD bị xóa trên sổ sách. Nhưng hiện ngân hàng này cho rằng sẽ thu hồi được khoảng 1,8 tỷ USD nợ mà trước đó họ đã dự kiến mất. Việc tránh được các khoản lỗ dự kiến này làm tăng thêm lợi nhuận.
Đây là một thắng lợi đối với những người đã nỗ lực giúp cho các ngân hàng hoạt động an toàn hơn trong cả thập kỷ qua. Trước đây, lợi nhuận của các ngân hàng đầu tư gắn với nền kinh tế hơn nhờ vào các danh mục tài sản béo bở như chứng khoán có thế chấp.
Bây giờ, các ngân hàng phải nắm giữ rất nhiều vốn dự phòng cho các tài sản dễ biến động. Khi thị trường dao động mạnh trong năm ngoái, các ngân hàng hưởng mặt lợi (doanh thu giao dịch tăng mạnh), mà không phải chịu mặt tiêu cực (khoản mất đi của các tài sản dễ biến động).
Nhưng mùa thu nhập này cũng cho thấy những quy tắc hợp lý có thể trở nên méo mó như thế nào trong những thời điểm kỳ lạ. Các ngân hàng thường quan tâm đến thu hút tiền gửi của khách hàng, vốn là nguồn tài chính giá rẻ. Ngân hàng càng có nhiều tiền gửi thì càng có thể cho vay nhiều hơn.
Trong năm qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thực hiện nới lỏng tiền tệ, bơm một lượng lớn tiền mặt vào hệ thống ngân hàng và khiến lượng tiền gửi tăng vọt. Trong năm 2020, JPMorgan có thêm khoảng 580 tỷ USD, Bank of America thêm 360 tỷ USD tiền gửi. Một nhà phân tích gọi những “núi” tiền gửi trên là “sự bối rối về tiền bạc đối với ngành công nghiệp này”.
Các quy định hậu khủng hoảng tài chính khiến số tiền này trở thành một vấn đề, không phải là một chiến thắng. Nhu cầu vay vẫn thấp, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi trên toàn hệ thống ngân hàng đã giảm mạnh, từ 94% năm 2008 xuống còn 64% vào năm ngoái.
Kết quả là một số ngân hàng đang cố gắng không nhận tiền gửi. Ông Jamie Dimon, Chủ tịch JPMorgan, nói với các nhà đầu tư rằng ngân hàng này đã yêu cầu một số khách hàng doanh nghiệp lớn của mình chuyển tiền đi, qua giúp lượng tiền gửi tại ngân hàng này giảm khoảng 200 tỷ USD. Trong khi đó bà Jennifer Piepszak, Giám đốc tài chính của JPMorgan, nói ngân hàng này sẽ “tránh nhận các khoản tiền gửi mới”.
Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã cho thấy tính vững chắc của hệ thống tài chính, nhưng cũng bộc lộ những điều kỳ cục của hệ thống này./.
- Từ khóa :
- covid 19
- kinh tế mỹ
- Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ: FED cam kết duy trì lãi suất cho vay thấp để hỗ trợ phục hồi kinh tế
07:50' - 28/01/2021
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết FED sẽ duy trì mức lãi suất cho vay ở mức gần 0% và cam kết tiếp tục tăng cường mua trái phiếu chính phủ
-
Ngân hàng
FED khai mạc cuộc họp chính sách đầu tiên trong năm 2021
10:23' - 27/01/2021
Ngày 26/1, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) của Mỹ đã bắt đầu cuộc họp chính sách đầu tiên trong năm 2021 với tầm nhìn về quỹ đạo phục hồi kinh tế của nước này.
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed sắp tổ chức cuộc họp chính sách đầu tiên dưới thời tân Tổng thống Mỹ
14:26' - 24/01/2021
Dù đã bước sang năm mới với chính quyền mới trong Nhà Trắng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn phải đối mặt với loạt thách thức chưa từng có trong việc đưa kinh tế Mỹ phục hồi sau đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Fed dự đoán người dân Mỹ chi tiêu mạnh sau đại dịch
12:09' - 15/01/2021
Ngày 14/1, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết người dân Mỹ sẽ tăng chi tiêu nhiều hơn sau đại dịch COVID-19, song khẳng định điều này không làm lạm phát tăng.
-
Tài chính
Điều chỉnh đối với chương trình mua trái phiếu của Fed phụ thuộc nền kinh tế
14:39' - 07/01/2021
Các quan chức Fed nhất trí cam kết duy trì chương trình mua trái phiếu cho đến khi có những tiến bộ đáng kể hướng tới các mục tiêu về kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu tăng tốc cuộc cách mạng năng lượng để giảm phụ thuộc vào Nga
05:30'
Kế hoạch RePowerEU của được kỳ vọng sẽ cho phép Liên minh châu Âu (EU) giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga trong dài hạn và giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước EU không đạt được thỏa thuận về lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga
20:41' - 20/05/2022
Các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã không đạt được thỏa thuận về lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga, được coi là phần cốt lõi của gói trừng phạt thứ sáu do khối này đề xuất hồi đầu tháng Năm.
-
Kinh tế Thế giới
Máy bay quân sự Mỹ hạ cánh "bất thường" xuống sân bay Nhật Bản
18:15' - 20/05/2022
Truyền thông địa phương ngày 20/5 đưa tin một máy bay vận tải Osprey của quân đội Mỹ đã "hạ cánh bất thường" tại một sân bay ở tỉnh Kagoshima, Tây Nam của Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc nối lại việc cấp thị thực du lịch ngắn hạn từ ngày 1/6
17:57' - 20/05/2022
Bộ Tư pháp Hàn Quốc nêu rõ quyết định này nhằm thu hút thêm du khách nước ngoài để thúc đẩy tiêu dùng trong nước và tiếp thêm động lực cho các ngành liên quan.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia và Singapore hợp tác xây dựng cảng container quốc tế
15:45' - 20/05/2022
Khu công nghiệp (KCN) Kendal rộng 2.700 ha ở tỉnh Trung Java - liên doanh giữa Indonesia và Singapore - đang trong quá trình mở rộng với kế hoạch xây dựng một cảng container quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cắt giảm lãi suất tham chiếu do tác động của dịch COVID-19
14:57' - 20/05/2022
Trung Quốc ngày 20/5 thông báo sẽ cắt giảm lãi suất chủ chốt nhằm “hỗ trợ” những người mua nhà và các nhà phát triển bất động sản đang mắc nợ.
-
Kinh tế Thế giới
G7 thành lập liên minh vì an ninh lương thực toàn cầu
09:09' - 20/05/2022
Các Bộ trưởng phát triển G7 đã quyết định thành lập liên minh vì an ninh lương thực toàn cầu nhằm hỗ trợ thế giới chống lại cuộc khủng hoảng lương thực đang rình rập.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đàm phán mua dầu mỏ của Nga để tăng dự trữ chiến lược
06:50' - 20/05/2022
Ngày 19/5, hãng Bloomberg dẫn nguồn thạo tin tiết lộ Trung Quốc đang đàm phán với Nga để mua nguồn cung dầu bổ sung cho kho dự trữ chiến lược.
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine tiếp tục hợp tác với Nga về xuất khẩu khí đốt như thế nào?
06:30' - 20/05/2022
Đường ống dẫn khí đốt mang nguồn năng lượng này từ Nga đến châu Âu thông qua Ukraine tiếp tục mang lại lợi ích cho Ukraine, bất chấp cuộc xung đột của nước này với Nga.