Tầm nhìn mở rộng cho APEC sau năm 2020
Trong khi đầu tư, thương mại cởi mở và tự do sẽ không bao giờ đạt được, các nhà lãnh đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) có thể tự hào về những tiến bộ kể từ năm 1989.
Một phần lớn thương mại hàng hoá sẽ không phải đối mặt với những rào cản thương mại hoặc rất thấp, sự tiến bộ đáng kể đã được thực hiện nhằm làm giảm hạn chế về thương mại dịch vụ trong khi hầu hết các lĩnh vực hiện đang mở cửa cho đầu tư quốc tế.
Nhìn xa hơn, các nhà lãnh đạo APEC có thể vượt qua chính sách thương mại. Họ có thể nhớ lại các mục tiêu rộng hơn ở khu vực tại cuộc họp đầu tiên vào năm 1993.
Những mục tiêu này bao gồm phát triển chính sách hợp tác để đối phó với những thách thức đang nổi lên, trong đó có nhu cầu bảo vệ môi trường, thúc đẩy khả năng kết nối tốt hơn và phát triển nguồn nhân lực.
Trong số này, họ có thể thiết lập các mục tiêu thực tế nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách quan trọng nhất và đem lại hiệu quả cho hợp tác tự nguyện giữa các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.
Nóng lên toàn cầu là thách thức kinh tế cấp bách nhất đối với khu vực. APEC có thể đã tin tưởng Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, nơi mô hình tự nguyện của APEC giúp giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và chuyên môn giữa các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương có thể giúp đẩy nhanh việc nắm bắt những cơ hội công nghệ mới để giảm lượng khí thải. Ví dụ, một số nền kinh tế khu vực có thể khuyến khích những nền kinh tế khác thiết lập các mục tiêu giảm dần khí thải, trong khi mức sống tiếp tục tăng.
Những tiến bộ về công nghệ thông tin, người máy và trí tuệ nhân tạo sẽ dẫn đến những điều chỉnh cơ cấu sâu rộng và những thay đổi trong thị trường lao động.
Những công nghệ mới này là một cơ hội, chứ không phải là một mối đe dọa. APEC, phối hợp với Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), nên nghĩ đến công nghệ mới có thể cách mạng hóa khả năng của các cá nhân như thế nào, bắt đầu ngay từ khi còn rất trẻ, để tiếp thu và sử dụng các kỹ năng mới.
Việc các thể chế có thể tận dụng tối đa công nghệ mới cũng sẽ là cần thiết để cải thiện thể chất, thể chế và khả năng kết nối con người ở các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.
Những lợi ích tiềm năng từ khả năng kết nối là lớn hơn nhiều so với bất kỳ tự do hóa thương mại nào ở một số ít sản phẩm vẫn còn chịu những rào cản nặng nề bởi các hàng rào thương mại truyền thống.
APEC đang giúp xác định những cơ hội làm cho thương mại quốc tế rẻ hơn, dễ dàng hơn và nhanh hơn bằng cách cải thiện các chính sách và thể chế. Tác động lên những cơ hội này sẽ đòi hỏi nguồn lực tài chính.
Kết nối chất lượng cao ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ cần hàng nghìn tỷ USD đầu tư cho cơ sở hạ tầng kinh tế. Đầu tư như vậy sẽ cần được hỗ trợ với nhiều triệu USD chi tiêu phát triển nguồn nhân lực và thể chế, để đảm bảo việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng là khả thi và hợp lý.
Tỷ suất lợi tức cho các khoản đầu tư vào con người và thể chế là cao. Chính phủ của tất cả các nền kinh tế, thậm chí ngay cả những nước nghèo nhất, nên sẵn sàng thực hiện những khoản đầu tư như vậy - các ngân hàng phát triển có nguồn lực để giúp hình thành và tài trợ cho các khoản đầu tư quan trọng trong việc xây dựng năng lực.
Các chính phủ cũng cần phải dẫn đầu trong đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế và đặc biệt trong hàng hóa công. Nhưng cả chính phủ lẫn ngân hàng phát triển đều không có đủ nguồn lực để tài trợ cho giai đoạn xây dựng của tất cả các dự án cơ sở hạ tầng kinh tế cần thiết. Điều cần thiết là phải tìm cách thu hút đầu tư của khu vực tư nhân trên một quy mô lớn.
Các khoản tiết kiệm của khu vực tư nhân luôn có sẵn - hàng nghìn tỷ USD được các nhà đầu tư thể chế nắm giữ, nhưng chỉ có một phần rất nhỏ được đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Rủi ro đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng lâu nay được xem là quá cao ở hầu hết các nền kinh tế, đặc biệt ở những nước đang phát triển.
Vì vậy, cái gọi là quan hệ đối tác công-tư (PPP) đã được thương lượng để tài trợ cho xây dựng, nhưng kinh nghiệm đó đã chứng minh là gây thất vọng do tỷ lệ rủi ro cao đối với các chính phủ, các chi phí tài chính tăng cao và không có khả năng chi trả phí sử dụng.
Không nên mong đợi đầu tư tư nhân tốn kém nhưng hiệu quả vào cơ sở hạ tầng kinh tế, cho đến khi các dự án hoạt động hiệu quả và rủi ro dự án được hạ thấp.
Tiền lệ được tạo ra bởi InfraCo Asia (một công ty được tài trợ vốn từ Chính phủ Anh, Thụy Sỹ và Australia với mục tiêu cung cấp tài chính phát triển cơ sở hạ tầng) cho thấy rằng việc tham gia với đội ngũ chuyên gia giỏi, những người hiểu các chu kỳ dự án, chính sách công và những yêu cầu thương mại có thể huy động đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng kinh tế với chi phí hợp lý.
Việc nắm bắt những cơ hội như vậy không có nghĩa là bỏ qua đầu tư, thương mại tự do và cởi mở. Nhưng APEC không nên để mình bị sa lầy trong cuộc đàm phán về thương mại đối với một vài thứ hàng hóa nhạy cảm.
Hợp tác tự nguyện giữa các chính phủ châu Á-Thái Bình Dương có thể giúp hiện thực hóa nhiều cơ hội quan trọng mà Kế hoạch Thực hiện Lộ trình Cạnh tranh Dịch vụ của APEC tạo ra. Ví dụ, nó có thể phát triển và hỗ trợ công nghệ thông tin liên lạc một cách sáng tạo và để giúp tạo ra một môi trường công nghệ thông tin toàn cầu, an toàn và đáng tin cậy.
Thay vì thiết lập một mục tiêu không thể đạt được cho giấc mơ đầu tư, thương mại tự do và cởi mở, APEC có thể thiết lập các mục tiêu đầy tham vọng nhưng thực tế ở trung hạn. Ví dụ, chúng ta có thể thực hiện một Thẻ Du khách Thường xuyên APEC (AFTC), dựa trên sự thành công của Thẻ Doanh nhân APEC.
Bắt đầu thí điểm ở các nền kinh tế tiên phong, chương trình du khách đáng tin cậy này có thể được mở rộng đáng kể, với những mục tiêu thực tế, cho các giai đoạn đến năm 2020 và năm 2025.
Xem thêm:
>> Thực hiện Mục tiêu Bogor: Đích đến vẫn còn xa?
>> Thúc đẩy hoàn thành Mục tiêu Bogor: Ưu tiên của Năm APEC 2017
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Chuyên gia Nga bình luận về việc Việt Nam đăng cai tổ chức Năm APEC 2017
08:55' - 22/09/2017
Theo ông Grigory Trofimchuk, Phó Chủ tịch Hội đồng Chuyên gia của Quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học “Ý tưởng Á-Âu”, Việt Nam xứng đáng được đứng ra tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh APEC-2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác trong tương lai để kết nối các doanh nghiệp của các nền kinh tế APEC
19:27' - 15/09/2017
Với chủ đề năm APEC 2017 “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, Tuần lễ Hội nghị Bộ trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa lần 24 và các cuộc họp liên quan diễn ra ở Tp. Hồ Chí Minh đã khép lại.
-
DN cần biết
APEC 2017: Tuyên bố chung về thúc đẩy khởi nghiệp ở khu vực APEC
19:37' - 12/09/2017
Nội dung tuyên bố chung tập trung vào việc tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp của APEC một cách hiệu quả nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Tiếp cận của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa với kinh tế số
16:21' - 12/09/2017
Ngày 12/9, Hội thảo APEC về tiếp cận của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) với kinh tế số đã diễn ra tại Tp Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Startup Việt “trình làng”
15:23' - 12/09/2017
Trong khuôn khổ Diễn đàn Khởi nghiệp APEC 2017, gần 40 dự án khởi nghiệp (Startup) ở Việt Nam đã tham gia thuyết trình nhằm tìm kiếm nhà đầu tư và khách hàng tiềm năng.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Giải pháp hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
14:28' - 11/09/2017
Ngày 11/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Diễn đàn “Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính trong thời đại kỹ thuật số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này