Tạm dừng miễn visa cho công dân Hàn Quốc từ 0 giờ ngày 29/2
Sáng 28/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) chủ trì cuộc họp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng cho biết, trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ công tác kiểm soát dịch bệnh COVID-19. Trước tình hình trên thế giới diễn biến phức tạp, đặc biệt tại Hàn Quốc, Iran, Italia và một số nước khác, để đảm bảo hiệu quả công tác ngăn chặn dịch bùng phát, lây lan ở Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ sức khỏe của người dân, cộng đồng; giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đối với kinh tế, xã hội. Do đó, Chính phủ Việt Nam tạm dừng miễn thị thực đối với công dân Hàn Quốc vào Việt Nam từ 0 giờ, ngày 29/2/2020. "Theo đó, công dân Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam với thị thực phù hợp do Việt Nam cấp. Đây là biện pháp tạm thời, phù hợp trong giai đoạn diễn biến dịch bệnh phức tạp", Thứ trưởng Tô Anh Dũng nêu rõ. Cũng theo Thứ trưởng Tô Anh Dũng, đối với người nước ngoài đi từ các vùng có dịch nhập cảnh vào Việt Nam, đặc biệt từ Iran, Italia sẽ tiến hành cách ly 14 ngày theo quy định, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe và tránh lây lan dịch bệnh vào Việt Nam. Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn, những ngày gần đây, số lượng người đi trên các chuyến bay qua lại giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang giảm mạnh. Do đó, nhiều hãng hàng không trong nước đang cân nhắc việc tạm dừng bay cho đến khi có thông báo lại.Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục kiểm soát chặt chẽ đường biên giới, người nhập cảnh; thực hiện các biện pháp ngăn chặn quyết liệt nhằm phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng điều trị và dập dịch triệt để.
Từ ngày 13/2 đến nay, Việt Nam chưa xuất hiện ca nhiễm mới. Tuy nhiên, với tình trạng dịch lây lan ra cộng đồng trên toàn cầu như cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, Phó Thủ tướng yêu cầu luôn sẵn sàng, bình tĩnh ứng phó khi có nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng. "Chúng ta chủ động hơn nhưng tuyệt đối không chủ quan", Phó Thủ tướng khẳng định. Cũng tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo thống nhất xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ, nâng mức cảnh báo, ngăn ngừa dịch bệnh đối với Hàn Quốc, Iran, Italy - coi 3 quốc gia này nằm trong vùng dịch.Cụ thể, đối với Hàn Quốc, Việt Nam sẽ tạm dừng chế độ miễn visa từ 0 giờ ngày 29/2; bên cạnh đó áp dụng biện pháp cách ly y tế tất cả những người bay từ Hàn Quốc về hoặc bay từ nơi khác về Việt Nam nhưng quá cảnh ở Hàn Quốc trong vòng 14 ngày.
Các địa phương có sân bay quốc tế là đầu mối tiếp nhận người Việt Nam từ vùng có dịch về nước; đồng thời phát huy vai trò của các quân khu và các tỉnh có công dân từ vùng dịch về nước có trách nhiệm phối hợp tiếp nhận và tổ chức cách ly y tế.
Theo đó, việc cách ly y tế tập trung đảm bảo yêu cầu tuyệt đối an toàn về vệ sinh dịch tễ trong các khu tập trung (mật độ, phân bố diện rộng theo hướng dẫn Bộ Y tế, lực lượng quân y); phân loại các đối tượng cách ly theo các mức độ nguy cơ lây nhiễm khác nhau để có biện pháp phù hợp, không cứng nhắc. Bên cạnh đó, Bộ Công an thông báo thông tin các trường hợp công dân Việt Nam về nước cho các địa phương; đồng thời phối hợp với các gia đình xác định thông tin thân nhân.Trên cơ sở đó, các lực lượng chức năng có giải pháp sàng lọc, giám sát, thực hiện nghiêm các cam kết trong việc cách ly y tế, ngăn ngừa dịch bệnh. Đối với các công dân Hàn Quốc vào Việt Nam làm việc, đại diện doanh nghiệp, tổ chức đứng ra xác nhận thông tin, ràng buộc trách nhiệm.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến 9 giờ, ngày 28/2, thế giới ghi nhận 83.047 trường hợp mắc COVID-19 tại 51 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó tại Trung Quốc có 78.824 trường hợp mắc tại 31/31 tỉnh, thành phố.
Tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ khác ngoài Trung Quốc ghi nhận 4.223 trường hợp mắc gồm: Nhật Bản 912 trường hợp (tàu Diamon Princess 705), Hàn Quốc 2.022, Singapore 93, Iran 245, Italia 655, Hồng Kông (Trung Quốc) 92, Mỹ 60, Đức 48, Kuwait 43, Thái Lan 40, Bahrain 33, Đài Loan (Trung Quốc) 32, Pháp 38, Tây Ban Nha 23, Australia 23, Malaysia 22, Việt Nam 16, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất 19, Anh 15, Ma Cao (Trung Quốc) 10, Canada 14, Iraq 7, Thuỵ Điển 7, Thuỵ Sĩ 6, Oman 6, Croatia 3, Philippin 3, Ấn Độ 3, Áo 3, Hy Lạp 3, Isarel 3, Lebanon 3, Phần Lan 2, Nga 2, Pakistan 2, Nepal 1, Sri Lanka 1, Campuchia 1, Bỉ 1, Ai Cập 1, Afghanistan 1, Algeria 1, Brazil 1, Hy Lạp 1, Macedonia 1, Georgia 1, Na Uy 1, Romania 1, Đan Mạch 1, Estonia 1.
Về số tử vong ghi nhận 2.814 trường hợp, trong đó tại Trung Quốc đại lục 2.758, Hàn Quốc 13, Iran 26, Nhật Bản 8 (trong đó tàu Diamon Princess 4), Philippin 1, Hồng Kông (Trung Quốc) 2, Italia 14, Pháp 1, Đài Loan (Trung Quốc) 1./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Ứng phó với dịch COVID-19: Tránh "bỏ trứng vào một giỏ"
13:55' - 28/02/2020
Trước bối cảnh chuỗi giá trị toàn cầu bị ảnh hưởng từ dịch COVID-19, một số chuyên gia khuyến khích doanh nghiệp đa dạng hóa, đa phương hóa thị trường, tránh "bỏ trứng vào một giỏ".
-
Kinh tế Việt Nam
Các tổ chức quốc tế đánh giá cao Việt Nam trong phòng, chống dịch COVID-19
13:27' - 28/02/2020
Đại diện Tổ chức Y tế thế giới và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ tại Việt Nam đánh giá cao Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 với các giải pháp hiệu quả.
-
Kinh tế Thế giới
IMF và WB sẵn sàng cung cấp khoản hỗ trợ khẩn ngăn chặn dịch COVID-19
12:55' - 28/02/2020
IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) sẵn sàng cung cấp các khoản hỗ trợ khẩn cấp ngay lập tức cho những nước cần để chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Việc tinh gọn bộ máy cần tiến hành toàn diện và đồng bộ
08:30'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp tốt được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi
08:20'
Để khuyến khích nông dân mở rộng thêm diện tích sản xuất được cấp mã số vùng trồng trong năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục tăng cường hỗ trợ nông dân, hợp tác xã
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Cuộc cách mạng lớn bắt đầu từ việc cụ thể
08:14'
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ việc tinh gọn bộ máy chính trị phải bắt đầu từ những việc rất cụ thể, rất chi tiết và rất thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
08:06'
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 25/11, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44' - 24/11/2024
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55' - 24/11/2024
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.